Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự truyền dẫn lãi suất ở việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 43)

Nhân tố Biến Tác giả nghiên cứu Kết quả

nghiên cứu

Sự truyền dẫn lãi suất trong dài hạn

Lãi suất liên ngân hàng; lãi suất thả nổi; lãi suất thế chấp cố định; lãi suất cho vay; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn; lãi suất trái phiếu; lãi suất chính sách; euribor

Liu (2006); Crespo-Cuaresma (2002); Ana- Maria Fuertes (2008)

Sự truyền dẫn hoàn toàn đối với một vài lãi suất

Sự truyền dẫn lãi suất trong dài hạn

Lãi suất cho vay; lãi suất tiền gửi; lãi suất thị trường tiền tệ

Sorensen (2006); Marotta (2008); Byungchul Yu (2013); Pil Nee Tai (2012); Akberto Motagnoli (2012); Sheikh Khurram Fazal (2013); Marco A. Espinosa (2003); Alexander Tieman (2004); Dongyang Di (2014) Sự truyền dẫn trong dài hạn khơng hồn tồn Sự truyền dẫn lãi suất trong ngắn

Lãi suất chính sách; lãi suất liên ngân hàng; lãi suất tiền gửi; lãi suất cho vay; lãi suất tiết kiệm

Liu (2006); Sanusi (2010); Bondt (2002); Alexander Tieman (2004); Marco A.Espinosa (2003); Sheikh Khurram Fazal (2013); Alberto

Khơng hồn tồn

hạn Dongyang Di (2014) Tốc độ

truyền dẫn

Lãi suất liên ngân hàng, lãi suất trái phiếu, lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay; lãi suất chính sách

Crespo-Cuaresma (2002); Liu (2006); Sorensen (2006)

-

Tốc độ truyền dẫn

Lãi suất tiền gửi; lãi suất cho vay; lãi suất thị trường tiền tệ

Bondt (2002) +

Sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất

Lãi suất liên ngân hàng; lãi suất thả nổi; lãi suất thế chấp cố định; lãi suất cho vay; lãi suất tiền gửi; lãi suất trái phiếu

Liu (2006); Marco A.Espinosa (2003); Alberto Motagnoli (2012) Khơng có sự bất cân xứng Sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất

Lãi suất cho vay; tỷ lệ rủi ro trên vốn; tốc độ tăng trưởng GDP; tỷ lệ lạm phát; lãi suất tái cấp vốn

Roelands (2012); Quốc Bảo (2013); Cuaresma (2002)

2.3 Kết luận

Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam về truyền dẫn lãi suất và sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất đều cho thấy rằng quá trình truyền dẫn lãi suất xảy ra không hoàn toàn do nhiều nguyên nhân khác nhau như: các điều kiện về cho vay mà ngân hàng áp dụng đối với các cơng ty phi tài chính và các hộ gia đình là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự dẫn truyền lãi suất (Weth, 2002); mức độ cạnh tranh khác nhau giữa các ngân hàng (Sorensen ,2006) ; sự biến dạng trong lãi suất cho vay (Sanusi,2010); cấu trúc tài chính làm hạn chế hiệu quả dẫn truyền (Liu, 2006); chi phí điều chỉnh (Alexander Tieman, 2004); chính sách tiền tệ kém hiệu quả, thị trường tài chính khơng hiệu quả và mức độ hội nhập tài chính thấp (Pil Nee Tai, 2012; Alexander Tieman, 2004); chi phí thực đơn, chi phí chuyển đổi, bất cân xứng thơng tin và cạnh tranh không hoàn hảo (Byungchul Yu, 2013); cấu trúc chính trị và mơi trường tài chính thay đổi (Dongyang Di, 2014); chất lượng tín dụng, chi phí quản lý và chi phí cạnh tranh (Nokoloz Gigineishvili, 2011). Sebastian (2012) và Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013) nghiên cứu về sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất, tác giả cho rằng có sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất là do các ngân hàng bị ràng buộc về vốn và thanh khoản. Trên cơ sở những nghiên cứu này, chúng tôi đã kế thừa phương pháp nghiên cứu của Liu (2006) để thực hiện nghiên cứu sự truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam. Liu (2006) đã nghiên cứu quá trình truyền dẫn lãi suất ở New Zealand và những bài học kinh nghiệm của nước này trong q trình làm tăng tính minh bạch chính sách và cấu trúc tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả dẫn truyền lãi suất như thế nào để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình truyền dẫn lãi suất ở Việt Nam

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa trên phương pháp luận đã trình bày ở phần trước và kế thừa phương pháp nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước đây, đặc biệt là kế thừa mơ hình nghiên cứu của tác giả Ming-hua Liu, Dimitri Margaritis và Alizera Tourani-Rad (2006). Phần thiết kế nghiên cứu bao gồm mô tả dữ liệu nghiên cứu, mơ tả các biến sử dụng trong mơ hình, phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu.

3.1. Dữ liệu nghiên cứu

Để ước lượng mơ hình, chúng tơi sử dụng dữ liệu q được thu thập từ quý I/2003- I/2014 (tổng số 45 quan sát) ở Việt Nam, từ các nguồn đáng tin cậy như website của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn) , Thống kê tài chính quốc tế (http://elibrary-data.imf.org/).

Sau đó chúng tơi tiến hành kiểm định, bước đầu tiên chúng tôi kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu trong mơ hình, nếu chuỗi này khơng dừng thì lấy sai phân cho tới khi có tính dừng trước khi đưa vào mơ hình. Kiểm định tính dừng dựa vào kiểm định PP (Phillips – Perron) và ADF.

