2.2 Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam
2.2.6 Đặc điểm thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu. Trong thập niên gần đây, sự phát triển của nền kinh tế đi kèm với sự lớn mạnh của các tập đoàn bán lẻ, cùng sự gia nhập của nhiều quốc gia trên thế giới về văn hóa ẩm thực thông qua hệ thống
nhà hàng khách sạn. Kênh phân phối hàng thực phẩm cũng nằm trong vịng xốy tăng trưởng đó, cùng sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do hàng hóa phân phối
mang tính độc quyền, nên cạnh tranh chủ yếu là do sản phẩm thay thế được nhập từ nhiều công ty khác nhau, và cả sản phẩm nội địa.
Hiện tại, Ân Nam là một trong những nhà nhập khẩu và phân phối hàng thực phẩm tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần nâng cao “tinh hoa
ẩm thực” nhân loại.
Bảng 2.4 Thị phần của các công ty trên thị trường TP.HCM năm 2007 – 2010 Năm
Công ty 2007 2008 2009 2010
Công ty Ân Nam 22 20 24 31
Good Food 17 18 19 21
Classis Fine Food 23 20 21 24
Công ty Hương Thủy 21 23 24 15
Khác 17 19 12 9
Nguồn cung cấp từ Đỗ Thị Hằng Nga, 2011
Yếu tố thời vụ là điểm nổi bật của thị trường hàng thực phẩm tiêu dùng, nó càng
đặc biệt hơn đối với mặt hàng thực phẩm cao cấp. Sản phẩm tiêu thụ mạnh vào thời điểm các dịp lễ Tết, giai đoạn thấp điểm hơn rơi vào mùa hè, do lượng du khách
nước ngoài thấp hơn, cùng lượng khách nội địa chi tiêu cho các mặt hàng cao cấp giảm do khơng có dịp lễ tết.