Giống như những tài sản hữu hình khác, khi sửdụng sáng chế, chủsở
hữu sáng chế phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật ngoài các quy định chuyên ngành về sở hữu trí tuệ. Mặc dù pháp Luật Sở hữu trí tuệ quy
định chủ sở hữu sáng chế có độc quyền sử dụng (sản xuất, lưu thông, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất theo sáng chế v.v...) nhưng khơng có nghĩa là
chủsở hữu sáng chế được tựdo thực hiện những quyền này. Ví dụ, một người
sáng chế ra một loại thuốc nổ mới và được cấp bằng độc quyền sáng chế. Tuy
nhiên, người này có được sản xuất loại thuốc nổ đó hay khơng lại phụ thuộc
vào pháp luật về kinh doanh. Nếu pháp luật về kinh doanh có quy định cấm sản xuất và bn bán thuốc nổ thì chủsở hữu sáng chế cũng khơng được thực hiện quyền của mình.
Ngồi ra, theo như phân tích ở chương 1, hầu hết sáng chế được tạo ra từ nền tảng những công nghệ hiện có mà những cơng nghệ này có thể là đối
tượng đang được bảo hộ là sáng chế. Trong nhiều trường hợp, sáng chế tạo ra sau sẽ trở thành sáng chế phụ thuộc vào sáng chế tạo ra trước và đang được bảo hộ. Khi chủ sở hữu sáng chế sau khai thác quyền của mình thì phải bảo
đảm tơn trọng quyền của người đã tạo ra sáng chế trước (thông qua việc xin
phép sửdụng).
Theo quy định, việc cho phép người khác sử dụng sáng chế (chuyển quyền sử dụng) phải được lập thành hợp đồng. Để hạn chế các hành vi hạn chếcạnh tranh bất hợp pháp dựa trên độc quyền sáng chế, Điều 144 Luật Sở
hữu trí tuệ quy định khơng được đưa vào vào hợp đồng chuyển quyền sửdụng
sáng chế những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:
- Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng được chuyển giao; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền
các cải tiến đối tượng do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký đối với các cải tiến đó.
Như đã phân tích ở trên, hoạt động sáng tạo về cơ bản dựa trên những
gì hiện có. Do vậy, việc chủ sở hữu sáng chế buộc bên chuyển giao không được cải tiến sáng chế được chuyển giao vơ hình chung là hạn chếquyền sáng
tạo của bên nhận - một quyền được thừa nhận trong Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật khác. Theo lơ-gic thì việc một người nào đó dựa trên các cơng nghệ hiện tại (kể cả đang được bảo hộ sáng chế) nghiên cứu để tạo ra
các sáng chế mới thì đều có thể nộp đơn đăng ký để sáng chế đó thuộc sở hữu của mình. u cầu của bên chuyển giao quyền sử dụng sáng chế buộc bên
nhận phải chuyển giao miễn phí quyền đăng ký đối với các cải tiến của bên
nhận đương nhiên cũng vi phạm chính các quy định về quyền đăng ký sáng
chế được pháp luật quy định.
- Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu
hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng sáng
chế sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ độc quyền sáng chế tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hố đó.
Quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có sáng chế mang tính lãnh thổ, có nghĩa là sáng chế chỉ được bảo hộ ở những lãnh thổ mà sáng chế đã được đăng ký
bảo hộ. Việc ngăn cấm bên nhận chuyển giao quyền sử dụng sáng chế xuất khẩu sản phẩm sang những thị trường mà quyền của bên giao không tồn tại là
vi phạm pháp luật về kinh doanh và hạn chếcạnh tranh.Điểm cần lưu ý là đối với các thị trường mà bên chuyển giao đang có quyền đối với sáng chế, bên
chuyển giao cũng chỉ có quyền ngăn cấm bên nhận chuyển giao trực tiếp xuất khẩu sản phẩm sản xuất theo li-xăng còn sản phẩm đã đưa ra thị trường trong
điều chỉnh của pháp luật nước nhập khẩu (về việc cho phép hay không cho phép nhập khẩu song song).
- Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ
nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà khơng nhằm mục đích bảo
đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp.
Quy định này vừa nhằm bảo vệquyền lợi của bên nhận chuyển quyền sử dụng sáng chế vừa nhằm bảo đảm không làm thủ tiêu môi trường cạnh
tranh thông qua việc khai thác quyền đối với sáng chế. Trên thế giới, đã có
những giao dịch tương tự đã bị toà án của các nước/khu vực liên quan phán
quyết là xâm phạm quy định tương tự, điển hình là các vụ việc liên quan đến việc chuyển giao quyền sửdụng các sáng chếgiữa các doanh nghiệp sản xuất linh kiện và sản phẩm máy tính như Intel, IBM v.v...
- Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở
hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.
Trong quan hệ pháp luật liên quan đến việc yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế, bên nhận chuyển quyền sửdụng sáng chế cũng
giống như bất kỳ bên thứ ba có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan nào. Do vậy, không thể thông qua hợp đồng mà chủsởhữu sáng chếlại hạn chếquyền
đã được pháp luật quy định. Trong nhiều trường hợp, chính thông qua các
quan hệchuyển quyền sửdụng mà bên nhận chuyển nhượng phát hiện ra sáng
chế đáng lẽ ra khơng nên được cấp bằng vì khơng đáp ứng điều kiện bảo hộ.
Trong trường hợp này, vì lợi ích của xã hội và của chính họ, họ có quyền yêu
cầu huỷbỏhiệu lực bằng độc quyền sáng chế đã được cấp. Đương nhiên, nếu bằng độc quyền sáng chế bị huỷ bỏ, họ sẽ được tự do sử dụng sáng chế mà không phải trảbất kỳkhoản chi phí nào cho việc sửdụng đó.