Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.2. Nghiên cứu kỹ thuật ném rổ từ xa và mợt số yếu tố có liên quan
3.2.1. Phân tích kỹ thuật
3.2.1.1. Phân tích kỹ thuật ném rổ
Ném rổ là kỹ thuật duy nhất đạt được điểm trong thi đấu nếu bóng vào rổ. Đây là kỹ thuật trọng điểm, đồng thời phải gắn kết với chiến thuật phòng thủ, chiến thuật tấn cơng. Đương nhiên, VĐV bóng rổ ném rổ đạt hiệu suất vào rổ cao phải là con người phát triển đầy đủ, hồn hảo về hình thái, chức năng cơ thể, tâm lý, tố chất thể lực và kỹ - chiến thuật. Các hình thức ném rổ
chính bao gồm: đứng tại chỗ ném rổ, di chuyển ném rổ, nhảy ném rổ. Tuy
nhiên, từ 3 loại này, kỹ thuật ném rổ còn phân ra rất nhiều loại kỹ thuật ném rổ khác [52], [54], [56].
Để phân tích kỹ thuật ném rổ, đề tài đã sử dụng phương pháp quan trắc
video. Các thông số động học cơ bản: Tốc độ ra tay của bóng; Góc độ quỹ đạo bay của bóng; Độ cao quỹđạo hình vịng cung bóng bay vào rổ.
Tốc độ ra tay của bóng tạm tính là tốc độ trung bình của 1m đầu khi bóng rời tay tới điểm tâm của bóng sau khi rời tay 1m nhờ tọa độ của giá chuẩn. Thời gian bóng bay 1m sau khi rời tay nhờ thời gian từng ảnh nhân với số ảnh ghi
trong 1m đầu. Biết thời gian, độ dài sẽ tính ra tốc độ trung bình. Tồn bộ sự tính tốn này do phần mềm quan trắc video 2D tính tốn tựđộng, ta chỉđánh dấu trên phiếu điểm đầu (tâm của bóng trước khi rời tay) và điểm cuối (tâm của bóng ở
khoảng cách 1m sau khi rời tay).
Góc độ quỹđạo bay của bóng là góc được xác định bởi đường thẳng nằm ngang với mặt đất trước khi bóng rời tay vàđường thẳng nối tâm quả bóng trước khi rời tay với đường thẳng nối tới tâm quả bóng ở điểm cao nhất trong đường hình cung của bóng bay. Trên phim phản ánh ta đánh dấu 2 đoạn đầu của hai
đường thẳng này, hỏi góc độ giữa chúng, phần mềm quan trắc video sẽ tự động
cho đáp án. Quỹđạo hình vịng cung bóng bay vào rổ là khoảng cách giữa tâm của bóng ở đầu bay cao nhất tới vành rổ. Ta cần xác định trên phim ảnh điểm bóng bay cao nhất và điểm vành rổ (hoặc vành rổ kéo dài). Hỏi độ dài khoảng cách 2 điểm này để phần mềm quan trắc video tựđộng cho đáp án.
Muốn thực hiện được những tính tốn nêu trên, khi ghi hình VĐV ném bóng 3 điểm phải đặt giá chuẩn khơng gian vào địa điểm đứng ném để ghi hình
trước, đưa giá chuẩn vào khơng gian ra ngồi, tiếp tực ghi hình VĐV nám rổ.
Như vậy, các hình ảnh VĐV ném rổ sẽ tự động có các chuẩn khơng gian (với thiết bị quan trắc video hiện có của Viện Khoa học TDTT, chưa phải là thiết bị
tựđộng hóa tồn phần vần cần có giá chuẩn khơng gian).
Cần chúý, ta có thể tính tốn thủ cơng 3 tham số kỹ thuật ném rổ3 điểm nêu trên, không sử dụng phần mềm quan trắc video, nhưng tốn nhiều thời gian và khóđạt độ chính xác cao.
Đường bay của bóng và góc bóng vào rổ: quỹ đạo bóng bay vào rổ
càng cao, càng dễ rơi vào đường kính 45cm của vịng rổ, đường bay càng thấp thì càng dễ trúng vành rổ bật ra, góc độ quỹ đạo bay của bóng ra tay khi ném rổ lý tưởng là 45 – 50 độ (hình 7, Phụ lục 1 và hình 3.1 ). Quỹ đạo bóng bay vào rổ hình vịng cung, thời điểm cao nhất của hình vịng cung cần cao hơn
vành rổ khoảng 1m để tao ra quỹđạo bay lý tưởng.
Độ cao và cự ly ném rổ: ba yêu cầu của ném rổ là: độ cao, tốc độ và cự
ly. Ném rổ cự ly trung bình thường có độ cao 3.8 –4.1m, ném rổ ở cự ly xa (3 điểm) thường có độ cao 4.5m. Người ta chứng minh độ cao trung bình của đường bay thường là thích hợp nhất.
Động tác ném rổ đa dạng, chủ yếu là do tay và các khớp của thân thể phối hợp hoàn thành. Quyết định hết quả ném rổ ngoài lực tác động vào bóng, cịn có tốc độ ra tay, góc độ quỹ đạo bay của bóng, quỹđạo hình vịng cung của bóng bay vào rổ.
