Mơ hình tổng thể bộ máy tổ chức quản lý điều hành của Agribank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45)

2.1.3.2 Cơ cấu nguồn nhân lực của Agribank

Tính đến 31/12/2010, Agribank có 36.985 cán bộ, viên chức, trong đó:

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Agribank đến cuối năm 2010 STT TRÌNH ĐỘ CBNV SỐ LAO ĐỘNG TỶ LỆ (%)

1 Tiến sĩ, thạc sĩ 675 1,83

2 Đại học 27.810 75,19

3 Cao đẳng, trung cấp, khác 8.500 22,98

Tổng số CBNV 36.985 100

31

2.2 Tình hình hoạt động của Agribank giai đoạn 2006-2010 2.2.1 Hình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam 2.2.1 Hình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Hệ thống NH Việt Nam có cấu trúc rất đa dạng, đã và đang phát triển rất nhanh về số lượng cũng như quy mơ tài chính, dẫn đến gia tăng sức ép cạnh tranh giữa các NH. Tính đến cuối năm 2010, hệ thống NH Việt Nam bao gồm: 1 NH phát triển, 1 NH chính sách xã hội, 3 NHTMNN và 2 NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước, 37 NHTMCP, 50 chi nhánh NHNNg, 5 NH 100% vốn nước ngồi, 5 NHLD, 18 cơng ty tài chính, 12 cơng ty cho th tài chính, hơn 1.000 Quỹ Tín dụng nhân dân.

Trong đó: Agribank, BIDV, Vietinbank, VCB, vẫn giữ vai trò chi phối trên thị trường, chiếm 63,32% thị phần tiền gửi và 65,46% thị phần cho vay. Do đó, các NH trong nhóm này là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Agribank.

Bên cạnh đó thì ACB được biết đến với một NH có tốc độ phát triển nhanh và bền vững, có chất lượng dịch vụ tốt nhất ở Việt Nam trong nhiều năm liền. Cùng

với Sacombank là một NH có hệ thống CNTT hiện đại, có vốn điều lệ tăng nhanh, với mức sinh lời cao. Đây cũng là 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Agribank.

Ngoài ra, theo “Bảng xếp hạng 20 ngân hàng lớn nhất Việt Nam năm 2009” do Công ty truyền thông- du lịch Bách Thiện thực hiện năm 2010. Trong đó 6 NHTM có mức xếp hạng cao nhất là Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank, ACB và Sacombank. Vì vậy các NHTM trong nhóm trên là đối thủ cạnh tranh lớn nhất hiện nay của Agribank.

Như vậy, đối thủ cạnh tranh của Agribank được tác giả chọn để phân tích, so sánh và đánh giá gồm: BIDV, VietinBank, VCB, ACB và Sacombank.

2.2.2 Các sản phẩm chủ yếu của Agribank

- Sản phẩm huy động vốn gồm: Tiền gửi không kỳ hạn; Tiền gửi thanh toán; Tiền gửi tiết kiệm; Chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn; Tiền gửi của NH khác.

- Sản phẩm tín dụng: Căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay thì hiện tại sản phẩm tín dụng của Agribank gồm có: Cho vay tiêu dùng (mua xe, mua nhà trả bằng lương, bằng thu nhập khác, mua sắm vật dụng gia đình,…); Cho vay du học; Cho

32

vay đi lao động nước ngoài; Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh; Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu; Cho vay mua sắm tài sản cố định, đầu tư dự án; Tiếp nhận và cho vay ủy thác các dự án Quốc tế.

- Sản phẩm bảo lãnh trong nước bao gồm: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh hồn thanh tốn; Bảo lãnh bảo hành cơng trình, thiết bị; Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh khác.

- Sản phẩm thanh toán quốc tế: Mở L/C; Ủy nhiệm chi; Ủy nhiệm thu; Nhờ thu; Chuyển tiền; Chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán biên mậu.

- SPDV: Dịch vụ kiều hối; Dịch vụ chi trả Western Union; Dịch vụ thu-chi hộ; Dịch vụ chuyển tiền trong nước; Dịch vụ séc; Dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ tài khoản, thẻ; Dịch vụ thanh toán đa biên; Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ; Dịch vụ bao thanh toán.

- SPDV tiện ích, tiên tiến dựa trên nền tảng CNTT như: Thẻ quốc tế; Mobile Banking (SMS Banking, Atransfer, Vntopup, Apaybill, VnMart); Gửi rút tiền nhiều nơi, đầu tư tự động.

- Kinh doanh Mỹ nghệ; Vàng bạc đá quí; Dịch vụ du lịch; Cho thuê tài chính; Thương mại-Dịch vụ; Bảo hiểm; Chứng khoán; Thu hộ ngân sách nhà nước.

