Đánh giá chung thực trạng cho vay tiêu dùng tại Vietinbank –CN Sà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 45 - 49)

2.3.1 Những thành tựu đạt được:

Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Vietinbank – CN Sài Gòn đã đạt được những kết quả và thành tích đáng khích lệ:

Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng ngày càng tăng: Đây là những con số cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng được mở rộng. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng ngày càng tăng trưởng về quy mô và tốc độ. Năm 2011, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 30.547 triệu đồng chiếm 1,33% trên tổng doanh số cho vay, năm 2012 đạt 41.234 triệu đồng chiếm 1,48% trên tổng doanh số cho vay và năm 2013 đạt 51.374 triệu đồng chiếm 1,51% trên tổng doanh số cho vay. Đó là những con số cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng được mở rộng và nâng cao về dư nợ và qui mô.

Bên cạnh quy mơ và tốc độ, chất lượng tín dụng tiêu dùng cũng được nâng lên. Năm 2011, doanh số thu nợ tiêu dùng đạt 19.551 triệu đồng chiếm 64% trên tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Năm 2012, đạt 25.153 triệu đồng chiếm 61% trên tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Năm 2013, đạt 31.465 triệu đồng chiếm 62% trên tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Điều này cho thấy các món vay tiêu dùng tại chi nhánh có chất lượng. Chi nhánh đã có sự sàng lọc và lựa chọn khách hàng tốt nên đảm bảo được khả năng thu hồi nợ. Mặc dù doanh số cho vay tiêu dùng còn chiếm tỉ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay nhưng hệ số thu hồi nợ cao cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh có rất nhiều tiềm năng.

Tăng trưởng về quy mô và chất lượng cho thấy chi nhánh ngày càng thu hút được nhiều KH và thị trường ngày càng được mở rộng, hứa hẹn trong tương lai sẽ dần trở thành hoạt động mang lại thu nhập cao cho chi nhánh. Hơn nữa việc mở rộng KH giúp Ngân hàng tránh được những rủi ro khi tập trung quá nhiều vào một nhóm KH, tạo được tính linh hoạt và năng động trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Chính điều này sẽ tạo được thế mạnh lớn cho Ngân hàng trong thời buổi cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác.

Năm 2011, nợ quá hạn tiêu dùng đạt 131 triệu đồng chiếm 0,48% trên dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2012, đạt 164 triệu đồng chiếm 0,45% trên dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2013, đạt 176 triệu đồng chiếm 0,41% trên dư nợ cho vay tiêu dùng. Có được kết quả này là do chi nhánh có chính sách theo dõi hợp lý, quản lý KH một cách chặt chẽ. Đối với KH truyền thống có uy tín lâu dài, chi nhánh tiếp tục đầu tư. Bên cạnh đó lên kế hoạch lựa chọn KH tiềm năng có tình hình tài chính lành mạnh, hồ sơ tín dụng tốt, có khả năng thu hồi nợ cao và thực hiện tốt cơng tác kiểm sốt sau khi vay.

Có những sản phẩm bán lẻ đa dạng, phong phú và những sản phẩm mới như cho vay du học, vay làm việc ở nước ngoài thu hút ngày càng nhiều KH.

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân:

Doanh số cho vay tiêu dùng cũng như dư nợ cho vay tiêu dùng của NHCT- CN Sài Gòn còn thấp. Nguyên nhân là do:

- Thứ nhất, Thơng tin về thu nhập tài chính của nhiều KH chưa được minh bạch và cũng còn nhiều KH e dè trong việc cung cấp thông tin cá nhân hay là cố tình cung cấp thơng tin sai lệch nên chi nhánh khó có thể đánh giá khả năng trả nợ của KH từ đó hạn chế cho vay đối với nững KH nghi ngờ tuy nhiên có thể làm mất nhiều KH tiềm năng.

- Thứ hai, do địa bàn của Chi nhánh tại Xã Long Thới Huyện Nhà Bè, xa trung tâm thành phố đồng thời mật độ dân số ở địa bàn không cao và thu nhập bình quân người dân địa phương thấp nên khơng có khả năng vay vốn tiêu dùng với số tiền lớn. KH vay tiêu dùng hiện hữu của Chi nhánh với dư nợ cao thường ở địa bàn thành phố do có mối quan hệ với các lãnh đạo của Chi nhánh nên dễ dàng lôi kéo về nhưng số lượng khơng nhiều do phần lớn KH cịn ngại giao dịch ở xa.

