Chính sách kinh tế địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

2.2 Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương

2.2.3 Chính sách kinh tế địa phương

2.2.3.1 Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của BRVT chuyển dịch rất chậm do tỷ trọng gần như tuyệt đối của công

nghiệp trong GDP ngay từ khi mới thành lập tỉnh. Trong 10 năm 2002-2011, tỷ trọng công nghiệp trong GDP giảm 0,6 điểm phần trăm, tỷ trọng nông nghiệp tăng 1,4 điểm phần trăm, tỷ trọng dịch vụ giảm 0,8 điểm phần trăm. Nếu không tính ngành khai thác (chủ yếu là dầu thô), sự sụt giảm của dịch vụ trong GDP càng rõ hơn. Trong khi tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng đến 18,5 điểm phần trăm thì dịch vụ giảm 17,2 điểm phần trăm, từ 37,23% năm 2002 còn 20% năm 2011. (Xem Hình 2.4)

Hình 2.3 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế tỉnh BRVT

Nguồn: NGTK tỉnh BRVT (2002-2011)

Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Tỉnh thấp nhất Vùng KTTĐPN (Xem Bảng 2.2). Trong GDP dịch vụ, tỷ trọng du lịch và vận tải của Tỉnh tuy vẫn còn khiêm tốn, nhưng đã là cao nhất so với các tỉnh trong Vùng.

Bảng 2.2 Tỷ trọng dịch vụ trong GDP các tỉnh Vùng KTTĐPN năm 2011

Đơn vị tính: %

Tỉnh, thành phố Tỷ trọng Dịch vụ/ GDP

Tỷ trọng Du lịch/ Dịch vụ

Tỷ trọng Vận tải/ Dịch vụ BRVT 10,64 7,51 30,98 TP.HCM 57,80 5,83 13,30 Đồng Nai 35,20 6,78 8,19 Bình Dương 33,69 6,79 14,18 Bình Phước 27,36 6,54 6,45 Tây Ninh 26,92 2,94 3,13 Long An 29,20 2,61 3,32 Tiền Giang 24,95 7,06 4,90

Cơ cấu lao động của Tỉnh chuyển dịch cùng xu hướng với cả nước và Vùng KTTĐPN là

tăng dần tỷ trọng lao động trong khu vực năng suất cao. Tuy nhiên, cơ cấu lao động của Tỉnh không chuyển dịch cùng xu hướng với cơ cấu GDP. Trong 10 năm 2002-2011, tỷ trọng lao động công nghiệp tăng từ 19,36% lên 26,35%; khu vực dịch vụ từ 21,3% lên 34,24%; khu vực nông nghiệp giảm từ 59,34% xuống 39,41%.

Hình 2.4 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Nguồn: NGTK tỉnh BRVT

NSLĐ24 tỉnh BRVT đã tăng từ 75 triệu đồng lên 96,57 triệu đồng/lao động/năm trong giai đoạn 2002 – 2011. Tốc độ tăng năng suất rất chậm, bình quân 3,2% mỗi năm.

Hình 2.5 Năng suất lao động tỉnh BRVT phân theo khu vực kinh tế (giá so sánh 1994)

Nguồn: NGTK tỉnh BRVT (2002-2011) và CTK tỉnh BRVT

24 NSLĐ được tính bằng cách lấy giá trị GDP của năm khảo sát chia cho số lao động có việc làm của năm đó.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

74,95 79,88 96,57 5,42 8,91 16,43 314,76 256,86 245,48 50,66 38,40 74,22 - 50,00 100,00 150,00 200,00 250,00 300,00 350,00 400,00 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 triệu đ/người

NSLĐ khu vực công nghiệp có sự cách biệt lớn với khu vực nông nghiệp và dịch vụ, nhưng khoảng cách này đang có xu hướng thu hẹp đáng kể. Năm 2002, NSLĐ công nghiệp gấp 58 lần nông nghiệp và gấp 6,2 lần ngành dịch vụ; đến năm 2011 khoảng cách này giảm còn 15 và 3,3 lần. Trong 10 năm, NSLĐ khu vực nông nghiệp đã tăng gấp 3 lần, NSLĐ khu vực dịch vụ chỉ tăng 1,5 lần và NSLĐ khu vực công nghiệp giảm 30%. Ngành dịch vụ do NSLĐ thấp và tăng trưởng chậm (bình quân 4,3%/năm giai đoạn 2002-2011) nên dù tỷ trọng lao động tăng lên nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP vẫn giảm.

