Chương 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Cơ sở lý luận huấn luyện sức mạnh tốc độ bóng rổ
Khái niệm về sức mạnh tốc độ và các quan điểm về sức mạnh tốc độ có nhiều, rất đa dạng, có một số quan điểm cơ bản sau:
Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: Sức mạnh tốc độ là sức mạnh được sinh ra trong các động tác nhanh [67].
Theo D. Harre: Sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục lực cản với tốc độ co cơ cao của VĐV [15].
Theo William J.Kraemer, Steven J. Fleck (1993): Sức mạnh tốc độ là năng lực biểu hiện trị số sức mạnh lớn trong một thời gian ngắn nhất [95].
Theo Nguyễn Thế Truyền và cộng sự (2002): sức mạnh tốc độ là sức mạnh động lực tính theo đơn vị thời gian [72].
Theo Lê Bửu, Nguyễn Thế truyền (1991): Sức mạnh tốc độ là năng lực gắng sức lớn nhất của bắp thịt thực hiện các động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất với biên độ nhất định [4].
Hoạt động thi đấu bóng rổ đỉnh cao diễn ra nhanh và liên tục, thời gian 1 trận thi đấu bóng rổ kéo dài hơn 1 giờ nên nhiều chuyên gia cho rằng nguồn
cung cấp năng lượng hỗn hợp ưa – yếm khí đóng vai trị chính trong hoạt động thi đấu bóng rổ. Do đó các bài tập sức mạnh tốc độ được các HLV bóng rổ Việt Nam huấn luyện với cường độ cao trong thời gian dài… Việc này gây mệt mỏi quá sức cho VĐV, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn cũng như chất lượng buổi tập kế tiếp. Do đó, các VĐV bóng rổ Việt Nam thường có biểu hiện hụt hơi, rối loạn khi đối phương đẩy cao nhịp độ thi đấu trong các giải quốc tế. Vậy để có cơ sở, phương tiện và biện pháp khoa học hữu hiệu cải thiện sức mạnh tốc độ, đảm bảo thể lực cho VĐV đội tuyển bóng rổ Việt Nam trong các giải đỉnh cao [83].
Mơn bóng rổ hiện đại có yêu cầu cao về sức mạnh của VĐV, biểu hiện
ở mức độ đáng kể, ở độ cao các cú nhảy, sức nhanh thực hiện với các động tác khác nhau về tốc độ di chuyển và cóý nghĩa lớn đối với việc biểu hiện sức bền và sự khéo léo.
Trong hoạt động thi đấu tố chất thể lực sức mạnh biểu hiện phối hợp với sức nhanh của chuyển động trong một phạm vi một kỹ xảo vận động nhất định tương đối với một kỹ thuật thi đấu đúng trong bóng rổ. Theo tính chất và mức độ biểu hiện cơ bắp, người ta thường phân biệt các năng lực sức mạnh đơn thuần theo chế độ tĩnh và vận động chậm. Còn năng lực sức mạnh tốc độ đóng vai trị chủ yếu trong Bóng rổ [3], [20], [21].
Theo các tài liệu khoa học, trong bóng rổ hơn 70% động tác mang tính chất sức mạnh tốc độ. Vì vậy, huấn luyện sức mạnh tốc độ là cần thiết. Năng
lực sức mạnh tốc độ là khả năng khắc phục các lực cản với tốc độ co cơ cao
của VĐV. Sức mạnh tốc độ là một tố chất của con người mà trong quá trình hoạt động thể hiện ở 2 mặt là sức mạnh và tốc độ [35], [40], [69].
Trong các môn thể thao, vai trò chủ yếu sức mạnh tốc độ chiếm vị trí
rất quan trọng, nó được biểu hiện rõ ở các môn thể thao như: các môn ném,
đẩy, chạy, nhảy…đối với từng môn khác nhau thì tố chất này địi hỏi khác nhau.
Thơng thường để phát huy tốc độ cao nhất con người cần khắc phục lực cản khá lớn. Trong trường hợp đó tốc độ đạt được phụ thuộc vào sức mạnh cơ
bắp mối quan hệ giữa lực và tốc độ trong các hoạt động khác nhau, về trọng
lượng được biểu hiện bằng hàm số Hympebol (P + a).(P + b) = const.
Trong đó P: là lực do cịn người phát huy; a, b là hằng số.
Căn cứ vào logic nhất định mà phân các động tác khác nhau thành các loại. Mục đích chính của việc này là nhận thức bản chất tầng hệ và đặc điểm của môn thể thao để từ đó có thể tìm chọn sử dụng động tác tốt hơn. Việc này
địi hỏi có tính khoa học, thực tế rõ ràng để tiện dụng. Thông thường người ta phân loại theo các kỹ năng hoạt động cơ bản đó là các kỹnăng chạy, nhảy, leo trèo, trườn, bị, mang vác…Ngồi ra, người ta cịn phân loại theo các tố chất thể lực phát triển tốc độ chính như chạy cự ly ngắn, phát triển sức mạnh như
cử tạ, …tất nhiên trong thực tế có ít những loại chỉ dựa vào phát triển một tố
chất thể lực nào đó mà là kết hợp một số tố chất thể lực ưu thế [75], [97], [98].
