CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự gắn kết với tổ chức được thực hiện qua hai bước nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Quy trình nghiên cứu sẽ được tiến hành như sau:
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007)
3.1.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng hình thức thảo luận nhóm với 35 nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện Quận Thủ Đức (Phụ lục 2). Mục đích của cuộc thảo luận nhóm là để góp ý chỉnh sửa và thay thế các biến phù hợp dùng trong thang đo cho các yếu tố gắn kết của nhân viên y tế với Bệnh viện, hoàn thiện bộ câu hỏi dùng trong nghiên cứu.
Dựa theo mơ hình nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) và các tài liệu Mục tiêu
nghiên cứu
Lý thuyết về các yếu tố tác động đến sự gắn kết của
nhân viên và sự gắn kết của nhân viên
Thảo luận nhóm Khảo sát n = 600 Thang đo chính thức Điều chỉnh thang đo Đánh giá sơ bộ thang đo Kiểm định EFA
Đo lường ảnh hưởng các yếu tố tác động đến sự
gắn kết
Xứ lý kết quả và viết báo cáo
về các yếu tố của sự gắn kết đã trình bày ở chương 2. Tuy nhiên, các biến quan sát đều được xây dựng trên cơ sở lý thuyết nên chúng cần được chỉnh sửa để thích hợp hơn trong bối cảnh Bệnh viện tại Việt Nam. Vì vậy, cuộc thảo luận nhóm được tở chức thơng qua cuộc họp giao ban tại Bệnh viện Quận Thủ Đức.
Có 46 biến quan sát được sử dụng để đo lường các yếu tố của sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trên cơ sở thang đo gốc của Trần Kim Dung (2005). Các anh/chị tham dự cuộc họp được yêu cầu đưa ra các ý kiến cần thiết để cải thiện các biến quan sát và được đề nghị đưa ra ý kiến để bổ sung thêm các biến quan sát của sự gắn kết với Bệnh viện.
Kết quả thảo luận cho thấy, các anh/chị tham dự đều thống nhất lược bỏ bốn biến quan sát vì nội dung trùng lặp với các biến khác, khơng phù hợp hay khó trả lời. Ngồi ra, các anh/chị tham dự đề xuất thay thế một số biến quan sát về yếu tố ảnh hưởng công việc như cơ hội đào tạo và phát triển, sự hỗ trợ của đồng nghiệp, điều kiện làm việc và yếu tố lòng tự hào của sự gắn kết (Phụ lục 2)
Kết quả nghiên cứu định tính để xác định các biến sử dụng trong phiếu khảo sát (Phụ lục 3). Kết quả bỏ phiếu cho thấy 34 phiếu đồng ý chỉnh sửa và thay thế các biến quan sát, 1 phiếu trắng và 0 phiếu không đồng ý. Phiếu khảo sát đạt yêu cầu và được sử dụng trong nghiên cứu định lượng.
3.1.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách gửi 600 phiếu khảo sát tới phụ trách của các khoa/phòng đến các nhân viên y tế đang làm việc chính thức tại các khoa/phịng trong Bệnh viện Quận Thủ Đức vào tháng 3/2018.
Thực hiện bước nghiên cứu này nhằm kiểm tra sự phù hợp của các biến quan sát, xác định giá trị và độ tin cậy của các thang đo và kiểm định mơ hình, các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra.
Có nhiều nguyên tắc chọn cỡ mẫu sao cho phù hợp với từng nghiên cứu, Guiford (1954) đề xuất cỡ mẫu tối thiểu là 200, Cattell (1978) lựa chọn cỡ mẫu là 250, Trần Kim Dung (2005) lập luận cỡ mẫu là 445, Comrey và Lee (1992) đưa ra
quan điểm các cỡ mẫu như sau 100 là tệ, 200 là khá, 300 là tốt, 500 là rất tốt, 1000 hay hơn là tuyệt vời (dẫn theo Maccallum, 1999). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) lấy mẫu theo nguyên tắc nhân 5, nghĩa là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu cần lấy để đảm bảo độ tin cậy. Với nghiên cứu này, theo nguyên tắc nhân 5 của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì số biến quan sát trong nghiên cứu là 44 *5 = 220, mẫu tối thiểu là n = 220, với nghiên cứu này tác giả chọn mẫu dự kiến là khoảng n = 600.
Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng trong nghiên cứu với bậc 1 là Rất không hài lịng, bậc 2 là Khơng hài lịng, bậc 3 là Bình thường, bậc 4 là Hài lịng, bậc 5 là Rất hài lòng tương ứng với mỗi phát biểu về yếu tố ảnh hưởng đến công việc của nhân viên y tế và sự gắn kết với Bệnh viện. Với cách thiết kế này người được phòng vấn sẽ dễ dàng đánh giá được mức độ quan trọng của các yếu tố đối với bản thân nhân viên y tế.
3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Q trình xứ lý dữ liệu được thực hiện thơng qua chương trình SPSS qua các bước sau:
Bước 1: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo
Nghiên cứu xác định độ tin cậy các thang đo của các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên y tế với Bệnh viện và thang đo sự gắn kết của nhân viên y tế với Bệnh viện. Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha là phương pháp đo lường độ tin cậy của các biến quan sát trong cùng một thang đo có hệ số tương quan biến tổng với nhau. Nếu các biến quan sát có hệ số tương quan biến – Tổng lớn hơn 0,3 thì biến đạt yêu cầu. Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:
+ Từ 0,8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt
+ Từ 0,7 đến gần bằng 0,8: thang đo lường tốt. Trong các nghiên cứu chuẩn các tác giả thường chọn mức thang đo ở mức độ này để đảm bảo độ tin cậy cao.
+ Từ 0,6 trở lên: thang đo đủ điều kiện. Theo Nunnally & Burnstein, 1994 và Peteson, 1994 thang đo có trị số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên sẽ đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi thực hiện đo lường độ tin cậy của các thang đo, nghiên cứu tiến hành đánh giá giá trị của thang đo thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA để chọn ra các biến đo lường đạt yêu cầu. Mục đích của bước này nhằm kiểm tra và xác định lại các nhóm biến trong mơ hình nghiên cứu. Phân tích nhân tố khám phá EFA có 05 tiêu chí là hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin), kiểm định Bartlett (Barlett’s test of sphericity), trị số Eigenvalues, tởng phương sai trích (Total variance explained) và hệ số tải nhân tố (Factor loading). Các tiêu chí này phải đảm bảo trị số:
+ Hệ số KMO phải đạt giá trị từ 0,5 trở lên (0,5 ≤ KMO ≤ 1)
+ Kiểm định Barlett’s dùng để kiểm tra các biến quan sát trong thang đo có tương quan với nhau không, mức ý nghĩa sig Barlett’s phải nhỏ hơn 0,05
+ Trị số Eigenvalue phải có giá trị từ 1 trở lên biến mới được sử dụng trong mơ hình phân tích (Eigenvalue ≥ 1)
+ Tởng phương sai trích từ 50% trở lên thì mơ hình EFA được cho là phù hợp
+ Hệ số tải nhân tố ở mức 0,3 trở lên biến quan sát đủ điều kiện để được giữ lại, từ 0,5 trở lên biến quan sát có mức ý nghĩa thống kê tốt. Tuy nhiên tùy vào kích thước mẫu mà giá trị của hệ số tải nhân tố đạt điều kiện ở mức độ khác nhau. Ở nghiên cứu này hệ số Factor loading tối thiểu là 0,3
Các biến thỏa các các tiêu chí trên sẽ được tiếp tục sử trong bước phân tích tương quan Pearson.
Bước 3: Phân tích tương quan Pearson
phá EFA sẽ được tiếp tục tiến hành phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối tương quan giữa các biến này, cũng là dấu hiệu nhận biết hiện tượng đa cộng tuyến trong mơ hình hồi quy tuyến tính. Tương quan Pearson r có giá trị từ -1 đến 1.
+ Nếu r càng tiến về -1,1: tương quan giữa các biến càng mạnh + Nếu r càng tiến về 0: tương quan giữa các biến càng yếu + Nếu r =1: tương quan giữa các biến là tuyệt đối
+ Nếu r = 0: khơng có mối tương quan giữa các biến.
Bước 4: Phân tích hồi quy và kiểm tra các giả định của mơ hình
Phương pháp phân tích hồi quy được thực hiện bằng cách đưa vào một lượt kết quả hồi quy được đánh giá thơng qua hệ số R bình phương hiệu chỉnh (Adjuted R-square) và kiểm định F để đánh giá và kiểm định độ phù hợp mơ hình với độ tin cậy 95% với mức ý nghĩa 0,05. Đồng thời tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thông qua xem xét độ chấp nhận (tolerance) và hệ số phóng đại phương sai của các biến (VIF): nếu Tolerance nhỏ và VIF > 10 ta kết luận có hiện tượng đa cộng tuyến.
Để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình ta dựa vào giá trị sig của kiểm định F. Nếu sig nhỏ hơn 0,05 ta kết luận mơ hình hồi quy phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được.
Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy ta dựa vào giá trị sig của kiểm định t. Nếu sig kiểm định t của hệ số hồi quy của một biến độc lập nhỏ hơn 0,05 ta kết luận biến độc lập đó có tác động đến biến phụ thuộc. Mỗi biến độc lập tương ứng với một hệ số hồi quy riêng nên ta cũng có từng kiểm định t riêng.
Từ kết quả kiểm định ta có thể kết luận các yếu tố có ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên y tế với bệnh viện quận Thủ Đức.