Đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng lưới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 92 - 94)

1. 2.1 Quy mô vốn

3.2 Giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Xuất

3.2.3 Đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng lưới

Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, yêu cầu khách hàng ngày càng phức tạp và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt thì việc phát triển các lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới kênh phân phối và tối yếu hóa hoạt động sẽ giúp các ngân hàng bán lẻ đứng vững và phát triển trong giai đoạn mới.

 Hoàn thiện và đổi mới với kênh phân phối truyền thống

- Tính tới thời điểm hiện tại, mạng lưới hoạt động của Eximbank hiện diện trên 22 tỉnh thành với 206 điểm giao dịch, là con số khá hạn chế so với Agribank, ACB, Sacombank, Vietcombank,... Đây là lý do mà cái tên Eximbank vẫn còn xa lạ đối với nhiều người dân ở các tỉnh vùng xa. Vì thế, Eximbank nên nhanh chóng lập kế hoạch mở rộng mạng lưới ở đến các tỉnh, thành phố trong cả nước dưới sự hướng dẫn của thông tư 21/2013/TT-NHNN. Cần sử dụng Bộ chỉ tiêu kinh tế vĩ mô để đo lường và so sánh sự hấp dẫn của các tỉnh thành, từ đó lựa chọn những địa bàn tiềm năng nhất để ưu tiên phát triển mạng lưới.

- Ngoài việc xây dựng các chi nhánh có quy mơ tại các tỉnh thành, khu vực trọng điểm, Eximbank cũng cần phát triển các điểm giao dịch dưới dạng Kios Bank ở những khu vực tập trung đông đúc như sân bay, siêu thị, các trung tâm thương mại, khu du lịch,… Đây là hình thức tiết kiệm được chi phí trong việc xây dựng, duy trì hoạt động nhưng đạt hiệu quả cao do tần suất, mật độ tập trung cao của người sử dụng dịch vụ.

- Một trong những điểm hạn chế của Eximbank đó là cơ sở hạ tầng chưa có sự đầu tư cao, đa số trụ sở kinh doanh đều thuê từ nhà dân, các điểm giao dịch có diện tích nhỏ, khơng bắt mắt như của Sacombank, Techcombank, Maritimebank… Để khắc phục điều này, Eximbank cần xây dựng mơ hình Chi nhánh/Phịng giao dịch mẫu, quy định các tiêu chuẩn về: diện tích mặt bằng, màu sắc, cách bày trí, tiện nghi

phục vụ khách hàng,… Đồng thời tăng cường hoạt động của phòng Quản lý chất lượng nhằm thường xuyên chấm điểm, kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ các quy định về không gian phục vụ khách hàng của các điểm giao dịch.

- Để trở thành một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam và vươn xa trên đấu trường quốc tế, Eximbank cần có kế hoạch mở rộng hoạt động ở thị trường nước ngồi. Sacombank là ngân hàng có năng lực tài chính tương đương Eximbank, đã chứng tỏ sự năng động của mình khi mở rộng mạng lưới hoạt động tại Trung Quốc, Lào, Campuchia. Hay MB cũng đã mở rộng sang thị trường Campuchia và Lào hơn bốn năm nay. Thời gian đầu, Eximbank có thể lựa chọn hoạt động kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia nơi có địa lý gần Việt Nam, thị trường tài chính kém phát triển hơn Việt Nam nên khả năng thành cơng lớn hơn. Sau đó, dựa trên kinh nghiệm và thực lực tài chính để mở rộng sang các thị trường nước khác.

 Phát triển kênh phân phối hiện đại

Kênh phân phối điện tử đang là xu hướng tất yếu trong hoạt động bán lẻ của các NHTM Việt Nam với những ưu thế nổi trội như chi phí đầu tư rẻ, khách hàng có nhiều cơ hội lựa ch ọn, khả năng phục vụ 24/7,... Tuy nhiên, thực tế đến nay Eximbank vẫn chưa khai thác hiệu quả kênh phân phối này.

- Với số lượng ATM hạn chế, phí sử dụng dịch vụ ATM ngân hàng khác tăng cao là nguyên nhân khiến khách hàng kén sử dụng các sản phẩm thẻ của Eximbank. Vì thế, Eximbank nên khảo sát ý kiến khách hàng về đánh giá số lượng và chất lượng mạng lưới giao dịch của Eximbank, trên cơ sở đó tiến hành khảo sát địa điểm để lắp đặt thêm số máy ATM nhằm bảo đảm sự thuận tiện cho khách hàng.

- Mặc khác, mạng lưới ATM Eximbank chỉ cung cấp các dịch vụ rút tiền mặt và kiểm tra số dư, gần đây có cung cấp thêm một số dịch vụ khác như chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn. Trong khi đó, DongA Bank đã giới thiệu ATM thế hệ mới “ghi dấu ấn” bằng các tính năng nổi bật như: trang bị gương chiếu hậu, màn hình cảm ứng 15 inch; khả năng nhận nhiều tờ tiền cùng lúc, tối đa 200 tờ/1 lần gửi, cho nhiều mệnh giá khác nhau; công nghệ bảo mật cao với đầu đọc thẻ chống sao chép,

bàn phím chống lộ mật khẩu, chụp ảnh số seri từng tờ tiền gửi… được nhiều khách hàng hưởng ứng. Đây là vấn đề Eximbank đáng quan tâm và học hỏi.

- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của máy ATM, POS bảo đảm máy vận hành liên tục, khơng gây trục trặc, khó chịu cho người sử dụng. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các máy ATM, POS để có kế hoạch điều chuyển máy đối với những địa điểm hoạt động khơng hiệu quả để tránh hao tổn chi phí.

- Chú trọng thật sự vào phát triển kênh phân phối điện tử (internet/phone/sms banking) một cách đồng bộ, có tính bảo mật cao, an tồn, dễ tiếp cận và dễ sử dụng. Đầu năm 2014, Eximbank cho ra mắt giao diện website và dịch vụ ngân hàng điện tử mới, nhưng vẫn còn hạn chế về tính năng so với các NHTM khác. Như tại Techcombank, ngân hàng này cũng liên tục phát triển, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ giao dịch qua mạng cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp như F@st i-Bank, F@st e-Bank hay trên điện thoại như F@st MobiPay, SMS để tối đa hóa tiện ích và lợi ích cho khách hàng. Cuối năm 2013, Techcombank vừa trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng “Giải pháp thương mại điện tử nhằm thu hẹp khoảng cách số”, do Hội đồng châu Á - Thái Bình Dương về Thuận lợi hóa thương mại và Kinh doanh điện tử (AFACT) trao tặng. Đây là sự ghi nhận của giới chuyên môn và cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực trong việc nghiên cứu, cải tiến dịch vụ thanh toán về các kênh giao dịch điện tử của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)