.2 Tỷ trọng dịch vụ trong GDP các tỉnh Vùng KTTĐPN năm 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28)

Đơn vị tính: %

Tỉnh, thành phố Tỷ trọng Dịch vụ/ GDP

Tỷ trọng Du lịch/ Dịch vụ

Tỷ trọng Vận tải/ Dịch vụ BRVT 10,64 7,51 30,98 TP.HCM 57,80 5,83 13,30 Đồng Nai 35,20 6,78 8,19 Bình Dương 33,69 6,79 14,18 Bình Phước 27,36 6,54 6,45 Tây Ninh 26,92 2,94 3,13 Long An 29,20 2,61 3,32 Tiền Giang 24,95 7,06 4,90

Cơ cấu lao động của Tỉnh chuyển dịch cùng xu hướng với cả nước và Vùng KTTĐPN là

tăng dần tỷ trọng lao động trong khu vực năng suất cao. Tuy nhiên, cơ cấu lao động của Tỉnh không chuyển dịch cùng xu hướng với cơ cấu GDP. Trong 10 năm 2002-2011, tỷ trọng lao động công nghiệp tăng từ 19,36% lên 26,35%; khu vực dịch vụ từ 21,3% lên 34,24%; khu vực nông nghiệp giảm từ 59,34% xuống 39,41%.

Hình 2.4 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Nguồn: NGTK tỉnh BRVT

NSLĐ24 tỉnh BRVT đã tăng từ 75 triệu đồng lên 96,57 triệu đồng/lao động/năm trong giai đoạn 2002 – 2011. Tốc độ tăng năng suất rất chậm, bình quân 3,2% mỗi năm.

Hình 2.5 Năng suất lao động tỉnh BRVT phân theo khu vực kinh tế (giá so sánh 1994)

Nguồn: NGTK tỉnh BRVT (2002-2011) và CTK tỉnh BRVT

24 NSLĐ được tính bằng cách lấy giá trị GDP của năm khảo sát chia cho số lao động có việc làm của năm đó.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

74,95 79,88 96,57 5,42 8,91 16,43 314,76 256,86 245,48 50,66 38,40 74,22 - 50,00 100,00 150,00 200,00 250,00 300,00 350,00 400,00 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 triệu đ/người

NSLĐ khu vực công nghiệp có sự cách biệt lớn với khu vực nông nghiệp và dịch vụ, nhưng khoảng cách này đang có xu hướng thu hẹp đáng kể. Năm 2002, NSLĐ công nghiệp gấp 58 lần nông nghiệp và gấp 6,2 lần ngành dịch vụ; đến năm 2011 khoảng cách này giảm còn 15 và 3,3 lần. Trong 10 năm, NSLĐ khu vực nông nghiệp đã tăng gấp 3 lần, NSLĐ khu vực dịch vụ chỉ tăng 1,5 lần và NSLĐ khu vực công nghiệp giảm 30%. Ngành dịch vụ do NSLĐ thấp và tăng trưởng chậm (bình quân 4,3%/năm giai đoạn 2002-2011) nên dù tỷ trọng lao động tăng lên nhưng tỷ trọng đóng góp vào GDP vẫn giảm.

Nguồn gốc tăng trưởng năng suất của Tỉnh25 trong giai đoạn 2002-2011 có sự đóng góp lớn nhất của hiệu ứng tĩnh, đặc biệt trong khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ. Như vậy, động lực tăng trưởng năng suất của BRVT không phải do sự cải thiện NSLĐ trong các ngành mà do sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành.

Nếu không tính ngành khai thác, nguồn gốc tăng trưởng năng suất của Tỉnh trong giai đoạn 2002-2011 chủ yếu do sự đóng góp của hiệu ứng nội ngành, đặc biệt trong khu vực nông nghiệp và công nghiệp.

