Kết quả dẫn truyền dài hạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự truyền dẫn lãi suất ở việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 54)

Biến phụ thuộc (y) 𝛼0 𝛼1 Prob. Interbank (1) 1.0995*** (1.6491) 0.8600* (8.7896) 0.0201 Treasury (1) 3.6302 (6.0045) 0.6161* (6.9476) 0.0318 Interbank (2) -0.7034*** (-0.8298) 0.8774 (8.8856) 0.0009 Treasury (2) 2.3207* (3.0242) 0.6308* (7.0567) 0.0286 Lending (3) 7.6413 (15.0310) 0.6794 (9.5253) 0.0000 Deposit (3) 3.9007 (8.7597) 0.7832 (12.5349) 0.0003 Lending (4) 6.6910 (7.3432) 0.7130* (6.1248) 0.0077 Deposit (4) 2.3671* (2.8722) 0.8810 (8.3668) 0.0000

Nguồn: Kết quả ước lượng trên phần mềm Eviews 6.0. Ghi chú: (1): Biến độc lập (x) là lãi suất tái chiết khấu (rediscount); (2): Lãi suất tái cấp vốn (refinance); (3) : Lãi suất liên ngân hàng (Interbank); (4): Lãi suất trái phiếu (treasury)

*: mức ý nghĩa 1%; **: mức ý nghĩa 5%; *** mức ý nghĩa 10%

Kết quả ước lượng sự dẫn truyền dài hạn trên cho thấy, sự dẫn truyền dài hạn từ lãi suất chính sách đến lãi suất liên ngân hàng khơng hoàn toàn. Cụ thể, hệ số dẫn truyền từ lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất liên ngân hàng lần lượt là 0.8600 và 0.8774 (𝛼1 < 1). Bên cạnh đó, sự

dẫn truyền từ lãi suất chính sách đến lãi suất trái phiếu thì khơng hoàn toàn trong dài hạn, mức độ truyền dẫn thấp. Cụ thể, hệ số dẫn truyền từ lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất trái phiếu lần lượt là 0.6161 và 0.6308 (𝛼1 < 1). Điều này cho thấy trong dài hạn mức độ truyền dẫn từ lãi

suất chính sách đến lãi suất thị trường khơng hoàn toàn và mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất liên ngân hàng cao hơn mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất trái phiếu. Lãi suất thị trường phản ứng mạnh theo lãi suất chính sách là vì những quyết định của Ngân Hàng Trung Ương tác động trực tiếp lên lãi suất thị trường, những thay đổi của lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu sẽ trực tiếp làm cho lãi suất liên ngân hàng và lãi suất trái phiếu thay đổi theo.

Đối với sự dẫn truyền dài hạn từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ, kết quả ước lượng cho thấy sự dẫn truyền từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ không hoàn toàn trong dài hạn, sự dẫn truyền từ lãi suất thị trường đến lãi suất tiền gửi thì nhanh hơn sự dẫn truyền đến lãi suất cho vay. Cụ thể, hệ số dẫn truyền từ lãi suất thị trường đến lãi suất tiền gửi lần lượt là 0.7832 và 0.8810 và hệ số dẫn truyền đến lãi suất cho vay lần lượt là 0.6794 và 0.7130.

Kết quả này đồng nhất với kết quả nghiên cứu của tác giả Sorensen (2006); Marotta (2008); Byungchul Yu (2013); Pil Nee Tai (2012); Akberto Motagnoli (2012); Sheikh Khurram Fazal (2013); Marco A. Espinosa (2003); Alexander Tieman (2004); Dongyang Di (2014) cho rằng sự dẫn truyền lãi

suất không hoàn toàn trong dài hạn. Nhưng không đồng nhất với kết quả nghiên cứu của các tác giả Liu (2006); Cuaresma (2002); Fuertes (2008), cho rằng q trình truyền dẫn lãi suất xảy ra hịan toàn chỉ đối với một vài lãi suất bán lẻ. Theo tác giả, sở dĩ có sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu của tác giả và kết quả nghiên cứu của Liu (2006) là do theo kết quả nghiên cứu của Liu (2006), trước khi có sự xuất hiện của OCR vào năm 1999, mức độ truyền dẫn dài hạn từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ không hoàn toàn, mức truyền dẫn trong khoảng từ 13% đến 67%. So với sau khi có sự xuất hiện của OCR, mức độ truyền dẫn đối với lãi suất thế chấp thả nổi, lãi suất cho vay cơ bản và lãi suất tiền gửi 6 tháng gia tăng. Nhưng đối với lãi suất thế chấp cố định kỳ hạn từ 1-5 năm thì khơng thay đổi hoặc giảm. Tuy nhiên, mức độ truyền dẫn đối với lãi suất cho vay cơ bản và thả nổi thì hoàn toàn ở mức ý nghĩa 5% và mức truyền dẫn hoàn toàn đối với lãi suất tiền gửi 6 tháng thì ở mức ý nghĩa 10%.

4.3. Kiểm định tính dừng của phần dư

Để biết được liệu các biến số này có tồn tại quan hệ trong dài hạn hay không (quan hệ đồng liên kết), chúng ta phải kiểm định tính dừng của phần dư trong hàm hồi quy 𝑦𝑡=𝛼0+𝛼1𝑥𝑡+𝜀𝑡. Chúng ta chấp nhận giả thuyết H0 (p- value > α) nghĩa là phần dư khơng có tính dừng, và bác bỏ giả thuyết H0 (p- value < α) nghĩa là phần dư có tính dừng. Chúng ta cùng xem xét kết quả kiểm định tính dừng của phần dư 𝜀𝑡 dưới đây:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự truyền dẫn lãi suất ở việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 54)