Phương pháp kiểm tray sinh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh (Trang 50 - 54)

Chương 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4. Phương pháp kiểm tray sinh

Bao gồm các phương pháp và các chỉ tiêu, test đánh giá về hình thái (chiều cao, cân nặng...), về chức năng sinh lý (công năng tim, VO2 max, dung

tích sống…), về chức năng thần kinh – tâm lý (loại hình thần kinh, thời gian

phản xạ đơn, phản xạ lựa chọn...) của VĐV nữ bóng rổ Quảng Ninh dưới tác động của các bài tập trong giai đoạn chuyên mơn hố sâu. Các phương pháp kiểm tra y sinh, tâm lý trong đề tài được thực hiện bởi các thí nghiệm trên xe thí nghiệm lưu động và sự hỗ trợ từ các chun gia của phịng Cơng nghệ

TDTT –Viện Khoa học TDTT.

Việc sử dụng các chỉ tiêu, test sinh lý nhằm đánh giá một cách đồng bộ chất lượng ở cả góc độ sư phạm và y sinh học, đây là lần đầu tiên các chỉ tiêu, test sinh lý được ứng dụng kiểm tra cho VĐV bóng rổ.

Danh mục các test y sinh và phương pháp kiểm tra, đánh giá các test như sau [20], [26], [44], [53], [72], [94]:

Các chỉ tiêu hình thái.

(1) Chiều cao (cm).

Mục đích:Đánh giá tầm vóc, trạng thái thể lực của VĐV.

Dụng cụ đo: Máy đo chiều cao do Trung Quốc sản xuất. Quy trình thực

hiện: VĐV được đo đứng tự nhiên ở tư thế nghiêm, đi mắt và ống tai ngồi tạo thành một đường thẳng nằm ngang. Có các điểm phía sau là ụ chẩm, lưng, mơng và hai gót chân chạm thước. Người đo điều chỉnh máy đo, đo chính xác đến từng centimet.

(2) Cân nặng (kg).

Mục đích: Chỉ tiêu cân nặng nói lên mức độ và tỷ lệ giữa sự hấp thụ và tiêu hao năng lượng do đó cân nặng phản ánh một phần trình độ thể lực của cơ thể VĐV.

Dụng cụ đo: Cân bàn.

Quy trình thực hiện: Đối tượng được cân mặc quần áo ngắn chân không đi dày dép. Khi cân, đối tượng được cân ngồi trên ghế đặt trước bàn cân, sau khi đặt hai chân cân đối trên mặt bàn cân rồi mới đứng lên. Người đo đọc số khi đồng hồ của cân ở vị trí cố định.

(3) Rợng bàn tay (cm).

Mục đích: Đánh giá tầm vóc, hình thái phù hợp với yêu cầu đặc thù

mơn bóng rổ.

Chuẩn bị:Thước dây.

Quy trình thực hiện: VĐV khép tự nhiên các ngón tay của bàn tay

thuận, kiểm tra viên dùng thước dây đo và đọc số đo cho thư ký ghi lại kết quả đo.

(4) Dài bàn tay (cm).

Mục đích: Đánh giá tầm vóc, hình thái phù hợp với yêu cầu đặc thù mơn bóng rổ.

Quy trình thực hiện: VĐV khép tự nhiên các ngón tay của bàn tay thuận, kiểm tra viên dùng thước dây đo và đọc số đo cho thư ký ghi lại kết quả đo.

(5) Dài sải tay (cm).

Mục đích:Đánh giá tầm vóc và trạng thái thể lực VĐV.

Chuẩn bị:Một bức tường rộng, bằng phẳng có vạch sẵn số đo cụ thể.

Quy trình thực hiện: VĐV đứng thẳng lưng áp sát tường, dang rộng cánh tay thoải mái, duỗi thẳng các đầu ngón tay, mắt nhìn thẳng. Người đo quan sát đọc số đo chuẩn từng centimet.

Các test sinh lý.

(1) Công năng tim (HW).

Mục đích: Đánh giá khả năng thích nghi của hệ tim mạch VĐV bóng rổ trẻ. Để thực hiện được điều đó đề tài đã ứng dụng thử nghiệm ngồi xuống đứng lên 30 lần trong 30s.

Dụng cụ chuẩn bị: Máy gõ nhịp, đồng hồ bấm giây.

Phương pháp tiến hành:

Đo mạch lúc yên tĩnh trong 15s. Lấy 3 lần liên tiếp nếu sai một nhịp phải nghỉ 10s sau đó lấy tiếp.

Ngồi xuống đứng lên 30 lần trong 30s với máy gõ nhịp. Nếu có 3 lần sai nhịp VĐV phải làm lại. Khi ngồi VĐV gập gối ngồi trên hai gót chân. Khi đứng VĐV phải đứng thẳng, đầu gối và lưng thẳng. Mỗi lần gõ bao gồm cả động tác ngồi xuống đứng lên. Sau khi thực hiện test VĐV đứng tại chỗ nghỉ để người kiểm tra lấy mạch ở cổ tay.

