Kết quả kiểm định sự bất cân xứng bằng kiểm định Wald test

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự truyền dẫn lãi suất ở việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 61)

Wald test Biến phụ thuộc (∆𝑦) 𝛽0 𝛿2 𝛿3 𝜒2 (𝛿2=𝛿3) Prob. Lending (1) 0.1688 0.3111 0.0617 4.6970 0.0302 Deposit (1) 0.6533 0.4348 0.0578 3.6323 0.0567 Lending (2) 0.6699 0.5627 0.0891 14.973 0.0001 Deposit (2) 0.7037 0.4435 0.2526 35.207 0.0000

Nguồn: Kết quả ước lượng trên phần mềm Eviews 6.0. Ghi chú: (1): Biến ∆𝑥 là sự thay đổi lãi suất liên ngân hàng; (2): sự thay đổi lãi suất trái phiếu

𝛽0 là hệ số truyền dẫn ngắn hạn

𝛿2: Tốc độ điều chỉnh sai số khi lãi suất trên mức cân bằng 𝛿3: Tốc độ điều chỉnh sai số khi lãi suất dưới mức cân bằng

Như vậy, từ bảng kết quả trên ta thấy p-value nhỏ hơn các mức ý nghĩa 𝛼, nên ta bác bỏ giả thuyết 𝐻0 , nghĩa là có sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất bán lẻ. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Quốc Bảo và Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013), Sebastian Roelands (2012) cho rằng có sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất do điều kiện ràng buộc về vốn và thanh khoản của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của tác giả Quốc Bảo (2013) cho thấy rằng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu không thật sự ảnh hưởng đến lãi suất cho vay ở Việt Nam. Các ngân hàng có khuynh hướng tăng lãi suất cho vay ngay lập tức khi lãi suất tái cấp vốn tăng nhưng ngược lại, khi lãi suất tái cấp vốn giảm thì họ giảm lãi suất cho vay chậm. Tác giả cho rằng có 2 lý do để giải thích cho việc thiếu liên kết giữa lãi suất chính sách và lãi suất cho vay. Thứ nhất, các ngân hàng chỉ hành động

theo mục tiêu lợi nhuận của họ mà không quan tâm đến lợi ích của những nhóm khác. Thứ hai, NHNN kiểm soát lãi suất chủ yếu bằng các biện pháp mệnh lệnh và hành chính. Hơn nữa, giữa người làm chính sách và ngân hàng có mối quan hệ lẫn nhau. Những nguyên nhân đó làm giảm ảnh hưởng của lãi suất tái cấp vốn đến lãi suất cho vay. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Liu (2006) thì khơng tìm thấy bằng chứng cho sự bất cân xứng trong truyền dẫn lãi suất. Theo Liu (2006), việc thiếu sự bất cân xứng là do sự cạnh tranh xảy ra giữa các ngân hàng trong những năm gần đây về thị phần ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự truyền dẫn lãi suất ở việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59 - 61)