Tiêu chí về năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 77)

2.1.3 .Đảng cầm quyền

2.3. Tiêu chí về năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

Xuất phát từ những chỉ dẫn của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về năng lực cầm quyền của ĐCS cầm quyền; từ những quan niệm về năng lực cầm quyền của ĐCS và thực tiễn quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của ĐCSVN, có thể khái quát những tiêu chí cơ bản về năng lực cầm quyền của Đảng CSVN như sau:

Một là: Năng lực xây dựng, hoàn thiệnlý luận về CNXH, con đường đi lên CNXH; lý luận về Đảng cầm quyền và Cương lĩnh, đường lốiđổi mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Là đảng cầm quyền, nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của Đảng

CSVN là xây dựng phát triển lý luận về cách mạng Việt Nam quá độ lên

CNXH; xây dựng lý luận về Đảng CSVN cầm quyền; xây dụng, hoàn thiện

cương lĩnh, đường lối, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành chính sách pháp luật của nhà nước.

Lý luận (theory) ‘là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người (Hồ Chí Minh) phản ánh những mối liên hệ bản chất, tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Lý luận khơng có mục đích tự thân, khi đã hình thành thì nó vì thực tiễn; nó khơng nằm ngồi mà ở ngay trong thực tiễn và mang dấu ấn của thực tiễn. Là kết quả của sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn của quần ch ng, chỉ có lý luận nào gắn liền với thực tiễn, phục vụ thực tiễn và được thực tiễn khảo nghiệm mới bắt rễ trong đời sống. Giá trị đích thực của lý luận là cơ sở để xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách,

pháp luật đ ng đắn; đặc biệt là đưa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đó vào cuộc sống. Tầm quan trọng của lý luận đã được các nhà kinh điển khẳng định: Chỉ có một đảng có lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn được vai trò chiến sĩ tiên phong (V.Ị Lê-nin) và khơng có lý luận cách mạng thì khơng có cách mạng vận động" (Hồ Chí Minh). Cách mạng là sáng tạo, chân lý là cụ thể, bởi vậy, s khơng có mơ hình thống nhất về

CNXH chung trên tồn thế giớị Vì vậy, các nhà XHCN phải kết hợp giữa lý

luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cụ thể của nước mình, tìm kiếm con đường thực hiện CNXH thích hợp. Chủ nghĩa xã hội là sự thống nhất trong đa dạng, cho nên nó phải được khoác phục trang của mỗi dân tộc, được bắt rễ ngay trên hiện thực dân tộc.

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng CSVN luôn vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đặc biệt, trước khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng đã tổng kết thực tiễn, nhất là thời gian 10 năm (1976- 1986) từ khi nước nhà thống nhất, cả nước cùng đi

lên CNXH, phát hiện những vấn đề mang tính quy luật của cách mạng Việt

Nam. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về thời đại ngày nay, biến động của tình

hình và cục diện quốc tế và thực tế sinh động của Việt Nam, Đảng đã hoạch định Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (năm

1991), phác thảo ra mơ hình CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Thơng qua q trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, từng bước nhận thức của

Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng rõ. Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH từng bước chuyển từ định hướng thành định hình, định tính thành định lượng. Năng lực xây dựng, phát triển lý luận, cương lĩnh chính trị của Đảng CSVN là phản ánh tổng thể về dũng khí chính trị mạnh m và và năng lực đổi mới sáng tạo, cũng như khát vọng và quyết

tâm chính trị cao của Đảng đã lan tỏa ra toàn xã hội, tạo thành động lực to lớn cho cơng cuộc đổi mới vì CNXH. Năng lực xây dựng, phát triển lý luận, xây dựng và hồn thiện cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng là phản ánh văn hóa Đảng, Đảng là đạo đức là văn minh, phản ánh sự lãnh đạo dân chủ, khoa học, kỷ cương, theo pháp luật và vì hạnh ph c của nhân dân, chính là thước đo năng lực cầm quyền của ĐCSVN.