Hình 2.6 Phân tích dịch chuyển cấu phần 2002-2011

Nguồn: NGTK tỉnh BRVT (2002-2011) và CTK tỉnh BRVT

2.2.3.2 Chính sách tài khóa:

Thu ngân sách (NS) của tỉnh BRVT tăng liên tục trong giai đoạn 2002-2011, bình quân

13,8%/năm. BRVT đứng thứ hai trong Vùng KTTĐPN và cũng là thứ hai trong cả nước

25 Theo phương pháp phân tích dịch chuyển cấu phần, nguồn gốc tăng trưởng năng suất của nền kinh tế được phân tách thành ba hiệu ứng: i. Do chuyển dịch lao động giữa các ngành (hiệu ứng tĩnh), ii. Do chuyển dịch lao động giữa các ngành và thay đổi năng suất nội ngành (hiệu ứng động), iii. Do thay đổi năng suất trong nội

(sau TP.HCM) về quy mô thu ngân sách và đóng góp vào ngân sách trung ương. Trong tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỉnh, phần đóng góp lớn nhất đến từ dầu thô, nhưng nguồn thu này không ổn định và có xu hướng giảm, từ 75,6% năm 2002 còn 57,8% năm 2011. Thu ngân sách không tính dầu thô tăng bình quân 20,76%, trong đó thu nội địa tăng 22,7%, thu thuế xuất nhập khẩu tăng 19,12%. Nguồn thu từ khu vực FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, thu từ khu vực tư nhân cũng tăng rất nhanh, bình quân 28,92%, trong khi vai trò của khu vực nhà nước giảm dần (Xem Hình 2.8).

Hình 2.7 Cơ cấu thu ngân sách tỉnh BRVT (không tính dầu thô)

Nguồn: NGTK tỉnh BRVT (2001-2011) và Sở Tài chính tỉnh BRVT

Chi NS của tỉnh BRVT cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2002-2011, bình quân

18,68%/năm. Trong đó chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng cao nhất, dao động quanh mốc 38%, chủ yếu dành cho đầu tư xây dựng cơ bản, cho thấy Tỉnh đã tập trung phát triển CSHT kỹ thuật và xã hội.

Tỷ trọng chi thường xuyên giảm nhanh, từ 44,96% năm 2001 còn 30,65% năm 2011, ngược lại chi khác (chủ yếu là chi bổ sung cho NS cấp dưới) tăng rất nhanh, đến năm 2011 đạt 31,38%. Trong chi thường xuyên, chi cho giáo dục đào tạo chiếm tỷ trọng cao nhất (25%), chi cho y tế và khoa học công nghệ không đáng kể (Xem Hình 2.9). Do tỷ lệ chi trên thu NS (không tính dầu thô) còn thấp (chưa đến 35%) nên Tỉnh còn dư địa để tăng chi NS cho các lĩnh vực này.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thu khác

Thuế GTGT hàng nhập khẩu Thuế XNK

Thuế TNCN

Các khoản thu về nhà, đất Thu từ DN FDI

Thu từ khu vực tư nhân

Hình 2.8 Cơ cấu chi ngân sách tỉnh BRVT

Nguồn: NGTK tỉnh BRVT (2001-2011) và Sở Tài chính tỉnh BRVT

2.3 Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp 2.3.1 Môi trường kinh doanh 2.3.1 Môi trường kinh doanh

Theo kết quả xếp hạng PCI từ 2005 đến 2013, điểm số và thứ hạng của BRVT không ổn định và liên tục bị tụt hạng trong hai năm gần đây. Năm 2012 giảm 15 bậc so với năm 2011, năm 2013 giảm 18 bậc so với năm 2012, đứng thứ 39/64 tỉnh, thành trong cả nước với 56,99 điểm, nằm trong nhóm khá. Trong 9 chỉ số thành phần của Tỉnh, có 5 chỉ số thành phần được cải thiện hơn so với năm 2012 là chỉ số chi phí thời gian, chi phí không chính thức, hỗ trợ DN, chỉ số đào tạo lao động và chỉ số thiết chế pháp lý; 4 chỉ số thành phần còn lại có sự sụt giảm mạnh so với năm 2012. Bỏ qua nguyên nhân do có sự điều chỉnh trong cách tính và bổ sung thêm các tiêu chí mới trong PCI 2013, phần dưới đây sẽ phân tích sâu về các chỉ số bị giảm này.

