KINH NGHIỆM CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 43 - 54)

1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Cơng tác cải cách hành chính ở thành phố Đà Nẵng thực sự sôi động và phát triển rộng khắp ở vào thời điểm tháng 6 năm 2001 với việc áp dụng cơ chế "một cửa" ở tất cả các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố. Ngày 11 tháng 4 năm 2001, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 49/2001/QĐ-UB. Theo đó, kể từ ngày 01-7-2001, tất cả các cơ quan nhà nước thuộc thành phố Đà Nẵng sẽ triển khai thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa". Thực hiện cơ chế "một cửa" là nguyên tắc giải quyết các yêu cầu của công dân và tổ chức thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường bao gồm: tiếp nhận hồ sơ, trả lại kết quả chỉ thông qua một địa điểm duy nhất do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện.

Trong thời gian từ 2001 đến 2010, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành khoảng 40 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, chỉ đạo thực thi cơng tác cải cách hành chính, trong đó có những văn bản nhằm hồn thiên cơ chế "một cửa" như Quyết định số 186/2004/QĐ-UB ngày 22-11- 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Quy định thống nhất việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế "một cửa" tại 56 Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc Quyết định số 06/2006/QQĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2006 quy định tống nhất thủ tục hành chính trên địa bàn 07 quận, huyện. Hiệu quả của việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" thể hiện ở tinh thần trách nhiệm và đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ công chức khi giải quyết các nhu cầu của công dân và tổ chức. Cơ chế "một cửa" đã góp phần giải quyết hồ sơ theo hướng đơn giản hơn, rút ngắn thời gian giải quyết xuống từ 1/3 đến 1/2 thời gian so với trước, loại bỏ cơ chế "độc quyền" không cần thiết về biểu mẫu. Nhằm công khai minh bạch các thủ tục hành chính cơng, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 3240/QĐ-UBND ngày

ngày 29-4-2009 của Đà Nẵng về việc cơng bố bộ danh mục thủ tục hành chính tại thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 5813/QĐ-UBND ngày 31-7-2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc cơng bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; hiện nay ở thành phố Đà Nẵng đã công khai và sử dụng thống nhất 83 biểu mẫu dùng ở cấp phường, xã; 78 biểu mẫu dùng ở cấp quận, huyện và 246 biểu mẫu dùng ở cấp sở, ban, ngành thành phố. Thái độ, cung cách phục vụ nhân dân trong việc giải quyết hồ sơ hành chính của đội ngũ cán bộ, cơng chức cũng đã chuyển biến rõ nét và tốt hơn trước. Đội ngũ cán bộ, công chức được rèn luyện về phẩm chất và năng lực, bước đầu đã đáp ứng yêu cầu của công cuộc và xây dựng phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập. Việc cơng khai hóa các thủ tục hành chính, thời gian giải quyết, các loại phí, lệ phí tại cơng sở đã góp phần minh bạch hóa thao tác cơng vụ của cơng chức và cũng đã tạo điều kiện cho người dân có thể theo dõi, giám sát cơng việc của cán bộ, cơng chức nhà nước góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh. Đối với các dịch vụ xã hội công như giáo dục, y tế, vận tải… Thành phố Đà Nẵng cũng đã có những cải cách đáng kể. Cơ sở vật chất được đầu tư, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Trong lĩnh vực y tế, tổng số bệnh viện tăng từ 16 lên 21 bệnh viện và tăng đến 1329 cán bộ y tế trong thời gian từ 2002 đến 2007 ngành Giáo dục - đào tạo cũng được chú trọng phát triển, các trường học được xây dựng với chất lượng tốt hơn. Năm học 2006 - 2007 tổng số trường học là 168, chỉ sau một năm đã tăng lên 171 trường trong khi số lượng học sinh có xu hướng giảm dần từ 155.999 học sinh (năm 2006) xuống còn 152.792 học sinh. Đà Nẵng là một trong những thành phố sạch, đẹp và an tồn nhất cả nước. Diện tích vườn hoa, thảm cỏ ở khu vực nội thị ngày càng tăng, hàng ngàn cây xanh được trồng mới. Rác thải được thu gom, xử lý tốt. Nhiều phong trào như "Vì một thành phố xanh, sạch, đẹp", "Xây dựng nếp sống văn minh đơ thị", "Phịng chống tệ nạn xã hội", các chương trình "Thành phố năm khơng", "Thành phố ba có",…

