với Singapore
● Ưu điểm:
Mơi trường chính trị và thể chế: Sự thay đổi trong thể chế chính trị và thể chế
kinh tế đã dẫn đến những thay đổi rõ rệt trong phát triển kinh tế.
Về mức độ ổn định chính trị:
Chỉ số “Ổn định chính trị và khơng có bạo lực” được đánh giá cao. Nền chính trị
ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hịa bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một
số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước trong khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam ln ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán.
Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng lớn, chi phí cạnh tranh, chính sách ưu đãi hấp dẫn, nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng và vị trí địa lý thuận lợi. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương trong việc cải thiện mơi trường đầu tư, cải cách chính sách, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà nhà đầu tư nước ngoài hoạt động thành công tại Việt Nam. Sự thành công trong việc
kiểm soát dịch COVID-19 của Việt Nam thời gian qua cũng tạo sự tin tưởng cho nhà
đầu tư nước ngồi, tăng thêm uy tín cho Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn và an
Về vấn đề kiểm soát tham nhũng: Trong năm 2017, chống tham nhũng là một trong
các chiến lược cải cách của Nhà nước. Những văn bản luật pháp được đưa ra nhằm tăng cường sự giám sát của người dân, tăng tính minh bạch thơng tin. Kết quả đó cũng cho thấy, những nỗ lực kiểm soát tham nhũng của Chính phủ đang khẳng định sự đúng đắn của Chính phủ nhằm chống tham nhũng, giảm thiểu chi phí khơng chính thức cho doanh nghiệp.
Mơi trường kinh tế: Về vấn đề lạm phát, liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016 -
2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất(7). Đặc biệt, trong năm 2020, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của đại
dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm (2016 - 2020) tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần, năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 3.500 USD, giữ vị trí số 1 trong nhóm 29 quốc gia cùng mức thu nhập.
Cơ sở hạ tầng: Việt Nam đang sở hữu kết cấu hạ tầng đồng bộ, đa dạng, hiện đại
ở nhiều loại hình. Đây là những điểm cộng trong việc tạo môi trường hấp dẫn, là điều
kiện thuận lợi trong việc mời gọi các doanh nghiệp trong nước và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, thủ đơ Hà Nội, nằm ở phía Bắc, có được cơ hội kinh doanh rất thuận lợi. Thành phố Hồ Chí Minh, có dân số lớn nhất, nằm ở phía Nam, được xem là “thánh địa” công nghiệp của Việt Nam.
Khả năng tiếp cận nguồn lực: Lao động: Việt Nam có dân số 97,34 triệu người
(lớn thứ 15 trên thế giới - 2020). Sở hữu những người lao động trẻ, có tay nghề cao với tinh thần làm việc tốt và tỷ lệ biết chữ hơn 90%, người Việt Nam được trang bị trình độ học vấn cao và sẵn sàng phục vụ trong các ngành địi hỏi kỹ năng cao như cơng nghệ thơng tin, dược phẩm và dịch vụ tài chính với chi phí cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực.
● Hạn chế:
Mơi trường chính trị: Tình hình tham nhũng ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp,
có biểu hiện tinh vi hơn và khó phát hiện; vụ, việc tham nhũng được phát hiện, xử lý
chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra hiện nay. Các bộ, ngành, địa
phương đã tiến hành hơn 3.940 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 394 vụ việc và 521 người vi phạm (tăng hơn 38% số vụ và hơn 80% số người vi phạm so với năm 2019). Đã xử lý kỷ luật 65 người, xử lý hình sự 64 người; kiến nghị thu hồi và bồi thường hơn 44 tỷ đồng, đã được thu hồi và bồi thường trên 24 tỷ đồng. Cũng theo số liệu từ báo cáo Chính phủ, năm 2020 có 69 người đứng đầu và
cấp phó bị xử lý kỷ luật (tăng 39 người so với năm 2019) và 12 người bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.