Hai là: Năng lực lãnh đạo xây dựng, hoàn thiện HTCT, trọng tâm là

Nhà nước và xây dụng đội ngũ cán bộ ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng.

Về kết cấu tổng thể, HTCT Việt Nam bao gồm: Đảng CSVN, Nhà nước

Cộng hòa XHCN Việt Nam, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hộị

Trong đó, Nhà nước là trung tâm của HTCT; Đảng CSVN là hạt nhân của HTCT, lãnh đạo nhà nước và xã hội; MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của Đảng và Nhà nước.

Trong điều kiện cầm quyền, để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, đòi hỏi Đảng phải lãnh đạo xây dựng, đổi mới, hoàn thiện HTCT, trọng tâm là Nhà nước, bởi Đảng lãnh đạo chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước. Đồng thời, Đảng chăm lo và xây dụng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, ngang tầm với đòi hỏi của cuộc sống. Đổimới chính trị xét vềtổng thể là xây dựng thểchế chính trị dân chủ XHCN tương thích với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, cảvề hệthống luật pháp, hệ thống tổ chức, cán bộ và cơ chế, chính sách vận hành của hệ thống bảo đảm vị thế cầm quyền của Đảng. Điều đó có nghĩa phải xây dựng thể chế Đảng cầm quyền, thể chế Nhà nước pháp quyền XHCN, thể chế Mặt

trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội thống nhất, đồng thuận, bảo

đảm cho HTCT hoạt động hiệu lực, hiệu quả, hướng tới người dân, gắn bó

máu thịt với nhân dân, làm cho mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính

nhân dân ấm no, hạnh phúc. Năng lực xây dựng, hoàn thiện HTCT, trọng tâm là Nhà nước và đội ngũ cán bộ ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới là nội dung và là thước đo cơ bản về năng lực cầm quyền của Đảng CSVN.

Ba là: Năng lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninhđối ngoại.

Trong điều kiện cầm quyền, năng lực cầm quyền biểu hiện và được thực hiện chủ yếu bằng năng lực kiến tạo và quản lý của nhà nước. Nhà nước

XHCN là công cụ chủ yếu thơng qua đó Đảng thực hiện vai trị lãnh đạo, cầm

quyền. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước trong thể chế hóa và hiện thực hóa mọi chủ trương, đường lối của Đảng là thước đo năng lực cầm quyền của Đảng. Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa mọi quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng thành hiến pháp, pháp luật, chính sách, kế hoạch và được tổ chức triển khai sâu rộng trong tồn xã hộị Có thể khẳng định nhà nước là công cụ mạnh nhất, quan trọng nhất đưa các chủ trương, chính sách của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Hệ thống chính trị Việt Nam đang vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ và hướng tới cơ chế,

Đảng cầm quyền, Nhà nước kiến tạo, dân là chủ. Đảng không được bao biện,

làm thay chức năng của Nhà nước, khơng được đảng hóa nhà nước . Nhà nước một khi làm tốt chức năng kiến tạo và quản lý thơng qua việc thể chế hóa và hiện thực hóa mọi chủ trương, đường lối cuả Đảng thì chức năng lãnh đạo, cầm quyền của Đảng mới được khẳng định.

Hiệu lực hoạt động của nhà nước được thể hiện một khi các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương thực hiện tốt chức năng kiến tạo,

quản lý, điều hành và dịch vụ công mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; Hiến pháp, pháp luật, các chính sách, quyết định của nhà nước ban hành phải được các tầng lớp nhân dân, mọi cơ quan, tổ chức trên cả nước chấp hành. Hiệu quả hoạt động của nhà nước được đánh giá cụ thể ở việc: Quyền lực nhà nước là do quyền lực của dân ủy quyền; Nhà nước tồn tại là vì dân, khơng phải dân tồn tại vì nhà nước; kết quả thực hiện các mục tiêu đã xác định bao gồm sự ổn định tình hình chính trị - xã hội trong nước; tăng trưởng kinh tế gắn với dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, môi trường sinh thái được bảo vệ; hiệu quả của nền hành chính cơng hay năng lực của các cơ quan hành chính, chất lượng các dịch vụ cơng, tính độc lập của hoạt động tư pháp; hiệu quả phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước…