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang có đặc điểm địa hình của cả miền núi lẫn trung du. Đặc điểm chủ yếu của địa hành miền núi là chia cắt mạnh, phức tạp. Có cả khu vực rừng tự nhiên và vùng đồi thấp. Tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố thì có 7 huyện là huyện vùng cao, miền núi. Cơ cấu dân số và sự thuận lợi trong phát triển kinh tế giữa các vùng miền của tỉnh Bắc Giang khơng đồng đều cũng gây khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội cũng như cung ứng các dịch vụ công, lĩnh vực kinh tế của tỉnh Bắc Giang cũng chỉ xếp vào bậc trung của cả nước song Bắc Giang được đánh giá là một trong những tỉnh miền bắc thực hiện tốt việc cung ứng các dịch vụ công. Bắc Giang là tỉnh đứng thứ hai trong cả nước cơng bố hồn thành giai đoạn 2 của Đề án 30- Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (công bố vào ngày 29/3/2010). Qua rà sốt 1.875 thủ tục hành chính kèm theo 829 mẫu đơn, mẫu tờ khai và 481 yêu cầu, điều kiện áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện và 19 sở, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổ công tác 30 của tỉnh đã đề nghị giữ nguyên 416 thủ tục hành chính, kiến nghị thay thế 142 thủ tục hành chính, hủy bỏ 149 thủ tục hành chính, sửa đổi bổ sung 1.168 thủ tục hành chính. Tỷ lệ kiến nghị đơn giản hóa các quy định hiện hành về thủ tục hành chính là 66%, vượt chỉ tiêu tối thiểu 30% do Thủ tướng Chính phủ giao. Kết quả rà sốt các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đã phát hiện trên 20 văn bản của Ủy ban nhân

dân ý cần phải sửa đổi, bổ sung.

Bắc Giang thành lập website Hệ thống thông tin thủ tục hành chính tỉnh Bắc Giang từ rất sớm, cho phép người dân có thể tra cứu thơng tin về thủ tục hành chính bất cứ lúc nào. Thơng tin về các thủ tục cũng được cập nhật thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng dịch vụ hành chính cơng. Mơ hình "một cửa" phát huy tác dụng và là "điểm nhấn" trong cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Bắc Giang thời gian qua và nhanh chóng được nhân rộng. Đến nay, 16/18 sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; 10/10 huyện, thành phố;

229/230 xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông". Đáng lưu ý là ngày càng nhiều mơ hình có cách làm sáng tạo, đầu tư phương tiện hiện đại để từng bước nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, điển hình như việc thường xun tổ chức các hội thảo lên quan đến thủ tục hành chính để người dân trực tiếp góp ý, phản hồi (Hội thảo "Người dân và

doanh nghiệp với cải cách thủ tục hành chính"). Đối với lĩnh vực đầu tư, giải quyết thủ tục qua Văn phịng "một cửa liên thơng" đã giảm ít nhất 1/3 thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án so với quy định của Luật Đầu tư. Chất lượng cung ứng các dịch vụ về giáo dục, y tế và phục vụ các hoạt động cơng ích cũng được nâng lên cả về quy mô lẫn cơ sở vật chất. Đến hết năm 2009, tồn tỉnh đã có 50% trường học đạt chuẩn quốc gia, 80% phòng học kiên cố tăng (8.3% so với năm 2008). Công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân cũng có những đổi mới trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường mạng lưới y tế tới cấp xã, hết năm 2009 có 87% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ cũng được tăng cường. Năm 2009, đầu tư thêm 800 giường bệnh cho bệnh viện đa khoa tỉnh; các dịch vụ thuộc lĩnh vực văn hóa, truyền thơng cũng tăng khá nhanh: tồn tỉnh có 1. 846 nhà văn hóa thơn, bản, khu phố; 38 thư viện xã, 182 thư viện thôn. Tỷ lệ điện thoại đạt 97,5 máy/100 dân. Chính sách an sinh xã hội được làm tốt. Hỗ trợ nhà ở cho 3.199 hộ, cấp hoàn thành thẻ Bảo hiểm y tế cho người nghèo (tổng số: 329.000 thẻ).

