Tăng cường năng lực tài chính và quản trị ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 100 - 102)

1. 2.1 Quy mô vốn

3.2 Giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Xuất

3.2.6 Tăng cường năng lực tài chính và quản trị ngân hàng

Mặc dù hiện đang là NHTM có năng lực tài chính khá tốt, nhưng nếu so với các NHTM có vốn nhà nước, các NHTM trong khu vực và quốc tế thì Eximbank vẫn cịn khá yếu kém. Do vậy, để nâng cao năng lực tài chính Eximbank nên thực hiện một số giải pháp sau:

- Việc tăng vốn có nghĩa quan trọng đối với q trình phát triển của Eximbank, sẽ tạo điều kiện cho Eximbank nâng cao năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh trong bối cảnh tình hình tài chính hiện nay. Có nhiều cách tăng vốn như tăng vốn từ lợi nhuận giữ lại, tăng vốn bằng việc đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo giá thị trường, tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn và trái phiếu chuyển đổi, tăng vốn bằng phát hành cổ phần,… Việc tăng vốn là điều cần thiết, tuy nhiên nếu vốn tăng quá nhanh trong khi hoạt động ngân hàng chưa tương ứng, trình độ quản lý của ngân hàng khơng theo kịp thì số vốn tăng sẽ khơng được sử dụng hiệu quả. Vì vậy, Eximbank cần phải xác định được mức tăng vốn cần và đủ nhằm đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

- Tiến hành rà soát phân loại nợ để đánh giá đúng thực trạng nợ xấu để có hướng giải quyết hợp lý với từng nhóm nợ. Nên thường xuyên tiến hành kiểm tra

giám sát chặt chẽ những chi nhánh có nợ xấu trên 3%. Với những chi nhánh cố tình giấu nợ xấu phải có hình phạt nặng đối với Ban giám đốc và cán bộ có liên quan. Bên cạnh đó, Eximbank cần tiếp tục hợp tác với VAMC để xúc tiến bán nợ nhằm giúp ngân hàng có thêm thời gian xử lý nợ xấu, tận dụng được nguồn tái cấp vốn từ NHNN nhằm phát triển hoạt động kinh doanh.

- Thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng tăng nguồn vốn huy động trung và dài hạn, trong đó từng bước phát hành các công cụ nợ và trái phiếu dài hạn phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc này sẽ hạn chế việc sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, giúp hạn chế các rủi ro thanh khoản.

- Eximbank cần nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Ngồi việc làm rõ tính khả thi của dự án/phương án, tính hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải tập trung phân tích các yếu tố phi tài chính của khách hàng và tính pháp lý của dự án/phương án.

- Tăng cường kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau cho vay. Thực tế hoạt động tại Eximbank cho thấy các cán bộ tín dụng chỉ chú ý đến khâu thẩm định tín dụng mà chưa chú trọng đến công tác kiểm tra trong và sau cho vay. Nếu có thì cũng chỉ kiểm tra chiếu lệ, chưa đi sâu, bám sát nguồn vốn đơn vị sử dụng như thế nào? Chưa chịu khó đi kiểm tra thực tế tại kho bãi, nhà xưởng của doanh nghiệp nên đã phát sinh rất nhiều rủi ro tín dụng. Do vậy, Eximbank cần nhanh chóng chấn chỉnh cơng tác kiểm tra sử dụng vốn vay thường xuyên, giám sát chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạn mục đầu từ, kiểm sốt việc xuất kho hàng hóa. Từ đó giúp hạn chế gian lận của khách hàng, hạn chế nợ xấu phát sinh.

- Cần xây dựng và phát triển các giải pháp đồng bộ, các cơng cụ nhằm phịng tránh và kịch bản xử lý cho từng loại hình rủi ro.

- Eximbank cần quan tâm đẩy mạnh công tác quản trị ngân hàng; các thành viên HĐQT ngoài những tiêu chuẩn quy định trong Luật các TCTD, cần phải cân nhắc đến tư cách đạo đức cũng như năng lực chun mơn nghiệp vụ, đóng góp cho hoạt động quản trị ngày càng hiệu quả hơn.

- Hoạt động sáp nhập với một ngân hàng TMCP khác là một trong chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của Eximbank. Do vậy, Eximbank cần thận trọng, đề ra những bước đi cần thiết trong hoạt động sáp nhập ngân hàng góp phần tăng trưởng hơn nữa về tổng tài sản của ngân hàng; tăng cường hình ảnh và quy mơ vốn cũng như mạng lưới giao dịch của Eximbank.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)