2.3.1.1 Chi phí gia nhập thị trường

Chỉ số chi phí gia nhập thị trường của Tỉnh giảm mạnh, từ đứng thứ 5 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước với 9,34 điểm năm 2012 giảm còn 7,25 điểm, xếp hạng 46 năm 2013; thứ hạng trong Vùng vẫn giữ nguyên. Chỉ số này giảm là do DN phải đi lại và chờ đợi lâu để hoàn thành thủ tục về kinh doanh. Có đến 16,67% DN cho biết họ phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục, con số này đã tăng gấp đôi so với năm 2012. 50,46% DN cho biết hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục là phổ biến. Do đó Tỉnh cần công bố rõ ràng hồ sơ thủ tục và quy trình thành lập DN để hạn chế khả năng xảy ra

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Chi khác

Chi chuyển nguồn sang năm sau

Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới

Chi đầu tư XDCB

Chi khoa học công nghệ

Chi y tế

Chi giáo dục đào tạo Chi sự nghiệp kinh tế

các hành vi nhũng nhiễu. Mặc dù giảm điểm so với năm 2012, nhưng chỉ tiêu này của Tỉnh vẫn cao hơn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước26.

Hình 2.9 Các chỉ số thành phần của PCI tỉnh BRVT

Nguồn: VCCI/VNCI

2.3.1.2 Tiếp cận đất đai

Chỉ số tiếp cận đất đai có sự sụt giảm mạnh nhất, từ thứ hạng 37 trên cả nước năm 2012 thành đứng cuối cùng trong cả nước với 5,31 điểm. Trong 8 tiêu chí của chỉ số này, có đến 5 tiêu chí BRVT đứng ở vị trí cuối cùng trong Vùng KTTĐPN: chỉ 70,24% DN có mặt bằng kinh doanh; 27,03% DN ngoài quốc doanh khó tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh nhất; 21,74% DN thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2 năm qua nhưng không gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục. Điều đáng lưu tâm nhất là DN cho rằng rủi ro bị thu hồi đất ở BRVT là cao nhất và nếu bị thu hồi thì đền bù kém thỏa đáng nhất27. Khó khăn trong tiếp cận đất đai làm giảm khả năng cạnh tranh của BRVT trên phương diện thu hút đầu tư.

2.3.1.3 Tính minh bạch

Chỉ số tính minh bạch của tỉnh BRVT năm 2013 đạt 5,7 điểm, giảm 0,08 điểm so với năm 2012. Tuy giảm điểm nhưng thứ hạng của BRVT lại tăng, từ hạng 36 lên hạng 25 so với cả nước, từ xếp gần cuối trong Vùng KTTĐPN lên đứng thứ 3 trong Vùng (sau Bình Dương

26 Xem Phụ lục 19

27 Như trên

0 5 10

Gia nhập thị trường

Tiếp cận đất đai

Tính minh bạch

Chi phí thời gian Chi phí không chính

thức Tính năng động

Hỗ trợ doanh nghiệp Đào tạo lao động

Thiết chế pháp lý

NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013

và Bình Phước). Tuy nhiên DN đánh giá thấp khả năng có thể dự đoán được trong thực thi của Tỉnh đối với quy định pháp luật của Trung ương, các tài liệu về NS và công khai NS28.

2.3.1.4 Cạnh tranh bình đẳng

Chỉ số cạnh tranh bình đẳng là chỉ số mới được bổ sung năm 2013, BRVT chỉ đạt 4,09 điểm, xếp thứ 58 trong cả nước và xếp cuối trong Vùng KTTĐPN. Cảm nhận của DN là có sự ưu ái của Tỉnh đối với DN FDI hơn là DN tư nhân, Tỉnh ưu tiên giải quyết khó khăn cho DN nước ngoài hơn là DN trong nước, ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân, DN FDI có đặc quyền trong tiếp cận đất đai, TTHC nhanh chóng và đơn giản hơn, hoạt động của các DN FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn từ Tỉnh29.