1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk

Năm 2009, một nghiên cứu về dịch vụ hành chính cơng được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bởi sự kết hợp giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Đại sứ quán Đan Mạch. Nghiên cứu đã đưa ra một góc nhìn có giá trị về hoạt động của mơ hình một cửa tại tỉnh vùng Tây Nguyên này. Sự tiện lợi và đơn giản của mơ hình một cửa đã giúp người dân tiết kiệm thời gian so với việc phải đi nhiều cửa như trước đây. Và một trong những lợi ích nó mang lại là giúp người nghèo và những người không giao tiếp được bằng tiếng Kinh có

thể tiếp cận các dịch vụ hành chính mà khơng cần phải trả tiền nhờ được hỗ trợ. Các dịch vụ cấp giấy tờ thông thường được người dân đánh giá cao và các cán bộ nghiên cứu nhận thấy điều này đã lấy được lịng tin vào chính quyền địa phương ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Nhiều trường hợp được hỏi đã cho biết thái độ phục vụ có nhiều thay đổi. Trước đây họ không trả lời câu hỏi cũng không hướng dẫn cách thức kê khai và nhiều người dân tộc thiểu số đã bỏ về vì họ khơng được giải đáp. Nhưng bây giờ cán bộ đã tận tình hơn nhiều.Tuy việc thực hiện mơ hình này vẫn cịn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của cơng việc cụ thể và và vẫn cịn người sử dụng đến dịch vụ môi giới và phải trả thêm phí để hồn tất thủ tục nhanh chóng song mơ hình này đã có những tiến bộ rõ rệt. Mới chỉ được thực hiện lần đầu tiên vào năm 2006 nhưng đến năm 2009 đã có 80% người dân sử dụng dịch vụ hài lịng. Đây là kết quả điều tra của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Đại sứ quán Đan Mạch tại 14 huyện và 30 xã của tỉnh Đắk Lắk. Dựa vào kết quả điều tra của 1.825 phiếu kết hợp với phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với 300 người dân. 20% số người được phỏng vấn cho biết họ vẫn cần có sự hỗ trợ của người khác để có thể hồn tất cơng việc giấy tờ và một trong số 10 người sử dụng dịch vụ đã phải nhờ đến môi giới. Một tỷ lệ nhỏ từ 5 đến 6% phải trả thêm tiền ngồi khoản phí theo quy định.

Bảng 1.1: Tỷ lệ hồ sơ giải quyết tại mơ hình một cửa Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn

tại mơ hình một cửa ở tỉnh Đắc Lắc) Tỷ lệ hồ sơ không đúng hẹn Giấy tờ đất đai: Khoảng 49%

Giấy tờ cấp phép: Khoảng 75% Xác minh hành chính: Khoảng 80% Chính sách xã hội: Khoảng 72% Công chứng: Khoảng 85%

Giấy tờ đất đai: Khoảng 65% Giấy tờ cấp phép: Khoảng 45% Xác minh hành chính: Khoảng 39% Chính sách xã hội: Khoảng 50% Công chứng: Khoảng 39%

Nguồn: Viet Insight "Điều tra về tính hiệu quả của mơ hình một cửa

Chương 2 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH DỊCH VỤ CÔNG Ở TỈNH CAO BẰNG 2.1. NHỮNG ĐẶC THÙ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH DỊCH VỤ CÔNG Ở TỈNH CAO BẰNG 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam, có địa hình, thổ nhưỡng phức tạp, nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn và có biên giới (332km đường biên) giáp với Trung Quốc. Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích đất tự nhiên 6690,72 km2, chủ yếu là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất. Tuy diện tích tương đối lớn nhưng rừng núi chiếm tới 90%, vì vậy đất dành cho canh tác, sản xuất rất ít. Tỉnh Cao Bằng có 01 thị xã và 12 huyện phân bố ở 3 vùng với các đặc điểm thổ nhưỡng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen lẫn núi đá và miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm. Với địa hình như vậy, sự giao thương giữa các vùng hay ngay cả trong vùng với nhau là điều vơ cùng khó khăn. Thêm nữa mạng lưới giao thông của tỉnh Cao Bằng chưa phát triển, dẫn đến những hạn chế khác kìm hãm phát triển kinh tế xã hội, việc áp dụng các giải pháp cải thiện điều kiện sống của người dân cũng gặp nhiều trở ngại.

Với khí hậu ơn hịa và thổ nhưỡng đặc trưng, tỉnh Cao Bằng được thiên thiên ban tặng khá nhiều sản vật. Trong đó có một số tài ngun, khống sản q (như vàng, các loại quặng), rừng và các loại cây quý có giá trị kinh tế và y học. Đất đai để canh tác tuy ít nhưng màu mỡ và có khả năng trồng được một số loại cây có giá trị kinh tế cao. Cao Bằng cũng là một tỉnh có tiềm năng về du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng và những lễ hội truyền thống đặc biệt. Với đặc điểm tự nhiên, xã hội như vậy, một nền văn

hóa đầy bản sắc được hình thành và lưu giữ. Phần lớn người dân sống dựa vào tự nhiên và bằng những phương thức sinh sống truyền thống, cơ chế thị trường chưa hình thành ở đây vì vậy tính cách của người dân Cao Bằng ít nhiều có một số khác biệt so với các địa phương khác. Đó là người dân có xu hướng bằng lịng với hiện tại và hòa đồng với thiên nhiên hơn là tham gia vào các vấn đề chính yếu thuộc về các hoạt động của nhà nước.

2.1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Cao Bằng có tổng số dân: 507.183 người (số liệu điều tra 01/10/2009), trong đó hơn 95% là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là người Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô). Dù bị ảnh hưởng ít nhiều bởi sự phát triển của cơng nghệ hiện đại song nhìn chung các dân tộc tỉnh Cao Bằng vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng, lưu giữ những tập quán thói quen đã được lưu truyền lâu đời, tất nhiên, trong đó vẫn cịn cả những tập tục lạc hậu như du canh hay không chịu thay đổi thói quen lạc hậu trong sản xuất, chữa bệnh bằng các phương pháp lạc hậu và phản khoa học…

Người Cao Bằng sống khá tách biệt do diện tích đất đai rộng, cộng với địa hình phức tạp, giao thơng khơng thuận lợi nên việc tổ chức các hoạt động chung của cộng đồng cũng như phát triển văn hóa, giáo dục, y tế đều gặp khó khăn. Các điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cịn hạn chế. Người dân chưa được tiếp cận và chưa đủ sức sử dụng các dịch vụ y tế đúng chuẩn chất lượng. Hệ thống bảo hiểm cho người nghèo đã và đang được thực hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại ngăn cản người dân thụ hưởng dịch vụ này đúng quyền lợi. Lĩnh vực Giáo dục đào tạo những năm gần đây được quan tâm nhiều hơn. Đã có những thay đổi khả quan trong chất lượng dạy và học. Những năm gần đây, tỉnh Cao Bằng cũng đã nỗ lực phổ cập giáo dục tiểu học và đạt được kết quả khả quan song điều đáng lo ngại là nguy cơ tái mù ở cộng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao Bằng (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)