Sự phát triển sức mạnh tốc độ không ngừng nâng cao tốc độco cơ mà còn nâng cao sức mạnh tối đa của vận động, tốc độ vận động cao thì phải phù hợp với huấn luyện sức mạnh tối đa và sức mạnh nhanh với nhau. Đó là một phương
pháp huấn luyện rất quan trọng. Việc huấn luyện này phải đảm bảo một cách tốt nhất về năng lực sức mạnh tối đa thành năng lực sức mạnh tốc độ. Vì vậy mà
huấn luyện sức mạnh tốc độ yêu cầu phải chính xác về tất cả các kỹ thuật động tác. Nó là điều kiện quan trọng nhất cho việc sử dụng sức mạnh tốc độ có hiệu quả cao và tránh sự tiêu phí năng lượng cho các hoạt động thừa, khơng hợp lý
[37], [63].
Trong bóng rổ các động tác như: bật nhảy, ném rổ, phòng thủ, phản
công nhanh, đột phá đều sử dụng đến sức mạnh tốc độ, sức mạnh tối đa ở các tình huống vào thời điểm thuận lợi tạo điều kiện dứt điểm.
Trên thực tế để có hiệu quảtrong thi đấu thì vận động viên cần phải tạo ra những lực nhanh mạnh và bất ngờ để tạo ra một tổng hợp lực cực kỳ lớn với tốc độ nhanh. Nhưng cũng phải tính đến một khả năng làđơn vị sợi cơ và
các nhóm cơ tham gia vào hoạt động đó, khả năng tạo nên những hưng phấn, kích thích cao và hợp lý là một yếu tố có lợi cho vận động viên khi thi đấu.
Động tác nhanh và mạnh tức là đòi hỏi hiệu suất của động tác phải tối
ưu. Ởđây, nhân tố lực và tốc độ tạo được bởi công suất lớn nhất mà khơng có
yếu tố nào có giới hạn cản trở.
Trong thi đấu Bóng rổ cịn phải kể đến một loại sức mạnh tốc độ nữa
đó là sức mạnh bột phát: sức mạnh bột phát phát huy một lực lớn trong khoảng thời gian ngắn nhất. Để đánh giá sức mạnh bột phát người ta thường dùng chỉ số sức mạnh tốc độ [53]:
I = Fmax ÷ tmax
Trong đó I là chỉ số sức mạnh tốc độ. Fmax: là trị số sức mạnh tối đa.
tmax: là thời gian đạt được sức mạnh tối đa.
Sức mạnh bột phát xuất hiện thường xuyên khi thi đấu Bóng rổ là lúc vận động viên nhảy ném, nhảy tranh cướp bóng, trong các động tác cố gắng hết mình những tình huống tưởng chừng như thất bại đó là sự co rút nhanh và
phụ thuộc vào 2 yếu tốđó là sức mạnh và tốc độ.
Thực tế cho thấy đặc trưng của sức mạnh tốc độđược thể hiện ở:
Cường độ hoạt động cao.
Thời gian hoạt động cho mỗi lần thực hiện. Khối lượng nhỏ, số lần lặp lại ít.
Quãng nghỉ ngắn.
Muốn hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ để
thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa, trước tiên ta cần nghiên cứu khái quát về huấn luyện sức mạnh và kỹ thuật trong thể thao thành tích cao.
Đối với bất kỳ môn thể thao nào, quan hệ giữa tố chất thể lực và kỹ thuật của VĐVđều rất chặt chẽ. Đối với kỹ thuật ném rổ từ xa (được 3 điểm), kỹ thuật này quan hệ rất lớn đối với sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh tốc độ. Tất nhiên hiệu quả thi đấu bóng rổ cịn phụ thuộc vào tố chất thể lực khác như: sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và khéo léo.
Thi đấu bóng rổ cịn cần nhiều loại kỹ thuật khác như giữ bóng, dẫn bóng, chuyền bóng [54], [93].
Như vậy, tố chất sức mạnh rất quan trọng đối với kỹ thuật ném rổ từ xa, vì có quan hệ với sức mạnh chi dưới, lưng, tay…Nhưng muốn tìm được hay hệ thống hóa được các bài tập phát triển sức mạnh, ta cần nắm vững lý luận huấn luyện sức mạnh nói chung, gồm khái niệm có liên quan, các yếu tố ảnh hưởng tới sức mạnh, các phương pháp huấn luyện sức mạnh….
Lý luận về huấn luyện kỹ thuật thể thao nói chung cũng cần được tìm hiểu như: khái niệm kỹ thuật, các phương pháp huấn luyện kỹ thuật, các phương pháp đánh giá kỹ thuật thể thao [28], [51], [55], [56].
Cơ sở lý luận về huấn luyện sức mạnh và kỹ thuật thể thao rõ ràng rất cần thiết để tiếp cận các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ liên quan đến kỹ thuật ném rổ từ xa(ném rổ 3 điểm).