2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2006-2010

Giai đoạn này Agribank đã tăng trưởng vượt bậc cả về nguồn vốn, tín dụng, tổng tài sản, mạng lưới hoạt động cũng như khách hàng,…Nhờ vậy, Agribank đã đạt được mục tiêu là NH giữ vị thế chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nơng thơn.

2.2.3.1 Hoạt động nguồn vốn

Agribank luôn xác định nguồn vốn huy động là nền tảng để mở rộng hoạt động kinh doanh nên đã tập trung thực hiện chiến lược huy động vốn với phương châm “Đi vay để cho vay’’. Năm 2010, thị phần huy động vốn của Agribank là 23,75% trong toàn ngành, với tổng nguồn vốn huy động đạt 474.941 tỷ đồng, tăng 243.115 tỷ đồng so năm 2006, tăng trung bình 20,97%/năm trong cả giai đoạn 2006-2010.

33

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn của Agribank giai đoạn 2006-2010

231.826 305.671 375.033 434.331 474.941 - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000

Năm 2006 Nam 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Cơ cấu nguồn vốn ngày càng phù hợp tạo thế chủ động trong kinh doanh:

* Nguồn tiền gửi của khách hàng giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng khá cao, số

tuyệt đối tăng 203.819 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 25,27%.

* Nguồn tiền gửi kho bạc và tiền vay NHNN giảm còn 20.830 tỷ đồng năm

2010, mức giảm là 0,19%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Đặc biệt, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nên chỉ tiêu này đã tăng lên đến 44.745 tỷ đồng trong năm 2009, qua năm 2010 giảm còn 20.830 tỷ đồng.

* Tiền gửi, tiền vay của TCTD có tăng nhưng không đáng kể, tốc độ tăng là

2,11%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Đặc biệt, năm 2009 là năm gặp nhiều khó khăn trong cơng tác nguồn vốn, nên chỉ tiêu này đã tăng lên đến 44.592 tỷ đồng,

sang năm 2010 giảm còn 16.970 tỷ đồng.

* Nguồn vốn ủy thác và vốn khác chiếm 2,06%/tổng nguồn vốn, tốc độ tăng bình quân là 9,40%/năm trong giai đoạn 2006-2010.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của Agribank giai đoạn 2006-2010

ĐVT: tỷ đồng

Ngân hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 % tăng (giảm) bìnhquân 1.Tiền gửi khách hàng 188.806 232.389 305.928 335.529 427.372 25,27 2.TGKB, tiền vay NHNN 21.026 25.991 28.801 44.745 20.83 (0,19) 3.Tiềngửi,vay cácTCTD 15.349 17.735 17.767 44.592 16.97 2,11 4.Vốn ủy thác,vốn khác 6.645 29.66 22.537 9.465 9.769 9,40 Tổng nguồn vốn 231.826 305.775 375.033 434.331 474.941 20,97

Nguồn: BCTN của Agribank từ 2006-2009[5], Báo cáo tổng kết năm 2010, Agribank[1]

Với cơ cấu vốn trên, Agribank luôn chủ động trong cân đối, đáp ứng kịp thời

34

2.2.3.2 Hoạt động tín dụng

Năm 2010 thị phần tín dụng của Agribank chiếm 25,43% trong tồn ngành, với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt mức 414.755 tỷ đồng, tăng 228.455 tỷ đồng so

năm 2006, tăng trung bình 24,53%/năm trong giai đoạn 2006-2010.

Bảng 2.3: Dư nợ và cơ cấu dư nợ của Agribank giai đoạn 2006-2010

Đvt: tỷ đồng, % Dư nợ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 % tăng (giảm) bình quân Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 186.300 100 246.188 294.697 354.112 414.755 100 24,53 Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế

-DNNN 20.493 11,00 21.418 21.867 25.558 22.406 5,40 1,87

-DNTN, HTX 59.616 32,00 88.135 117.145 156.471 191.146 46,09 44,13 -Hộ sản xuất 106.191 57,00 136.635 155.685 172.083 201.203 48,51 17,89

Nguồn: BCTN của Agribank từ 2006-2009 [5], Báo cáo tổng kết năm 2010, Agribank [1]

Cùng với việc tăng trưởng tín dụng thì cơ cấu dư nợ cũng có sự dịch chuyển theo đúng mục tiêu toàn hệ thống đã đề ra là nâng tổng dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt 70% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Cụ thể như sau: Dư nợ cho vay DNNN đã giảm từ 11,00% năm 2006 xuống 5,40% năm 2010; Dư nợ cho vay DNTN và HTX đã tăng từ 32% năm 2006 lên 46,09% năm 2010. Trong

đó, 15,6% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 43% dư nợ cho

vay DNTN và HTX (82.193 tỷ đồng), chiếm 19,82%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; Dư nợ hộ sản xuất chiếm tỷ trọng 48,51%/tổng dư nợ. Như vậy, đến cuối năm 2010 dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn là 283.396 tỷ đồng, chiếm

68,33%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, đạt 97,61% mục tiêu đã đề ra.

Gần đây do biến động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng nhiều

đến tình hình tài chính của khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh NH nên chỉ

tiêu nợ xấu có xu hướng tăng lên. Cuối năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Agribank đã tăng đáng kể từ 1,90% năm 2006 lên 3,75% năm 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ bù đắp rủi ro (quỹ dự phòng rủi ro/nợ xấu) vẫn đảm bảo lớn hơn 1 (đạt 1,57 lần ở

35

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu chất lượng tín dụng của Agribank từ 2006-2010

ĐVT: tỷ đồng, % STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Nợ xấu (tỷ đồng) 3.540 6.155 7.898 9.207 15.553 2 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 186.300 246.188 294.697 354.112 414.755 3 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 1,90 2,50 2,68 2,60 3,75

4 Tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ xấu(lần) 1,14 1,83 1,9 1,8 1,57

Nguồn: BCTN của Agribank từ 2006-2009[5], Báo cáo tổng kết năm 2010, Agribank[1]

2.2.3.3 Hoạt động phi tín dụng

Bên cạnh việc đẩy mạnh các SPDV truyền thống, nhiều SPDV hiện đại như:

Bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, L/c trả chậm,... đã được triển khai thực hiện, góp

phần nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu của Agribank. Cụ thể như sau:

* Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Giai đoạn này hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank tăng trưởng tốt

qua các năm. Cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank giai đoạn 2007-2010

Đơn vị: Triệu USD,%

ST

T Hoạt động ngoại hối Doanh số qua các năm

Tăng (giảm) so năm 2007 2007 2008 2009 2010 Số tiền (%) bq

1 Thanh toán Quốc tế 7.248 10.643 9.700 11.000 3.752 1,29 2 Mua bán ngoại tệ 25.125 26.102 11.844 15.844 (9.281) (9,23) 3 Chuyển tiền kiều hối 712 930 715 900 188 6,60 4 Thanh toán biên mậu 841 1.149 719 1.150 309 9,18 5 Xuất nhập khẩu ngoại tệ 297 269 295 320 23 1,94 6 Tài trợ thương mại quốc tế 69 180 31 350 281 101,81

Nguồn: Báo cáo của Ban quan hệ quốc tế Agribank, năm 2010 [3]

Qua bảng phân tích trên, hoạt động thanh tốn quốc tế tăng 3.752 triệu USD so năm 2007, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 1,29%. Ngoài ra, doanh số tài trợ

thương mại quốc tế, thanh toán biên mậu và doanh số chuyển tiền kiều hối cũng đã

tăng trưởng khá cao với tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là 101,81%; 9,18% và 6,60%/năm trong 4 năm qua. Năm 2009 là năm rất khó khăn cho hoạt động ngoại tệ

do tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động, đã làm cho doanh số mua bán của hoạt động này giảm đi đáng kể, với tốc độ giảm bình quân là 9,23%/năm trong 4 năm qua.

36

* Hoạt động dịch vụ khác

Năm 2008 đến nay Agribank thực hiện kết nối trực tuyến, mọi giao dịch được quản lý và xử lý tập trung. Agribank đã và đang phát triển các dịch vụ như: Chuyển tiền; Thu hộ ngân sách nhà nước; Internetbanking; SMS banking; Vntopup; Thanh tốn hóa đơn; Gửi rút tiền nhiều nơi; Đầu tư tự động,… bước đầu cũng đạt được

những kết quả khả quan, góp phần nâng tỷ trọng thu từ hoạt động phi tín dụng cho

Agribank từ 3,30% năm 2006 lên 8,44% năm 2010.

Cuối năm 2010, Agribank phát hành 6.386.120 thẻ các loại, trở thành NH dẫn

đầu về số thẻ phát hành và là NH có tốc độ phát hành thẻ nhanh nhất; Với 1.702

máy ATM, chiếm 17,5% thị phần và trở thành NH số 1 về số lượng máy ATM.

