Xuất một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam

Một phần của tài liệu so sánh môi trường đầu tư của singapore và việt nam (Trang 42 - 46)

4.1. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn

Việt Nam muốn phịng, chống tham nhũng có hiệu quả trước tiên phải có quyết tâm chính trị mạnh mẽ của người đứng đầu các cấp. Đồng thời, hoàn thiện thể chế pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính phủ, có chính sách tuyển dụng nhân tài dựa vào những cơ chế cơng khai hóa, có tính

cạnh tranh và đào tạo đội ngũ cán bộ công chức hành chính đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Đặc biệt cần bổ nhiệm đúng người tài, đức vào bộ máy lãnh đạo.

Phải có hệ thống tổ chức cơ quan chống tham nhũng chuyên trách ổn định, độc

lập, đủ quyền, đủ mạnh; có đội ngũ cán bộ được tuyển chọn chặt chẽ, đào tạo chuyên

nghiệp, chất lượng cao, liêm chính; nguồn lực tài chính đầy đủ, sự hậu thuẫn chính trị ở cấp cao nhất và ủng hộ của xã hội,...

Cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng có thể được giao đồng thời

nhiều chức năng, nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng ở cả khu vực công và khu vực tư. Vừa đảm bảo chức năng điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng (chức năng chống tham nhũng) vừa thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra xem xét, đánh giá phương thức hoạt

động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, phát hiện và kiến nghị hướng khắc phục

những điểm chưa hợp lý trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan này nhằm hạn chế tối đa các điều kiện nảy sinh tham nhũng (chức năng phòng ngừa tham nhũng), đồng

thời tham gia xây dựng thể chế, chính sách, thúc đẩy những nỗ lực giáo dục và tiếp cận cộng đồng để tuyên truyền, phổ biến, theo dõi, đánh giá về phòng, chống tham nhũng

(chức năng quản lý nhà nước về cơng tác phịng, chống tham nhũng).

Bảo đảm nguyên tắc xử lý tham nhũng thật nghiêm minh, cơng bằng, khơng có vùng cấm dù người tham nhũng ở cấp nào, đương chức, đã chuyển công tác hoặc đã

nghỉ hưu phải được xem xét đầy đủ trách nhiệm về hành chính lẫn hình sự khơng kể

người đó là ai, tuyệt đối khơng được “nặng dưới, nhẹ trên”.

Lấy phòng làm gốc, từ đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản bộ máy nhà

nước, xây dựng cơ chế quản lý năng động và thơng thống; đặc biệt cần xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, nhất là ở những khâu, những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng.

Cơ quan chống tham nhũng phải được trao quyền lực mạnh mẽ, hoàn toàn độc lập trong điều tra tội phạm tham nhũng, được tổ chức gọn nhẹ, tuyệt đối liêm khiết, kỷ

cương và bất kỳ nhân viên nào tham nhũng phải bị trừng trị đích đáng.

Có đủ nguồn lực tài chính, nhân lực và kỹ thuật và có năng lực tổ chức hiệu quả trong hoạt động chống tham nhũng; cơ quan này được hoạt động dưới sự lãnh đạo là

những tấm gương về tính liêm chính cao nhất.

4.2. Hồn thiện hệ thống pháp luật và cải cách thủ tục hành chính

Hồn thiện hệ thống pháp luật:

Xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất,

khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của

người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đảm bảo yêu cầu

Theo đó, nghiên cứu sửa đổi Luật Đầu Tư, Luật Doanh nghiệp cho phù hợp bối

cảnh mới; rà soát tổng thể hệ thống luật pháp hiện hành liên quan đến đầu tư, kinh doanh theo hướng đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với các quy định của Luật Đầu tư; quy định rõ hơn những đặc thù về thủ tục và điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngồi…

Cải cách thủ tục hành chính:

Tiếp tục cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên

quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước.

Rà sốt, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ cơng nghệ

thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thơng trong

giải quyết thủ tục hành chính.

Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên mơi trường điện tử để người dân,

doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.

4.3. Ổn định mơi trường kinh tế vĩ mơ.

Chính phủ cần điều hành quyết liệt, chủ động, linh hoạt, kịp thời, kết hợp hài hoà và đồng bộ giữa các cơng cụ chính sách để đảm bảo ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô,

đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng nhanh hơn, bền vững

hơn. Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ, đồng bộ chính sách tiền tệ (thơng qua lãi suất và tỷ giá hối đối) và chính sách tiền tệ (thông qua các khoản mục thu chi của Ngân sách) trong việc xây dựng và điều hành.

Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nền tảng vi mô vững chắc cho ổn định vĩ mô.

4.4. Cải thiện cơ sở hạ tầng

Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phát huy tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thơng.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tạo bước chuyển biến rõ rệt trong việc phân bổ

nguồn vốn đầu tư giữa các lĩnh vực giao thông.

Tập trung vốn cho các cơng trình có tính lan tỏa, tạo sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa các cơng trình trong cùng hệ thống, tại các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ quốc tế.

4.5. Giải pháp về nguồn nhân lực

Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.

Giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực trong cơng nhân, nơng dân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ,…

Cần có kế hoạch phối hợp, tạo nguồn nhân lực từ nơng dân, cơng nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn nhân lực cho đúng.

Không ngừng nâng cao trình độ học vấn thực hiện tồn xã hội học tập và làm việc. Cần có chính sách rõ ràng, minh bạch, đúng đắn đối với việc sử dụng, trọng dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa học và chuyên gia thật sự có tài năng cống hiến.

Hỗ trợ các nhóm yếu thế trong thị trường lao động, tăng cường an sinh xã hội và sự tham gia của người lao động vào chế độ bảo hiểm xã hội; tăng cường khả năng phòng ngừa và khắc phục rủi ro về việc làm và thu nhập của người lao động.

Danh mục tài liệu tham khảo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), https://fia.mpi.gov.vn/Home/en, , ngày truy cập

10/11/2021.

Cục quản lý thương mại quốc tế Singapore (2020) https://www.trade.gov/, , ngày truy cập 10/11/2021.

Investment Map (2020), https://www.investmentmap.org/home, ngày truy cập 10/11/2021.

OliverWyman (2020), https://www.oliverwyman.com/, ngày truy cập 10/11/2021. Statista (2020), https://www.statista.com/statistics, ngày truy cập 10/11/2021. The Global Economy (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020) Singapore, https://www.theglobaleconomy.com/Singapore/, ngày truy cập 10/11/2021.

The Global Economy (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020) Vietnam, https://www.theglobaleconomy.com/Vietnam/, ngày truy cập

10/11/2021.

Tổng Cục Thống Kê (2020), https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/, ngày truy cập 10/11/2021.

Transparency - Tổ chức Minh bạch Quốc tế (2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020), https://www.transparency.org/, ngày truy cập 10/11/2021.

World Bank - Ngân hàng Thế giới, https://data.worldbank.org/, ngày truy cập 10/11/2021.

World Bank Group (2020), Doing Business Report 2020 in Vietnam (Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2020 của Việt Nam), http://www.doingbusiness.org/, ngày truy cập 10/11/2021.

World Bank Group (2020), Doing Business Report 2020 in Singapore (Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2020 của Singapore) http://www.doingbusiness.org/, ngày truy cập 10/11/2021.

Một phần của tài liệu so sánh môi trường đầu tư của singapore và việt nam (Trang 42 - 46)