Cơ cấu tổng tài sản của Eximbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 39 - 42)

Chỉ Tiêu (Tỷ đồng) 2009 2010 2011 2012 2013

Cho vay khách hàng 38.383 62.346 74.663 74.922 83.354

Gửi, cho vay TCTD 6.976 32.064 64.527 57.515 57.874

Đầu tư GTCG 8.504 20.701 26.374 11.752 14.655 Góp vốn đầu tư 766 1.348 1.385 2.389 2.013 Dự trữ và thanh toán 8.954 7.979 9.458 15.479 3.746 Tài sản cố định 937 1.064 1.566 3.315 4.321 Dự phòng RRTD (379) (628) (619) (606) (711) Các tài sản khác 1.307 6.237 6.213 5.391 4.583 Tổng tài sản có 65.448 131.111 183.567 170.156 169.835

Tài sản có sinh lợi 54.250 115.831 166.330 145.971 157.185

Tài sản có sinh lợi/Tổng TS 82,3% 88,3% 90,6% 85,8% 92,5% Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank

 Cơ cấu cho vay

- Nhờ vào việc chủ động, linh hoạt trong chính sách huy động vốn, các chương trình tiết kiệm online, tiết kiệm phúc bảo an, tiết kiệm cho con yêu,… nhanh chóng thu hút các khách hàng cá nhân tham gia. Vốn huy động từ khách hàng cá nhân đạt 54.864 tỷ đồng, chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động của Eximbank,

trong đó nguồn vốn có kỳ hạn dưới 24 tháng có tỷ lệ đáng kể. Với nguồn huy động như vậy, Eximbank tiến hành cho khách hàng vay với thời hạn tương đối ngắn, các khoản cho vay ngắn hạn chiếm hơn 66% (55.203 tỷ đồng). Đây là chiến lược của Eximbank nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng trong tình hình khó khăn hiện tại. Trong khi đó, Sacombank, Techcombank và ACB lại có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn khá cao, tương ứng là 51%; 50%; 46%.

Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank

- Thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế, Eximbank đã chủ động chuyển đổi mơ hình kinh doanh, chính thức thành lập Trung tâm bán lẻ nhằm đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ. Kết quả dư nợ tín dụng cá nhân năm 2013 đạt 29.018 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 35% tổng dư nợ). Sacombank và ACB cũng khá quan tâm đến thị phần bán lẻ này, với tỷ trọng cho vay trên 40%, Techcombank có tỷ trọng 32,5%. Trong khi đó, hoạt động cho vay cá nhân tại MB lại chưa phát triển mạnh. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp của Eximbank tăng trưởng khá và luôn chiếm tỷ trọng hơn 65% trong cơ cấu cho vay. Đến cuối năm 2013, dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt 54.336 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Dư nợ này chủ yếu tập trung vào loại hình cơng ty cổ phần và cơng ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân (tỷ trọng tăng dần từ 70% lên 80%) và giảm dần đối với DNNN và doanh nghiệp có

EIB STB MB TCB ACB Cá Nhân Tổ chức kinh tế - 30,000 60,000 90,000 120,000 EIB STB MB TCB ACB Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Đồ thị 2.2: Cơ cấu cho vay của Eximbank giai đoạn 2009 - 2013

vốn đầu tư nước ngoài. Ðây là hướng đi đúng đắn trong bối cảnh hiệu quả hoạt động của các DNNN còn thấp và cho vay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vẫn cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Xét về ngành nghề kinh doanh, Eximbank vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực phục vụ cá nhân và cộng đồng (29%); thương mại (24%); công nghiệp chế biến (12%), đây là các ngành có tốc độ phát triển cao, đảm bảo rủi ro có thể kiểm sốt được. Khoảng còn lại được phân bổ cho các lĩnh vực khác, trong đó phần lớn là nơng - lâm - ngư nghiêp, xây dựng, sản xuất phân phối điện và khí đốt.

Nhìn chung, cơ cấu tín dụng của Eximbank khá hợp lý, phù hợp với thế mạnh của ngân hàng và tình hình của thị trường.

 Nợ xấu

Nền kinh tế sụt giảm nghiêm trọng, lượng hàng tồn kho trong nền kinh tế tăng nhanh dẫn đến vòng quay vốn chậm lại, lãi suất ở mức cao trong những tháng đầu năm 2012, chi phí sản xuất tăng lên làm cho hiệu quả kinh doanh giảm, tác động trực tiếp đến nguồn thu trả nợ của khách hàng cho các ngân hàng. Dựa trên biểu đồ dưới đây cho thấy, đến cuối năm 2012, nợ xấu của Sacombank (1,97%) và ACB (2,5%) tăng gần 3 lần so với cuối năm 2011. Cịn riêng Eximbank, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 là 1,32%, thấp hơn so với mức 1,61% của năm 2011, chứng tỏ ngân hàng này có khả năng quản trị rủi ro tín dụng tốt, xử lý nợ xấu hiệu quả.

Đồ thị 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank và một số NHTMCP

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP

EIB, 1,98% STB, 1,44% MB, 2,45% TCB, 3,65% ACB, 3,0% 0 1 2 3 4 2009 2010 2011 2012 2013

Sang năm 2013, nợ xấu vẫn tiếp tục gia tăng ở các ngân hàng. Techcombank đang dẫn đầu với tỷ lệ nợ xấu lên đến 5,93% vào quý III, đến cuối năm giảm xuống còn 3,65%. Lý giải với về việc nợ xấu tăng mạnh trong năm qua, lãnh đạo Techcombank cho rằng: “Cũng như hầu hết doanh nghiệp khác, khách hàng của Techcombank cũng chịu tác động lớn từ suy thối kinh tế với nhưng khó khăn như tăng trưởng chậm, tỉ lệ thất nghiệp cao, cầu tiêu dùng yếu”. Cũng vì thế, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank, ACB và MB cũng đang tăng lên. Tuy vậy, Eximbank vẫn nổ lực kiềm chế tỷ lệ nợ xấu dưới 2% theo chỉ tiêu đã đề ra, khẳng định tăng trưởng tín dụng theo hướng thận trọng, chặt chẽ.

2.2.1.3 An toàn vốn

Ý thức được tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn trong hoạt động, Eximbank ln duy trì tỷ lệ an tồn vốn trên mức tối thiểu quy định. Dựa trên Bảng 2.4 cho thấy, hệ số an tồn vốn tối thiểu của Eximbank có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây nhưng vẫn cao hơn mức 9% theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN. Mặc dù nguồn vốn tăng nhanh, tỷ lệ an tồn vốn lại có xu hướng giảm, chứng tỏ Eximbank đang có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao.

So với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, chỉ số an tồn vốn tối thiểu của Eximbank ln ở mức cao trong nhiều năm qua, đảm bảo hệ thống tài chính an tồn và khả năng chống đỡ rủi ro cao. Trong khi hệ số CAR của MB và Sacombank luôn dao động quanh ở mức 10 - 11%, của Techcombank và ACB xoay quanh từ 13 - 15% thì Eximbank ở mức 14 - 17%. Đây cũng là một lợi thế của Eximbank trong việc tạo niềm tin cho khách hàng và các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)