2.4. Đánh giá về công tác huy động và quản trị nguồn vốn tiền gửi tại Eximbank
2.4.1.3. Cơ hội (Opportunity)
Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng ngày càng hội nhập quốc tế, tiếp cận với các thị trƣờng tài chính quốc tế đã phát triển ở mức cao hơn. Điều này sẽ mang lại những cơ hội lớn cho các ngân hàng trong nƣớc nói chung và Eximbank nói riêng trong việc trao đổi, hợp tác quốc tế, giúp cho các tổ chức tín dụng tận dụng các thế mạnh về nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các quốc gia có trình độ phát triển cao. Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra động lực thúc đẩy quá trình đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập và thực hiện cam kết với các định chế tài chính, các tổ chức thƣơng mại khu vực và quốc tế.
thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, vốn là những vùng kinh tế trọng điểm, tập trung đông dân cƣ và các tổ chức kinh tế xã hội, kinh tế phát triển với tốc độ cao, dân cƣ và tổ chức có cơ hội tích lũy và phát sinh nhu cầu đầu tƣ tiền nhàn rỗi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Eximbank khai thác những tiềm năng và nguồn lực dồi dào tại các địa bàn này, đẩy mạnh cơng tác huy động vốn, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác, đem lại nguồn thu nhập chính cho cả hệ thống Eximbank.
Đối tác chiến lƣợc của Eximbank là Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) đã có nhiều hỗ trợ cho Eximbank về nhiều mặt, trong đó có hoạt động ngân hàng bán lẻ, ngân hàng doanh nghiệp và bảo vệ cơng ty. Thơng qua đó, Eximbank đã đúc kết đƣợc nhiều kinh nghiệm trong quản lý rủi ro, phát triển ngân hàng bán lẻ và đang từng bƣớc xây dựng những quy chế, quy định để đƣa những hỗ trợ kỹ thuật ứng dụng vào thực tế.