Nguồn gốc tăng trưởng năng suất của Tỉnh25 trong giai đoạn 2002-2011 có sự đóng góp lớn nhất của hiệu ứng tĩnh, đặc biệt trong khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ. Như vậy, động lực tăng trưởng năng suất của BRVT không phải do sự cải thiện NSLĐ trong các ngành mà do sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành.

Nếu không tính ngành khai thác, nguồn gốc tăng trưởng năng suất của Tỉnh trong giai đoạn 2002-2011 chủ yếu do sự đóng góp của hiệu ứng nội ngành, đặc biệt trong khu vực nông nghiệp và công nghiệp.

Hình 2.6 Phân tích dịch chuyển cấu phần 2002-2011

Nguồn: NGTK tỉnh BRVT (2002-2011) và CTK tỉnh BRVT

2.2.3.2 Chính sách tài khóa:

Thu ngân sách (NS) của tỉnh BRVT tăng liên tục trong giai đoạn 2002-2011, bình quân

13,8%/năm. BRVT đứng thứ hai trong Vùng KTTĐPN và cũng là thứ hai trong cả nước

25 Theo phương pháp phân tích dịch chuyển cấu phần, nguồn gốc tăng trưởng năng suất của nền kinh tế được phân tách thành ba hiệu ứng: i. Do chuyển dịch lao động giữa các ngành (hiệu ứng tĩnh), ii. Do chuyển dịch lao động giữa các ngành và thay đổi năng suất nội ngành (hiệu ứng động), iii. Do thay đổi năng suất trong nội

(sau TP.HCM) về quy mô thu ngân sách và đóng góp vào ngân sách trung ương. Trong tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỉnh, phần đóng góp lớn nhất đến từ dầu thô, nhưng nguồn thu này không ổn định và có xu hướng giảm, từ 75,6% năm 2002 còn 57,8% năm 2011. Thu ngân sách không tính dầu thô tăng bình quân 20,76%, trong đó thu nội địa tăng 22,7%, thu thuế xuất nhập khẩu tăng 19,12%. Nguồn thu từ khu vực FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, thu từ khu vực tư nhân cũng tăng rất nhanh, bình quân 28,92%, trong khi vai trò của khu vực nhà nước giảm dần (Xem Hình 2.8).

Hình 2.7 Cơ cấu thu ngân sách tỉnh BRVT (không tính dầu thơ)

Nguồn: NGTK tỉnh BRVT (2001-2011) và Sở Tài chính tỉnh BRVT

Chi NS của tỉnh BRVT cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2002-2011, bình quân

18,68%/năm. Trong đó chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng cao nhất, dao động quanh mốc 38%, chủ yếu dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, cho thấy Tỉnh đã tập trung phát triển CSHT kỹ thuật và xã hội.

Tỷ trọng chi thường xuyên giảm nhanh, từ 44,96% năm 2001 còn 30,65% năm 2011, ngược lại chi khác (chủ yếu là chi bổ sung cho NS cấp dưới) tăng rất nhanh, đến năm 2011 đạt 31,38%. Trong chi thường xuyên, chi cho giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng cao nhất (25%), chi cho y tế và khoa học công nghệ không đáng kể (Xem Hình 2.9). Do tỷ lệ chi trên thu NS (không tính dầu thô) còn thấp (chưa đến 35%) nên Tỉnh còn dư địa để tăng chi NS cho các lĩnh vực này.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thu khác

Thuế GTGT hàng nhập khẩu Thuế XNK

Thuế TNCN

Các khoản thu về nhà, đất Thu từ DN FDI

Thu từ khu vực tư nhân

Hình 2.8 Cơ cấu chi ngân sách tỉnh BRVT

Nguồn: NGTK tỉnh BRVT (2001-2011) và Sở Tài chính tỉnh BRVT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)