Biểu đồ 2.2: Số lượng thẻ phát hành qua các năm của Agribank

625,878 1,236,257 2,015,148 4,235,721 6,386,120 - 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010, Agribank [1]

2.2.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2006-2010

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2006-2010

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tăng %Tăng (giảm) (giảm) so bình 2006 quân 1.Vốn chủ sở hữu 2.566 10.451 14.040 19.254 33.626 31.060 242,09 2.Tổng tài sản 238.500 321.44 386.87 470 524 285.51 23,94 3.Thu nhập ròng trước chi QLKD và DPRR 11.128 16.055 19.541 17.128 22.72 11.592 20,83 4.Chi phí QLKD 5.189 7.73 9.341 9.443 12.093 6.904 26,61 5.Chi phí DPRR 4.485 3.17 7.412 4.891 6.976 2.497 11,11

6.Lợi nhuận trước thuế 1.454 5.155 2.788 2.794 3.651 2.197 30,22

7.Thuế thu nhập 347 640 664 1.018 1.296 949 54,70

8.Lợi nhuận ròng 1.107 4.515 2.124 1.776 2.355 1.248 22,55

37

Do nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động bất lợi, nhưng với

những nỗ lực của toàn hệ thống nên kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank giai

đoạn này cũng đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể là cùng với tốc độ tăng bình

quân là 242,09%/năm của VCSH và 23,94%/năm của tổng tài sản, thì lợi nhuận rịng cũng đã đạt mức tăng trưởng bình qn 22,55%/năm. Có được kết quả trên là do tổng thu nhập ròng trước chi quản lý kinh doanh (QLKD) và dự phòng rủi ro (DPRR) tăng 11.592 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 20,83%/năm. Vì vậy, lợi nhuận trước

thuế ở năm 2010 đạt 3.651 tỷ đồng tăng 2.197 tỷ đồng so năm 2006, tốc độ tăng bình quân là 30,22%/năm trong cả giai đoạn.

2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của Agribank bằng ma trận SWOT

Điểm mạnh Điểm yếu

1 Là một NHTMNN có lợi thế tuyệt đối về quy mơ vốn, mạng lưới, cơ sở khách hàng, thị phần hoạt động.

1 Tỷ lệ an toàn vốn, tỷ suất lợi nhuận thấp, chưa đáp ứng các chuẩn mực

quốc tế. 2 Có vai trị quan trọng trong phát triển

kinh tế đất nước, vai trị khơng thể thay thế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

2 Chi phí hoạt động cao do bộ máy

cồng kềnh; Tỷ trọng thu từ hoạt động phi tín dụng thấp.

3 Thương hiệu Agribank đã được khẳng định, tạo dựng vị trí trên thị trường,

hình ảnh Agribank đã thân thuộc, tạo

lập được lòng tin với khách hàng.

3 Cơ chế, chính sách chậm được đổi

mới, cơ chế quản trị rủi ro chưa đầy

đủ, mới chỉ chú trọng quản lý rủi ro

tín dụng. 4 Có quan hệ chặt chẽ với chính quyền

địa phương, tổ chức chính trị, xã hội,

xây dựng được các kênh phân phối

SPDV trực tiếp, an toàn, hiệu quả.

4 SPDV chưa đa dạng; chủ yếu là các

sản phẩm cơ bản, sản phẩm truyền thống, thiếu các sản phẩm dịch vụ tiên tiến.

5 Đội ngũ cán bộ đông đảo, giàu kinh

nghiệm, hiểu rõ khách hàng là nguồn lực và cơ sở để phát triển kinh doanh cả về quy mô và chất lượng.

5 Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được

yêu cầu về chất (kỹ năng hội nhập, cũng như khả năng ứng dụng công

38

6 Hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực: Tài chính - NH - Bảo hiểm giúp Agribank

đa dạng hóa các SPDV, sản phẩm tiện

ích cung cấp cho khách hàng, đồng thời mở rộng cơ sở khách hàng.

6 Mơ hình tổ chức chưa hiệu quả; Cơ cấu mạng lưới chưa tính đến hiệu quả;

Đánh đồng chi nhánh thành thị và

nông thôn làm giảm khả năng phát huy lợi thế về mạng lưới.

Cơ hội Thách thức

1 Môi trường kinh tế, chính trị ổn định tạo

điều kiện cho hợp tác; Chính sách của

Chính phủ thu hút đầu tư nước ngoài, kiều hối tạo nguồn ngoại tệ dồi dào.

1 Môi trường pháp luật trong nước chưa hồn thiện; mơi trường chính sách chưa nhất qn.

2 Hưởng lợi từ hội nhập kinh tế quốc tế: Dễ dàng thâm nhập thị trường quốc tế; Khai thác cơ hội đầu tư; tiếp cận

thuận lợi với các nguồn vốn đa dạng;

tiếp thu các công nghệ - kinh nghiệm quản lý từ các NH hàng đầu, hưởng lợi từ các hỗ trợ đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)