Lực bị động F khắc phục trở lực qn tính của bóng F1 và trọng lượng G, đưa bóng bay rời khỏi tay. Dưới tác động của lực G và F, ngón tay giống như bị nén trở thành lực đàn hồi, cũng tức là lực F. Xem (hình 8 trong phụ lục), ta thấy lực bị động F hình thành bởi ngón tay dựa vào bàn tay chủ động gập để hình thành.
+ G là trọng lực của quả bóng.
+ F1 là trở lực qn tính do ngón tay tác động nhanh vào quả bóng. Tác động lẫn nhau giữa nội lực và ngoại lực: ném rổ là nội lực co cơ của các khớp trên cơ thể, chủ yếu là lực co cơ của các nhóm cơ tay. Ngoại lực là lực phản tác dụng của trọng tâm và sự chống tựa của cơ thể khi ném bóng. Trong q trình ném rổ, hai loại lực này tác dụng lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời phối hợp hài hòa với nhau. Do động tác ném rổ không như nhau, tác động của hai loại lực này cũng khác nhau, thứ tự tác động cũng khơng giống nhau. Ví
dụ: Ném rổ từ xa, cơ bắp phải co duỗi với lực lớn, cần lực phản tác dụng của sự chống đỡ lớn, còn ném rổ gần chỉ cần lực co duỗi tương đối nhỏ [52], [56].
Nhân tố ảnh hưởng đến lực ném rổ: lực ném rổ lớn hay nhỏ, phụ thuộc vào số lượng và độ dài ban đầu của cơ bắp tham gia hoạt động, lại vừa phụ thuộc vào lực co duỗi, phụ thuộc vào mực độ của lực tác động và thời gian tác động của lực này dài hay ngắn. Thực tiễn chứng minh, hai tay ném rổ thích hợp để ném rổ cự ly xa, còn một tay ném rổ thích hợp ném rổ cự ly gần. Bởi vì, sự tham gia hoạt động của tay khi ném rổ bằng hai tay lớn gấp đôi bằng một tay, tăng thêm lực co duỗi của cơ bắp.
Sự hợp thành tốc độ ném rổ: ở tư thế chuẩn bị ném rổ, VĐV có kỹ thuật thành thục thường cố định khơng thay đổi góc độ hình thành các khớp vai, khuỷu tay, bàn tay và các ngón tay. Khi hồn thành ném rổ, góc độ các khớp đều biến đổi tạo nên tốc độ góc của các khớp, thực hiện động tác ném rổ. Góc độ của các khớp biến đổi tạo nên tốc độ góc các khớp, để tạo nên tốc độ thành phận động tác ném bóng. Để chuẩn bị ném bóng, yêu cầu các tốc độ
thành phần hợp thành tốc độ ném rổ với phương hướng như nhau.
Sự hợp thành tốc độ được coi là chuẩn xác nếu hợp thành tốc độ tuyến tính, cuối cùng thể hiện bởi độ bay của bóng, có phương hướng chính xác, độ cao ra tay thích hợp, bóng tự xoay vịng về phía sau tạo nên đường bay của bóng ổn định.
Tốc độ ra tay của bóng chủ yếu là chỉ tốc độ tuyến tính cuối cùng của các khớp tay, tạo nên tốc độ tổng hợp, thời gian ngón tay tác động vào bóng, tạo thành gia tốc của bóng. Góc độ ra tay là chỉ góc độ tạo bởi điểm bóng rời tay và điểm cao nhất trong lộ trình bóng bay. Tốc độ ra tay của bóng và góc độ ra tay có tác dụng quyết định trực tiếp góc độ góc độ bóng bay vào rổ và đường bay của bóng. Thực tế chứng minh đường bay của bóng dài, độ vịng cao, góc độ vào rổ lớn, thì yêu cầu lớn độ ra tay và góc độ ra tay lớn. Vị trí,
chiều cao thân thể, năng lực kỹ thuật, năng lực bật nhảy của người phòng thủ đối phương đều ảnh hưởng tới tốc độ và góc độ ra tay của người ném rổ.
Cự ly ném rổ xa hay gần đều ảnh hưởng tới tốc độ ra tay và góc độ ra tay ném rổ. Điều kiện của người ném rổ về chiều cao thân thể, sức mạnh bật nhảy, sức mạnh tồn thân, trình độ kỹ thuật đều ảnh hưởng đến tốc độ ra tay và góc độ ra tay ném rổ. Cách ném rổ khác nhau cũng ảnh hưởng nhiều tới tốc độ ra tay và góc độ ra tay ném rổ.
Góc độ quỹ đạo bay vào rổ tốt nhất khoảng 46-55o, tốc độ ra tay khoảng 20m/s. Đây là tốc độ ra tay rất lớn.
Góc độ quỹđạo bay vào rổ có thể biến đổi theo phạm vi sai số góc độ bóng tiếp cận vành rổ.