2.3.1.5 Tính năng động

Chỉ số tính năng động của Tỉnh giảm từ hạng 16 với 6,11 điểm năm 2012 còn 4,4 điểm năm 2013, xếp hạng 52 trong cả nước và xếp cuối trong Vùng KTTĐPN30. Điều này cho thấy Tỉnh vẫn chưa có những giải pháp linh hoạt, chủ động, tạo điều kiện cho DN phát triển.

Như vậy, dưới góc nhìn đo lường và đánh giá công tác quản lý điều hành kinh tế của chính

quyền cấp tỉnh, môi trường kinh doanh của BRVT không ổn định, nhiều chỉ số ở mức thấp, chậm cải thiện hoặc thậm chí thụt lùi. Đây là một bất lợi đối với khả năng cạnh tranh của các DN cũng như NLCT của tỉnh. Tỉnh cần phải có những thay đổi trong quản lý, điều hành, tích cực cải thiện môi trường đầu tư, thủ tục hành chính để nâng cao sức cạnh tranh của Tỉnh trong thu hút đầu tư cũng như tăng cường NLCT cho DN.

2.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành

Mức tăng trưởng và tỷ trọng trong giá trị GDP so với cả nước thường là chỉ báo tốt về những cụm ngành có tiềm năng phát triển. Hình 2.11 mô tả khái quát hiện trạng và xu hướng phát triển của các cụm ngành.

28 Xem Phụ lục 19

Hình 2.10 Hiện trạng và xu hướng phát triển các cụm ngành

Nguồn: NGTK Việt Nam và NGTK tỉnh BRVT (2002-2011)

BRVT chỉ có cụm ngành điện nước là chiếm tỷ trọng lớn (11,2%) và có tốc độ tăng trưởng nhanh (17,5%). Hai cụm ngành có tiềm năng tiếp theo là cụm ngành vận tải kho bãi và cụm ngành công nghiệp chế biến. Bốn cụm ngành khoa học công nghệ, văn hóa thể thao, y tế, du lịch tuy tỷ trọng còn thấp nhưng tốc độ tăng trưởng cao, trên 15%/năm. Hai cụm ngành công nghiệp khai thác và kinh doanh bất động sản hoàn toàn không có tiềm năng do tăng trưởng âm.

Xét về tính liên kết và liên quan giữa các công ty hay nhóm công ty trong một cụm ngành, BRVT có hai cụm ngành đang ở giai đoạn sơ khởi là cụm ngành du lịch và logistics. Cụm ngành du lịch bắt đầu có sự tập trung về mặt địa lý trong các hoạt động cốt lõi như: nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các điểm đến du lịch, công ty lữ hành, đại lý du lịch, tuy nhiên liên kết giữa các DN chủ yếu theo chiều dọc, các ngành phụ trợ và thể chế liên quan còn thiếu và yếu. Cụm ngành logistics có sự tập trung về mặt địa lý của các cảng biển, KCN.

2.3.3 Hoạt động và chiến lược của DN

Năm 2012, BRVT có 4.501 DN đang hoạt động, trong đó chiếm tuyệt đại đa số là DN ngoài nhà nước với 94,14%; DN FDI chỉ chiếm 4,2% với 189 DN. Trong số các DN ngoài nhà nước, 61,7% là công ty TNHH, 23,1% là DNTN, 12,8% là công ty cổ phần không có vốn nhà nước.