- Thứ ba, đối với sản phẩm cho vay nhà ở tài sản thế chấp thông thường là bất động sản, tuy nhiên với bất động sản khu vực Xã Long Thới và các khu vực lân cận thường có giá trị thị trường thấp hơn các khu vực khác nên mức cho vay không được cao, bên cạnh đó rất nhiều khu vực nằm trong khu quy hoạch nên khơng thể nhận thế chấp. Chính điều này làm hạn chế rất nhiều trong việc phát triển sản phẩm

cho vay nhà ở tại chi nhánh.

- Thứ tư, đối với sản phẩm cho vay mua xe, mức cho vay tối đa trên xe mới chỉ 60% giá trị xe, bên cạnh đó dân cư địa phương cịn nghèo nên nhu cầu mua xe còn hạn chế nên khả năng phát triển sản phẩm vay mua xe còn thấp.

- Thứ năm, từ cuối năm 2012, lãnh đạo chi nhánh đã chỉ đạo phát triển cho vay CMTC nhằm chạy chỉ tiêu cuối năm. Tuy nhiên dư nợ cho mỗi bộ sản phẩm CMTC thường chỉ duy trì được từ 1-3 tháng nên để duy trì dư nợ thì chi nhánh cần phải liên tục tìm kiếm hồ sơ mới. Điều này làm mất rất nhiều thời gian của cán bộ và khi đạt một ngưỡng nhất định thì dư nợ khơng thể tăng thêm được nữa do mỗi ngày cán bộ tín dụng điều phải giải ngân hồ sơ mới để bù lại phần dư nợ đã tất tốn trước đó, việc này đã chiếm đi phần lớn thời gian của cán bộ và sẽ khơng có thời gian trong việc phát triển các sản phẩm khác. Qua đó, ta có thể thấy dư nợ phát triển dựa trên cho vay CMTC là khơng có giá trị lâu dài và bền vững.

- Thứ sáu là môi trường kinh tế chưa thực sự ổn định, tỷ lệ lạm phát dù có những lúc được kiềm chế nhưng vẫn có những diễn biến phức tạp, nhiều cơng ty cịn giảm lương hay thậm chí là sa thải nhân viên khiến cho nhu cầu vay tiêu dùng vẫn còn chưa cao.

- Thứ bảy, Chưa có biện pháp Marketing thích hợp với cho vay tiêu dùng: hoạt động Marketing tại chi nhánh chưa chú trọng đến các chính sách giao tiếp khuếch trương, chưa quan tâm đúng mức đến các hoạt dộng nhằm thu hút khách hàng thể nhân, khuyến khích họ vay vốn của ngân hàng. Trong khi đó các NHTM khác có rất nhiều hình thức quảng cáo, xây dựng hình ảnh của họ trong mắt khách hàng.

- Thứ tám, Do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng: hiện nay ngành tài chính ngân hàng đã phát triển nhanh và ngày càng hiện đại vì vậy càng làm xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau về quy mô, chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Ngoài ra về dịch vụ cho vay tiêu dùng cũng có rất nhiều ngân hàng lớn tham gia cung cấp như Vietinbank, AgriBank, BIDV,… Trong mọi lĩnh vực thì khách hàng ln được coi là thượng đế, do vậy để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

là rất khó khăn. Trong điều kiện hiện nay, thông tin cập nhật thường xuyên và mọi người đều có thể xem xét đánh giá các ngân hàng với nhau. Khách hàng ngày càng đòi hỏi các yêu cầu cao hơn, họ muốn được vay với thủ tục nhanh gọn, thời gian nhanh nhất. Vì vậy, Ngân hàng ngày càng phải nỗ lực hơn để có thể giữ KH lại phía mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua phân tích chương 2 để có cái nhìn khái qt về NH TMCP Cơng Thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Sài Gịn nói riêng, về các sản phẩm cho vay tiêu dùng và toàn bộ hoạt động cho vay của chi nhánh. Từ đó, có cái nhìn tổng quan về thực trang và vai trò quan trọng của KHCN và sản phẩm cho vay tiêu dùng trong toàn bộ hoạt động cho vay của chi nhánh.

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT SỰ HÀI LONG CỦA KHÁCH HÀNG VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT

NAM- CHI NHÁNH SÀI GÒN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)