Hình 3.1. Góc đợ Quỹđạo bay
Độ cao ra tay hay cịn gọi là “điểm bóng ra tay”. Nó ảnh hưởng khác nhau đối với góc độ bóng vào rổ. Độ cao ra tay thích hợp nhất là thoát được người kèm của đối phương và tạo đường bay của bóng đảm bảo trúng vào rổ.
Tăng độ cao ra tay chủ yếu dựa vào tăng góc độ dãn cánh tay, hướng
cánh tay lên phía trên (hình 8, Phụ lục 1).
Khi ném rổ, nhìn chung bóng tự xoay vịng quanh trọng tâm của nó về phía sau. Nếu bóng ném vào bảng sẽ có hai trường hợp, một là chạm bảng chính diện, hai là cạnh bóng chạm bảng (bóng nghiêng). Do bóng tự xoay
vòng quanh tâm của nó về phía sau nên lực xoay khi bóng chạm bảng (p) hướng bật lên phía trên, cịn lực phản tác dụng của bảng (Q) lại hướng bóng xuống phía dưới. Bóng tự xoay về phía sau, lực bật bảng sau khi bóng chính
diện chạm bảng. Qua thực nghiệm chúng tôi nhận thấy quỹ đạo hình vịng cung bóng bay vào rổ thích hợp với nữ VĐV là bóng ởđiểm cao nhất của quỹ đạo cách vòng rổ khoảng 0,8cm (tứccao hơn vành rổ 1m).
Một số điểm chú ý khi ném rổ:
Hai chân đứng tách trước sau, mặt đối diện rổ.
Nếu nhảy ném rổ phải nhảy bật theo phương thẳng đứng.
Giữa bàn tay và cánh tay, giữa cánh tay và khuỷu tay tạo thành hình “L”. Vận dụng chính xác lực xoay vịng của bóng.
Chọn thời cơ ném rổ tốt. Đảm bảo tâm lý ổn định.
3.2.1.2. Phân tích kỹ thuật ném rổ từ xa (ném 3 điểm)
Mỗi đội bóng phải có mấy VĐV có thể ném rổ đạt 3 điểm trong thi đấu, được đào tạo và huấn luyện đặc biệt [52].
Khu vực ném rổ 3 điểm nằm ngoài vòng cung, cách hai biên 9m và tiếp giáp với vịng trịn phía trước cột rổ, trình bày ở hình 3.3. Các thông số kỹ thuật ném rổ qua thực nghiệm đã trình bày ở mục 3.2.1. Ở đây đề tài chỉ nhấn mạnh thêm mấy đặc điểm.
Tự xoay của bóng và đường vịng cung của bóng bay: khi ném rổ 3 điểm, ước lượng bóng tự xoay khoảng 2.5 -3 vịng. Khi ném bóng từ xa, nhiều VĐV ngẫu nhiên dùng lực đẩy bóng đi, thường là khơng chuẩn. Khuỷu tay, bàn tay, ngón tay cần phối hợp nhịp nhàng, mềm mại ném bóng vào rổ mới có khả năng ghi điểm.
Yếu lĩnh kỹ thuật ném rổ 3 điểm: đường vịng cung bay của bóng quá
cao hay quá thấp đều có thể khó ném vào rổ. Nó phụ thuộc vào góc độ ra tay và tốc độ ra tay, đồng thời có quan hệ với cự ly ném rổ và độ cao ra tay. Nhìn chung, ta rất khó có cơng thức ném rổ như nhau, nhưng phải nắm vững yếu lĩnh để vận dụng, tập nhiều để thành thục. Sự phối hợp hài hịa các khớp của tồn thân khi ném rổ rất quan trọng. Đây là sự phối hợp nhuần nhuyễn và mềm mại. Khi ném rổ 3 điểm cần chú ý như sau:
Cảm giác ném vào rổ dựa vào thần kinh từ phía trong của ngón cái truyền tới đại não, vì vậy sức tập trung chú ý phải cao mới đạt được hiệu quả tốt. Bóng
ra tay muộn chứng tỏ không đủ lực, như vậy phải bổ sung lực từ thân trên và chân. Do vậy khi luyện tập, chân đặt phía trước q 20cm thường khó thành cơng. Hai ngón giữa và ngón cái khép lại quá nhiều là lý do khiến hai tay khó phát lực, bị phân tán lực. Sau khi nhận bóng phải bảo vệ bóng. Người mới tập phải đưa hai khuỷu tay sang bên đầu giữ bóng an tồn ở dưới cổ.
Đối với trung phong, xác nhận người phịng thủ phía sau: sau khi nhận bóng phải xác nhận cự ly của người phịng thủ phía sau, vị trí, và nhanh chóng lựa chọn động tác tấn cơng. Đây là vấn đề phải trở thành kỹ năng. Nếu trung phong ném rổ với hiệu suất vào rổ thấp là thất bại. Nếu ở khu vực ném phạt mà khơng bị người phịng thủ kèm chỉ ném vào 80%, và bị người phịng thủ kèm chỉ ném vào rổ 60%, thì tức là tấn cơng kém hiệu quả. Do vậy, VĐV trung phong tập ném rổ chuẩn xác là rất quan trọng [23], trình bày ở hình 9,
10,11, 12 (Phụ lục 1).