- 5,0 10,0 15,0 (10,0) (5,0) - 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 T trọ ng s o vớ i cả nướ c 2011 (%)

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2002-2011 (%/năm)

Nông lâm thủy sản Công nghiệp chế biến, chế tạo

Xây dựng Du lịch

Tài chính Bất động sản

Y tế Công nghiệp khai thác

Điện, nước Thương nghiệp Vận tải, kho bãi, TTLL Khoa học, công nghệ Giáo dục Văn hóa thể thao

Bảng 2.3 Cơ cấu DN đang hoạt động ở BRVT (đến 31/12/2012)

Chỉ tiêu Tổng số DN DN Nhà nước DN ngoài Nhà nước DN FDI Phân theo quy mô lao động 4.501 72 4.240 189

< 5 lđ 1.560 1 1.541 18 5 – 9 lđ 1.282 3 1.253 26 10-49 lđ 1.167 10 1.107 50 50 – 199 lđ 347 19 273 55 200 – 299 lđ 45 11 24 10 300 – 499 lđ 43 12 19 12 500 – 999 lđ 40 11 20 9 1.000 – 4.999 lđ 16 5 3 8 > 5.000 lđ 1 0 0 1

Phân theo quy mô vốn 4.501 72 4.257 172

< 0,5 tỷ đồng 639 0 631 8 0,5 – 1 tỷ đồng 770 0 769 1 1 – 5 tỷ đồng 1.557 2 1.537 18 5 – 10 tỷ đồng 528 5 517 6 > 10 tỷ đồng 1.007 65 803 139 Nguồn: NGTK tỉnh BRVT (2012)

BRVT có số lượng DN tương đối cao trong vùng KTTĐPN, nhưng chủ yếu vẫn là DN nhỏ và siêu nhỏ (chiếm 93,8%). Cơ cấu DN cho thấy các DN nội địa trình độ thấp, đồng nghĩa với đẳng cấp công nghệ của Tỉnh không cao. Trong khi DN FDI lại là DN lớn nên việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng và hình thành hệ thống DN làm vệ tinh cho các DN FDI lớn hầu như chưa diễn ra.

Phân theo ngành kinh tế, các DN ở Tỉnh tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực thương mại bán buôn bán lẻ với 36,1%, tiếp đến là lĩnh vực chế biến chế tạo với 18,8%. Ngành du lịch đứng thứ tư về số DN với 8,1% và ngành vận tải kho bãi đứng thứ 6 với số DN chiếm 5% tổng số DN toàn tỉnh.

Hình 2.11 Số DN toàn tỉnh năm 2012 phân theo ngành kinh tế

Nguồn: NGTK tỉnh BRVT (2012)

Kết quả PCI 2011 cho thấy có 34,09% doanh nghiệp có địa chỉ email, cao hơn mức trung vị (31,76%) cho thấy DN ở tỉnh tương đối tiếp cận với công nghệ thông tin trong quản lý. PCI cũng cho thấy vai trò của Hiệp hội DN địa phương trong việc xây dựng và phản biện chính sách ngày càng giảm. Năm 2011 có 46,88% doanh nghiệp đánh giá vai trò của Hiệp hội DN là quan trọng, đến năm 2013 chỉ còn 29,91% DN có cùng nhận định này.

2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh BRVT và xác định cụm ngành tiềm năng

Trọng tâm của Chương 2 là đánh giá từng nhân tố quyết định NLCT riêng lẻ. Dựa trên tác động của từng nhân tố đối với tăng trưởng năng suất, mỗi nhân tố được đánh giá dựa trên thang đo định tính gồm năm mức: bất lợi lớn, bất lợi, trung tính, lợi thế, lợi thế lớn. Tuy nhiên, các nhân tố quyết định NLCT không tác động riêng lẻ mà hỗ trợ và ràng buộc lẫn nhau. Do đó, để hiểu được hiện trạng và xu hướng tăng trưởng năng suất, các nhân tố được xem xét trong mối liên hệ lẫn nhau. Kết quả cho thấy NLCT của BRVT đang ở thế bất lợi. Lợi thế lớn nhất của BRVT là vị trí địa lý và tài nguyên biển đảo mà không địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)