Lấy mạch ngay sau vận động 15s.

Lấy mạch trong 15s sau VĐV 1 phút.

Đánh giá: Rất tốt: < 1; Tốt: 1 – 5; Trung bình: 6 – 10; Kém: 11 – 15;

Rất kém: > 15

Bao gồm: Cơng suất yếm khí tổng hợp; Cơng suất yếm khí tối đa; Chỉ số suy kiệt và năng lượng.

Mục đích: Dùng để đánh giá tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức mạnh -

tốc độ thông qua chỉ tiêu cơng suất yếm khí và sức bền tốc độ thơng qua chỉ số suy kiệt năng lượng yếm khí.

Quy trình thực hiện: Trước khi kiểm tra VĐV khởi động 5 phút và được hướng dẫn quy trình thực hiện test để chủ động hợp tác với cán bộ kiểm tra. Chuẩn bị xe đạp lực kế ERGOMEDIC 839E có kết nối với máy tính và được cài đặt bằng hệ thông phần mềm xây dựng quy trình thực hiện Test Wingate và phân tích kết quả. VĐV đạp xe khơng có trở kháng 3 phút đến phút thứ 2 thì kỹ thuật viên hơ to “Tối đa” để VĐV đạp xe có trợ kháng với tốc độ tối đa, tiếp tục đạp xe với nỗ lực tối đa trong 30s, đến giây thứ 31 xe đạp sẽ tự động trở về chế độ không trợ kháng. Kết thúc, VĐV tiếp tục đạp xe

thả lỏng 2 phút.

Các test kiểm tra tâm lývận động.

Bao gồm các test đánh giá về chức năng thần kinh - tâm lý (thời gian phản xạ đơn, thờigian phản xạ phức - phản xạ lựa chọn…) của VĐV bóng rổ. Việc sử dụng các test tâm lý nhằm đánh giá một cách đồng bộ TĐTL của VĐV bóng rổ. Danh mục và cách kiểm tra các test như sau:

(1) Test phản xạ đơn (ms).

Chuẩn bị:Máy phản xạ ánh sáng.

Cách tiến hành:VĐV ngồi với tư thế thoải mái, đầu ngón tay, ngón trỏ của bàn tay thuận (hoặc ngón chân cái chân thuận) đặt nhẹ lên phím ngắt của máy. Khi thấy tín hiệu thì lập tức ấn phím để tắt ánh sáng, cố gắng tắt càng nhanh càng tốt, thực hiện 15 lần.

Xử lý kết quả và đánh giá:

Bỏ đi kết quả lần nhanh nhất và chậm nhất. Tính trung bình cộng của 13 lần cịn lại.

Có 5 mức độ phản xạ: Tốt – Khá – Trung bình – Dưới trung bình –

Kém (Trung bình = 200  20ms).

(2) Test phản xạ phức (phản xạ lựa chọn).

Chuẩn bị:Máy phản xạ ánh sáng.

Cách tiến hành:VĐV ngồi với tư thế thoải mái, đầu ngón tay, ngón trỏ của bàn tay thuận (hoặc ngón chân cái chân thuận) đặt nhẹ lên phím ngắt của máy. Khi thấy đèn tín hiệu phát màu nào thì lập tức ấn phím màu đó để tắt ánh sáng, cố gắng tắt càng nhanh càng tốt, thực hiện 15 lần.

Có 5 mức độ phản xạ: Tốt – Khá – Trung bình – Dưới trung bình –

Kém (Trung bình = 360  30ms).

Theo các kết quả những cơng trình nghiên cứu gần đây (ở Mỹ, ở Việt Nam) thì tốc độ phản xạ đã có nhanh hơn ở các mơn bóng:

Phản xạ đơn: 160  20ms

Phản xạ phức: 300  30ms

(3) Đứng một chânkiễng (kiểm tra khả năng cân bằngcủa cơ thể).

Mục đích: Đánh giá khả năng giữ thăng bằng ở tư thế đứng 1 chân

kiễng.

Cách tiến hành: Tháo giầy và đặt 2 tay trên hơng; Đặt lịng bàn chân (không phải là chân trụ) vào mặt trong của khớp gối chân trụ; Kiễng gót chân trụ lên và giữthăng bằng. Bấm đồng hồ ngay khi kiễng gót (gót chân rời khỏi

sàn).

Người được kiểm tra thực hiện giữ thăng bằng trong 60s, duy trì vị trí cân bằng, cho tới khi khơng thể cân bằng được, đo thời gian kéo dài.

Dừng đồng hồ nếu thấy người được kiểm tra: Tay dời hông, dịch chuyển chân trụ, lịng bàn chân khơng làm trụ dời khỏi gối chân trụ, gót chân trụ chạm sàn.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ Đội tuyển Quảng Ninh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)