Hình 3.8: GDP của Singapore và Việt Nam (tỷ USD) Hình 3.9: Tăng trưởng GDP của Việt Nam và Singapore (%)
Nguồn: World Bank (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020)
Việt Nam: GDP của Việt Nam năm 2020 đạt 271,2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng
GDP đạt 2,906% (World Bank) tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành cơng lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm
nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD (World Bank), vượt
Singapore (337,5 tỷ USD) và Ma-lai-xi-a (336,3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 (World Bank) trong khu vực Đông Nam Á (sau In-đô-nê- xi-a 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Phi-li-pin 367,4 tỷ USD).
Singapore: GDP năm 2020 của Singapore đạt 340 tỷ USD, tăng trưởng GDP đạt
-5,391%, giảm 6,736% so với năm 2019 (World Bank). Mức giảm GDP trong năm 2020 là kết quả tăng trưởng kém nhất của Singapore kể từ khi độc lập vào năm 1965, thấp hơn cả mức giảm 2,2% hồi 1998, trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Là nền kinh tế phụ thuộc lớn vào cảng hàng không, ngành hàng khơng và du lịch, do đó lệnh kiểm sốt biên giới và du lịch trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Singapore.
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ổn định hơn so với Singapore. Tổng quan, trong giai đoạn 2010-2020, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam đạt 6%, trong khi Singapore chỉ đạt 4,31%. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng cả năm của Việt Nam năm 2020 đạt 2,91%,
tăng trưởng GDP năm 2020 của Singapore giảm mạnh là -5,391%. Theo IMF, dự đoán rằng trong 5 năm tới, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ từ 6 - 7% mỗi năm, trong khi của Singapore là 2 - 5%. Điều này có nghĩa là đến năm 2025, GDP của Việt Nam dự kiến cao hơn 22,7% so với Singapore.
● GDP bình quân đầu người:
Nguồn: World Bank (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020)
Việt Nam: GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Việt Nam là 2.786
USD/người vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam
đạt 1.979% trong năm 2020, tăng 71 USD/người so với con số 2.715 USD/người của
năm 2019.
Singapore: Năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của
Singapore là -5,1%, GDP bình quân đầu người (GDP/người) là 59.798 USD/người, giảm 5.843 USD/người so với con số 65.641 USD/người của năm 2019.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người
(GDP/người) của Singapore có sự sụt giảm đáng kể nhưng nhìn chung, GDP/người của Singapore vẫn gấp 21,5 lần USD/người của Việt Nam năm 2020.
Hình 3.12: Lạm phát, giá tiêu dùng (% hàng năm) - Singapore, Việt Nam
Nguồn: World Bank (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020)
Việt Nam: Năm 2011 có tỷ lệ lạm phát là 18.678%, cao nhất trong giai đoạn 2010
– 2020 và cao thứ 2 (chỉ sau năm 2008) trong giai đoạn 2000 – 2020. Trong giai đoạn 2011 – 2015, nhờ việc áp dụng đồng bộ các chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt, đồng thời thúc đẩy việc sản xuất, gia tăng hàng xuất khẩu và kiểm sốt nhập siêu,… lạm phát có xu hướng giảm và đạt mức thấp kỷ lục 0.631% vào năm 2015. Trong giai đoạn từ
năm 2016 – 2020 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn được giữ ổn định ở mức gần 4%.
Singapore: Năm 2011 có tỷ lệ lạm phát là 5.248%, cao nhất trong giai đoạn 2010-
2020. Năm 2017 có tỷ lạm phát tăng mạnh, tăng 1.11% so với năm 2016. Trong giai
đoạn từ 2017-2019, Singapore có tỷ lệ lạm phát ln giữ ổn định ở mức 0.5%. Năm
2020, tỷ lệ lạm phát của Singapore là -0.2%. Mặc dù tỷ lệ lạm phát của Singapore biến
động đáng kể trong những năm gần đây, nhưng nó có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2011- 2016 kết thúc ở mức thấp nhất trong giai đoạn này là -0.532% vào năm
2016.
Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có nhiều biến động hơn so với Singapore. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cao hơn Singapore mặc dù tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã giảm đáng kể nhờ vào chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, các chính sách ổn định chính trị-kinh tế. Các nỗ lực nhằm kiểm sốt lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng ổn định vĩ mô Việt Nam đạt được gần đây đã giúp cho Việt
Nam vượt qua được những sóng gió, bất ổn vừa qua của nền kinh tế tồn cầu. Tuy nhiên, vẫn cịn tiềm ẩn khơng ít rủi ro đối với lạm phát đến từ tình hình thế giới, hay do xu
hướng đầu cơ, tích trữ hàng trong nước tại một số thời điểm. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần vào cuộc tích cực hơn nữa, góp phần thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ.