Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng năng lực cầm quyền của Đảng

Một phần của tài liệu Luận án Năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 38)

7. Kết cấu luận án

1.2. Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng năng lực cầm quyền của Đảng

- Các cơng trình liên quan đến Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền,

nội dung và phương thức

Bài viết Đảng hóa thân vào Nhà nước trong đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng ta của Nguyễn Hữu Đổng (2013) Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 17 (249). Tác giả đã phân tích khái niệm Đảng hóa thân vào Nhà nước trong điều kiện một đảng cầm quyền ở Việt Nam. Bài viết cũng nêu lên Đảng hóa thân vào Nhà nước với mục đích là để thực hiện vai trò cầm quyền của Đảng. Thứ nhất, đảng cầm quyền với hình thức như một chủ thể đứng bên ngoài Nhà nước thực hiện vai trị lãnh đạo thơng qua các nghị quyết, chỉ thị các cấp của đảng để chi phối, định hướng đối với Nhà nước, chính quyền. Thứ hai, đảng cầm quyền với hình thức gồm các cá nhân đảng viên ưu t đứng bên trong Nhà nước trực tiếp lãnh đạo và quản lý, vừa xây dựng, ban hành đồng thời thực thi các quyết định, chính sách của Nhà nước tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình, từ đó mà chi phối, định hướng đối với Nhà nước. Các phân tích của tác giả, mặc dù mới dừng lại ở khâu nêu vấn đề

và các đề xuất chưa có thực chứng, luận giải cụ thể để chứng minh. Tuy

nhiên, đây là giá trị có thểtham khảotrong chương 4 của luận án.

Nguyễn Hữu Khiển với bài viết Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay trên Báo Điện tử Đảng CSVN ngày 30/09/2015.

giữa đảng chính trị với bộ máy công quyền. Đảng là tổ chức của một lực lượng trong một quốc gia với một số người trong dân cư. Hiện chưa có đảng chính trị nào mà tồn bộ dân cư nước đó đều là đảng viên của đảng đó cả, cũng chưa có cơng trình nghiên cứu nào, tác giả nào dự báo rằng có thể xảy ra tình trạng là có bao nhiêu dân cư trong một nước thì bấy nhiêu người đều là đảng viên của một đảngchính trị.

Tác giả đã khái quát cơ sở nhận thức mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước: Theo đó, Đảng CSVN là một đảng chính trị. Đảng chính trị là một khái niệm của khoa học chính trị mà cụ thể là của Chính trị học. Đây là việc tập hợp của những người cùng chí hướng, lấy trung tâm là lực lượng của một giai tầng xã hội cụ thể mà khoa học mácxít xác định là một giai cấp nhất định. Đảng CSVN ra đời không phải những người Việt Nam tự nghĩ ra mà nó gắn liền với hoạt động của Hồ Chí Minh, Người đi tìm đường để cứu nước đã tiếp thu và tổ chức ra .

Theo tác giả, khi chưa có nhà nước, xã hội sống trong ách thống trị của

thực dân, Đảng chỉ như một lực lượng chính trị với mục tiêu thu h t sự tín nhiệm, lịng tin của người dân, của xã hộị Khi đó Đảng chỉ đóng vai trị người định hướng. Ngồi vị trí của Đảng như một lực lượng chính trị, xã hội cịn có những lực lượng xã hội khác. Với cương lĩnhchính trị rành mạch về con đường phát triển của xã hội, về vai trị sứ mệnh của mỗi cơng dân, xã hội đã chọn con đường theo chỉ dẫn của Đảng mà từ bỏ các lực lượng chính trị khác. Khi đó, Đảng chỉ là một lực lượng chính trị chưa có sự bảo đảm bằng một thiết chế cơng quyền. Xã hội tin Đảng, đã đi theo đảng, hành động theo sách lược, chỉ huy chỉ đạo của Đảng. Bài viết của Nguyễn Hữu Khiển là cơng trình có tính lý luận chính trị cao và thể hiện cách nhìn nhận thẳng thắn. Đây là một trong số ít cơng trình nghiên cứu về đảng cầm quyền dưới một cách nhìn tương đối của khoa học chính trị, là một cơng trình nghiên cứu có giá trị đối với luận án.

Cơng trình của Hồ Bá Thâm (2012) về Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền hiện nay - vấn đề đang đặt ra , Tạp

chí Sinh hoạt lý luận, Số 3 (112). Tác giả đưa ra lý thuyết về hệ thống và lý

thuyết quyền lực phục vụ để phân tích ngun nhân của sự tha hóa quyền lực, lỗi hệ thống và nó liên quan đến phương thức lãnh đạo - cầm quyền của Đảng

CSVN. Theo tác giả, khi ĐCSlàm thay, bao biện cơng việc của chính quyền;

áp đặt lãnh đạo; lạm dụng quyền lực hoặc trở lên độc đoán, độc quyền trong hoạt động của mình, thì đây là bốn biểu hiện của một loại tha hóa quyền lực. Tác giả cũng chỉ ra Đảng CSVN trở thành đảng cầm quyền có mặt chưa thật hợp hiến như nhân dân chưa ph c quyết hiến pháp, chưa ủy quyền cho Quốc hội, và chức danh nguyên thủ quốc gia, Tổng Bí thư của Đảng vẫn khơng nắm các chức vụ của Nhà nước và vẫn khơng do dân bầu. Phân tích những bất hợp lý trong cấu tr c quyền lực chính trị hiện nay, tác giả cho rằng cần phải đổi mới, tái cấu tr c lại cơ cấu quyền lực chính trị nàỵ Đây là tài liệu s được luận án tham khảo trong chương 4.

Đỗ Hoài Nam chủ biên (2008), Vị trí cầm quyền và vai trị lãnh đạo

của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nộị Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của Đề tài KX.10.04, đề cập một số vấn đề lý luận mang tính khái quát về đảng cầm quyền trong HTCT ở một số nước tư bản (8 nước được lựa chọn nghiên cứu là: Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển, Nhật, Hàn Quốc, Malaisia). Ngoài ra, cuốn sách cũngđề cập tới sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc trong điều kiện cải cách, mở cửa, xây dựng

CNXH mang màu sắc Trung Quốc. Từ đó, tác giả luận giải những vấn đề lý

luận và thực tiễn cơ bản về vị trí cầm quyền và vai trị lãnh đạo của Đảng

CSVN trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN. Cuốn sách có giá

Mạch Quang Thắng (2011), Một số vấn đề về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong điều kiện mới , Tạp chí Triết học, số 10. Bài viết khẳng định sự vận dụng sáng tạo và phát triển của Đảng CSVN về những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cầm quyền. Sự phát triển đó được thể hiện ở những nội dung cơ bản, như: Thứ nhất, quyền mà Đảng cầm là được chế định bởi sự ủy thác của

nhân dân. Thứ hai, Đảng phải ln ln nâng cao tầm trí tuệ của mình; kiên

định, kiên định hơn nữa; sáng tạo, sáng tạo hơn nữa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thứ ba, Đảng cầm quyền phải trong sạch, vững mạnh để giữ vững và phát huy vai trị của mình. Thứ tư, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với HTCT và toàn xã hội.

Bài báo Một Đảng duy nhất cầm quyền - Sản phẩm tất yếu của thực tiễn chính trị - xã hội Việt Nam của Phạm Ngọc Quang (2010), Tạp chí Cộng sản (854) tháng 7. Tác giả lập luận: Để Đảng CSVN trở thành đảng cầm quyền là nhờ vào những thành công mà Đảng CSVN dẫn dắt nhân dân trong suốt hơn 85 năm tồn tại và phát triển của mình cả trong thời chiến cũng như thời bình. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là hệ giá trị chứng minh cho việc Đảng CSVN trở thành Đảng cầm quyền một cách tất yếu và cũng là hệ giá trị xuyên suốt của CMVN .

Bài viết lập luận: Trong quá trình lãnh đạo của mình, tất cả những chủ trương, chính sách được ĐCS quyết tâm thực hiện nhằm hiện thực hóa hệ giá trị trên. Điều này tạo được lòng tin trong nhân dân và nhận được sự ủng hộ của nhân dân bởi sự thành cơng của các chủ trương, chính sách đó . Một luận điểm quan trọng được tác giả chứng minh là Đảng CSVN được trao quyền lãnh đạo, cầm quyền duy nhất là do sự lựa chọn khách quan của lịch sử chứ không phải do sự áp đặt của hiến pháp. Những phân tích trên đây là dữ liệu cần thiết để tác giả triển khai nghiên cứu luận án về xây dựng Đảng cầm quyền trên cơ sở hệgiá trị đ ng đắn và tính chính đáng của đảng cầm quyền.

Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2011), ĐảngCộng sảncầmquyền,nội

dung và phương thứccầm quyền của Đảng , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nộị

Cuốn sách được kết cấu thành 3 phần với 12 chương: Phần thứ nhất, Tổng quát những vấn đề lý luận chung về Đảng cầm quyền và ĐCS cầm quyền; Phần thứ hai, Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng - Thực trạng và những vấn đề đặt ra; Phần thứ ba, Những điều kiện và yêu cầu đảm bảo sự cầm quyền của Đảng và những giải pháp đổi mới nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng. Cuốn sách làm rõ được một số luận cứ khoa học về ĐCS cầm quyền, về nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền (NNPQ) XHCN; về kinh nghiệm cầm quyền của một số Đảng trên thế giới như: ĐCS Liên Xơ, đảng chính trị ở một số nước phương Tâỵ Đây s là tài liệu để tác giả tham khảo cho các chương 2 và chương 4 của luận án.

Tập hợp hơn 40 nhà khoa học trong nước và quốc tế, cơng trình: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị ở Việt Nam do Dương Xuân Ngọc chủ biên được thiết kế thành 3 chương. Chương 1: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị - Cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứụ Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ kinh tế và chính trị ở một số nước trên thế giới. Chương 2: Những nhân tố tác động và thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến naỵ Chương 3: Quan điểm, giải pháp về nhận thức và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam.

Cơng trình này xuất phát từ nhu cầu nhận thức vềtư duy đổi mới: Đảng

CSVN đã từng bước vận dụng đ ng đắn và giải quyết sáng tạo mối quan hệ

giữa kinh tế và chính trị trong q trình đổi mới, nhờ đó CMVN đã thu được những thành tựu to lớn: đất nước thốt khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hộibước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển tri thức và hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế.

Cơng trình có nhiệm vụ làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay; tổng kết những thành công, chỉ rõ những mâu thuẫn, cản trở để r t ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp hữu hiệu trong giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị; cung cấp những cơ sở lý luận chính trị quan trọng góp phần hoạch định đường lối cho Đảng CSVN.

Các nhà khoa học nghiên cứu cơng trình này đã thống nhất quan điểm cho rằng: thực tế ở nước ta hiện nay kinh tế đổi mới nhanh hơn đổi mới chính trịchính trị, các yếu tố của KTTT phát triển mạnh m và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới trong khi đổi mới chính trị cịn nhiều bất cập, đặc biệt là hệ thống pháp luật (HTPL), những cải cách chính trị chưa theo kịp tốc độ phát triển của KTTT. Vì vậy, việc nghiên cứu để làm rõ mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, chỉ rõ những thành công và cả những mâu thuẫn, cản trở để r t kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp hữu hiệu trong giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở nước ta hiện nay là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, phản ánh năng lực cầm quyền của Đảng CSVN cầm quyền.

- Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến năng lực cầm quyền của

Đảng Cộng sản Việt Nam

Sách chuyên khảo Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới của Lương Khắc Hiếu và Trương Ngọc Nam (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, 2017. Cuốn sách tập trung trình bày những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về ĐCS, Đảng cầm quyền, về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; quan niệm, nội dung, phương pháp tiếp cận và hệ tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo; phân tích, đánh giá thực trạng và khái quát những vấn đề đặt ra trong năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng hiện nay; đề xuất và luận giải cơ sở khoa học của hệ thống quan điểm, giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mớị Kết cấu cuốn sách gồm ba

chương: Chương I, Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Chương này tập trung nghiên cứu những vấn đề nền tảng lý luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về xây dựng Đảng, về Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền. Chương II, Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng: thực trạng và vấn đề đặt ra, các tác giả đã chia làm 3 phần: Những yếu tố tác động đến việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn hiện nay; Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trên những lĩnh vực chủ yếu; Những vấn đề đặt ra về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng hiện naỵ Chương III, Quan điểm và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, được thiết kế thành 3 đề mục nhỏ: Dự báo những nhân tố tác động đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới; Quan điểm về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới; Những giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mớị

Theo các tác giả: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là sự thể hiện một cách toàn diện từ năng lực hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, đến năng lực tổ chức và chỉ đạo thực hiện, động viên, tập hợp quần ch ng, kiểm tra, giám sát tồn bộ cơng việc của Đảng, làm cho đường lối, chủ trương của Đảng luôn phản ánh được yêu cầu khách quan, thể hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Sức chiến đấu của Đảng được thể hiện tập trung ở chất lượng chính trị của các tổ chức đảng, biểu hiện cụ thể ở phẩm chất chính trị, ở hành động, ở đạo đức cách mạng và tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; ở sự nỗ lực phấn đấu thực hiện lý tưởng cách mạng của Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên quyết đấu tranh làm thất bại các quan điểm, tư tưởng sai trái, các hành động thù địch; có bản lĩnh và dũng khí chiến đấu với những hiện tượng tiêu cực, thối hóa trong Đảng và trong xã hội, cũng như trong chính bản thân mỗi con ngườị Sức chiến đấu

của Đảng còn là khả năng vượt mọi khó khăn, gian khổ để giành thắng lợi trong quá trình lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là hai mặt của một vấn đề có quan hệ biện chứng với nhaụ Đây là hai thuộc tính cần có, gắn bó hữu cơ với nhau của Đảng, bảo đảm để Đảng thực sự là hạt nhân của HTCT.

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng luôn là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa chiến lược trong mọi giai đoạn cách mạng. Từ khi ra đời

Một phần của tài liệu Luận án Năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)