Môi trường pháp lý: Nhìn chung, Singapore đều có ưu thế hơn Việt nam về mọi
chỉ số: Thành lập doanh nghiệp, Cấp giấy phép xây dựng, Các quy định về lao động,
Bảo vệ các nhà đầu tư tối thiểu, Hệ thống thuế và đóng thuế, Thực thi hợp đồng và Giải quyết tình trạng mất khả năng thanh tốn. Thật vậy, Singapore được coi là một trong những quốc gia có mơi trường pháp lý thuận lợi nhất trên thế giới cho doanh nghiệp. Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách trong những năm qua để cải thiện môi trường kinh doanh.. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản, tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh, giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp đang có xu hướng chậm lại so với các năm trước. Các lĩnh vực cải cách bị doanh nghiệp đánh giá là giảm điểm so với năm trước bao gồm: thành lập doanh nghiệp, cấp phép xây dựng,...
Ðiều đáng nói, đây đều là những lĩnh vực có tốc độ cải cách được cho là nhanh và ấn
tượng nhất của môi trường kinh doanh Việt Nam nhiều năm qua. Chính vì vậy, để thu hút đầu tư, Việt nam cần phải cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa.
Thủ tục: Thực tế hiện nay việc thành lập doanh nghiệp vẫn cịn có rất nhiều bất
cập. Thủ tục xét duyệt cho các đối tượng được hưởng ưu đãi còn quá phức tạp, quá rườm rà khiến các doanh nghiệp không hào hứng tham gia. Rất nhiều doanh nghiệp phàn nàn về các thủ tục hành chính chưa gọn lẹ, gây phiền toái và mất thời gian của doanh nghiệp. Thời gian thực hiện các trình tự thủ tục đầu tư còn kéo dài và quản lý tài chính khá phức tạp là một trong những cản trở đối với việc triển khai nhanh các dự án cũng như mở
rộng quy mơ của nó cho phù hợp với sự chuyển biến năng động và liên tục của thị trường và của doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế: Vấn đề lạm phát: Mức lạm phát của Việt Nam vẫn còn cao
hơn so với Singapore. Lạm phát năm 2020 của nước ta tăng cao ở những tháng đầu năm, nguồn cung một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đặc biệt là nguồn cung thịt lợn giảm do dịch bệnh tả lợn Châu Phi đã đẩy giá nhóm thực phẩm tăng cao. Mặt bằng giá cả thị trường trong năm 2020 chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố cung cầu thay đổi liên tục và phức tạp trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19. Mặt bằng giá có xu hướng giảm hoặc ổn định ở mức thấp trong các thời điểm cung cầu chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh và hồi phục khi dịch bệnh được kiểm soát. CPI tăng cao nhất vào tháng 1, tăng
1,23% và giảm mạnh nhất vào tháng 4, giảm 1,54%.
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của Việt Nam mặc dù đã có nhiều cải thiện trong
những năm qua, nhưng vẫn còn một số hạn chế. So với Singapore, chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam thấp hơn Singapore ở tất cả các phân khúc. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số có quy mơ nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thơng và an tồn giao thơng cịn hạn chế.
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Hệ thống đường sắt chủ yếu khổ 1m được xây dựng kể từ thời Pháp thuộc, tới nay đã hơn 100
năm rất lạc hậu và có thị phần vận tải rất thấp (không quá 2%). Về hàng khơng, tồn quốc có 21 sân bay đang được khai thác, trong đó có 8 sân bay quốc tế, tuy nhiên phần lớn các sân bay có quy mơ cịn hạn chế, chưa sân bay nào đạt tiêu chuẩn đầu mối khu vực. Do đó, cần chú trọng cải thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư mạnh hơn nữa.
Khả năng tiếp cận các nguồn lực:
Vốn: Khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ qua hệ thống các
ngân hàng thương mại cịn hạn chế, có đến 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trong đó, hơn 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và 30% DN khác cho biết, rất khó tiếp cận nguồn vốn này. Gần 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao, nhiều rủi ro. Tỷ lệ dư nợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trung bình khoảng 22 - 25% tổng dư nợ cho vay toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 2012 - 2017…
Lao động: Chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay ln xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số
ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thơng tin viễn thơng, du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động cơng nghiệp cịn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Tình trạng thể lực của lao
động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự
dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy
móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị
các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, khơng có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.