Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật đã đưa ra các quy định về nội dung xác định các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế và các quy định về thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm quyền. Các vấn đề liên quan đến cân bằng lợi ích trong việc xác định các hành vi không bị coi là xâm phạm quyền đối với sáng chế đã được phân tích ở mục 2.5.1 trên đây.
Như đã trình bày ở trên, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền đối với sáng chế nói riêng là quyền dân sự. Do đó, về nguyên tắc các biện pháp và chế tài dân sự sẽ phải được áp dụng là chủ yếu để xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế. Đây là lý do cơ bản để Luật Sở hữu trí tuệ quy định hạn chếsửdụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế. Các cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động bằng tiền thuế do dân đóng góp khơng thể chủ động bỏ cơng sức và tiền bạc để bảo vệ quyền cho chủ sở hữu trong khi việc bảo vệ đó khơng có sự đóng góp cũng như khơng có u cầu của chủsở hữusáng chế.
Tuy nhiên, có một quy định mới so với truyền thống tố tụng tại toà án của nước ta (xuất phát từ yêu cầu của Hiệp định TRIPS) được thể hiện tại Điều 203 Luật Sởhữu trí tuệ. Cụthể là, trong vụkiện về xâm phạm quyền đối với sáng chế là một quy trình sản xuất sản phẩm, bị đơn phải chứng minh sản phẩm của mình được sản xuất theo một quy trình khác với quy trình được bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
- Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ là sản phẩm mới; - Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ khơng phải là sản phẩm mới nhưng chủ sở hữu sáng chế cho rằng sản phẩm do bị đơn sản xuất là theo quy trình được bảo hộ và mặc dù đã sử dụng các biện pháp thích hợp nhưng vẫn khơng thể xác định được quy trình do bị đơn sửdụng.
Quy định này đảo ngược nguyên tắc tố tụng mà theo đó một người khẳng định một sự kiện phải chứng minh nó. Mục đích của quy định này là nhằm giải quyết khó khăn cho một nguyên đơn là người sở hữu một sáng chế quy trình để chứng minh liệu có hay khơng việc quy trình đó được sử dụng bởi bị đơn để sản xuất một sản phẩm tương tự như sản phẩm được sản xuất từ một quy trình đã được cấp bằng sáng chế là vi phạm độc quyền của người đó.
Chương 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG BẢO HỘQUYỀN SỞHỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