Biến chuỗi dừng là khái niệm cơ bản và quan trọng trong lý thuyết Đồng liên kết. Vì thế, trong khi ước lượng các tham số hoặc kiểm định giả thuyết của các mơ hình, nếu khơng kiểm định thuộc tính này của biến chuỗi thì các kỹ thuật phân tích thơng thường (chẳng hạn như kỹ thuật OLS) sẽ khơng cịn chính xác và hợp lý. Do đó, nếu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan như trên sẽ dẫn đến “hồi quy giả mạo” (Granger và Newbold, 1974). Kết quả của loại hồi quy này sẽ dẫn đến các kiểm định thống kê như t, F, R2 sẽ bị lệch. Nói một cách khác, hồi quy lệch sẽ cho kết quả các kiểm định thống kê t và R2 rất tốt , nhưng mơ hình có thể hoàn toàn khơng có ý nghĩa. Vì vậy, trước khi xây dựng và phân tích mơ hình, cần phải có kiểm định thuộc tính dừng của các biến chuỗi trước khi đưa vào sử dụng.

3.2. Mô tả các biến

Ngân hàng Nhà nước quản lý lãi suất thông qua 3 loại lãi suất: lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn. Tuy nhiên, lãi suất cơ bản hầu như không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Do đó, khơng thích hợp để nghiên cứu. Vì vậy, chúng tơi chọn biết lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấo vốn là biến đại diện cho biến lãi suất chính sách ở Việt Nam.

Lãi suất tái chiết khấu (rediscount) là lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá. Ví dụ như: Hối phiếu, lệnh phiếu, Trái phiếu , ...Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó) để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh tốn ghi trên đó khi đến hạn. Các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh tốn họ bán lại các khoản sẽ thu này cho NHTW để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho NHTW một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu. Theo nghiên cứu của Sanusi (2010), tác giả chọn biến lãi suất tái chiết khấu làm biến đại diện cho lãi suất chính sách tiền tệ. Để thực hiện bài luận văn này, chúng tôi thu thập số liệu lãi suất tái chiết khấu từng quý từ website Ngân hàng nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn) trong khoảng thời gian từ Q1/2003-Q1/2014 làm biến đại diện cho lãi suất chính sách tiền tệ.

Lãi suất tái cấp vốn (refinance) cũng gần giống như vậy nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các NHTM, và sau đó họ bán lại các khoản này cho NHTW để đổi lấy lượng tiền mặt. Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013), tác giả chọn biến lãi suất tái cấp vốn làm biến đại diện cho lãi suất chính sách tiền tệ. Trong bài luận văn này, chúng tôi thu thập số liệu lãi suất tái cấp vốn từng quý từ website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn) trong khoảng thời gian từ Q1/2003-Q1/2014 làm biến đại diện cho lãi suất chính sách tiền tệ.

Theo nghiên cứu của Liu (2006), Sanusi (2010), Crespo-Cuaresma (2004); Bondt (2002); Fazal (2013); A.Espinosa (2003); Gigineishvili (2011). Các tác giả chọn biến lãi suất trái phiếu (treasury) và lãi suất liên ngân hàng (interbank) làm biến đại diện cho lãi suất thị trường tiền tệ.

Lãi suất trái phiếu (treasury) là mức lãi danh nghĩa mà nhà phát hành (công ty hay đơn vị phát hành thuộc chính phủ – chẳng hạn Kho bạc Nhà nước) hứa sẽ trả cho người mua trái phiếu trong một đơn vị thời gian. Trong bài luận văn này, chúng tôi chọn biến lãi suất trái phiếu làm biến đại diện cho lãi suất thị trường tiền tệ, số liệu được lấy theo quý từ Thống kê tài chính quốc tế (IFS) trong khoảng thời gian từ Q1/2003-Q1/2014.

Lãi suất liên ngân hàng (interbank) là lãi suất vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng thông qua thị trường liên ngân hàng. Lãi suất này luôn biến động lên xuống tùy thuộc thời điểm trong ngày. Các tổ chức công bố thông tin (Ngân hàng Trung Ương, Bloomberg…) sẽ tập hợp số liệu của các ngân hàng, tính tốn đưa ra một con số bình qn vào buổi sáng. Trong bài luận văn này, chúng tôi chọn biến lãi suất liên ngân hàng làm biến đại diện cho lãi suất thị trường tiền tệ, số liệu được lấy theo quý từ Thống kê tài chính quốc tế (IFS) trong khoảng thời gian từ Q1/2003-Q1/2014.

Theo Liu (2006); Sanusi (2010); Crespo-Cuaresma (2004); Mark A Weth (2002); Bondt (2002); Marotta (2008); Tieman (2004); Fuertes (2008); Montagnoli (2012); Tai (2012); Fazal (2013); Yu (2013); Di (2014); Gigineishvili (2011). Các tác giả chọn biến lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi làm biến đại diện cho biến lãi suất bán lẻ ngân hàng. Để thực hiện bài luận văn này, chúng tôi thu thập số liệu lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi theo quý trong khoảng thời gian từ Q1/2003-Q1/2014 từ Thống kê tài chính quốc tế (IFS) làm biến đại diện cho biến lãi suất bán lẻ ngân hàng.

Lãi suất cho vay (lending) là lãi suất được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả cho ngân hàng. Lãi suất cho vay có sự phân biệt giữa các khoản vay với thời hạn khác nhau, mức rủi ro khác nhau.

Lãi suất tiền gửi (deposit) là lãi suất được áp dụng để tính lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau phụ thuộc vào thời hạn, qui mô tiền gửi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự truyền dẫn lãi suất ở việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 36 - 43)