Năng lực cầm quyền của Đảng được thể hiện ở mức độ, khả năng lãnh đạo của Đảng trong việc sử dụng quyền lực của nhà nước và phát huy vai trị các đồn thể chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương đường lối của Đảng đã đề rạ Đây là vấn đề có tính quyết định, là thước đo trên thực tế năng lực cầm quyền của Đảng. Đồng thời, thể hiện sự đồng tình, suy tơn của các tổ chức trong hệ thống chính trị đối với vị trí, vai trị cầm quyền của Đảng. Khơng thực hiện được điều này thì dù Đảng có năng lực đề ra đường lối, chính sách đ ng đến đâu cũng khơng có tác dụng trên thực tế trong việc lãnh đạo Nhà nước, hệ thống chính trị và vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phịng và an ninh vì đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh ph c.

Bốn là: Năng lực kiểm tra, giám sát hoạt động lãnh đạo của Đảng, hoạt động kiến tạo, quản lý của Nhà nước; kịp thời phát hiện và xử lý đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong trong lãnh đạo, cầm quyền.

Kiểm tra của Đảng, một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm

hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước (Quy định 30-QĐ/TW).

Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng quan sát, theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Kiểm tra, giám sát vừa là chức năng, nội dung lãnh đạo vừa là phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói lãnh đạo mà khơng kiểm tra là khơng lãnh đạo Việc tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động lãnh đạo của Đảng, hoạt động kiến tạo, quản lý của Nhà nước và hoạt động của cả HTCT vừa góp phần nâng cao vai trị, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và phong cách lãnh đạo đủ sức gánh vácsứ mệnh cầm quyền của Đảng. Việc xử lý kỷ luật trong Đảng đã có tác dụng th c đẩy tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên giữ gìn và chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, kỷ cương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.Năng lực kiểm tra giám sát của Đảng là tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng CSVN.

Năm là: Năng lực dự báo, phát hiện và xử lý kịp thời, hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, bảo đảmgiữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Sự nghiệp đổi mới, hội nhập bảo đảm định hướng XHCN ở Việt Nam là chưa có tiền lệ. Bởi vậy, việc vừa làm vừa r t kinh nghiệm, vừa thiết kế, vừa thi công mà Trung Quốc gọi là dị đá qua sơng là khơng tránh khỏị Chính vì vậy, u cầu dự báo sát với tình hình thực tiễn để tránh tình trạng chủ quan duy ý chí, hoặc bảo thủ trì trệ là địi hỏi của việc nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng. Dự báo đ ng, đưa ra quyết sách phù hợp là năng lực

thích ứng với hồn cảnh thực tiễn ln thay đổi. Bởivậy, trong q trình lãnh đạo, Đảng cần tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nâng cao năng lực dự báo, xử lý kịp thời có hiệu quả những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, giải quyết tốt các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi mới và phát triển. Đó là quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển; giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng XHCN; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất; giữa nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, bảo vệ môi trường; giữa xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN; giữa độc lập, tự chủ và HNQT; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội [28, tr.119].

Đặc biệt, trong năm 2020-2021 dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã gây thiệt hại nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế- xã hội trên quy mơ tồn cầu; một trật tự thế giới mới đang hình thành; sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong giải quyết vấn đề toàn cầu đang đặt ra nhiều thách thức, trong khi một số nước đã biến khủng hoảng, thách thức thành thời cơ, một số nước khác lại bị chìm sâu và bệnh tật, đói nghèo, một số nước khác lại muốn lợi dụng dịch bệnh muốn thực hiện tham vọng chính trị bất chấp luật pháp quốc tế...Tất cả những nan giải toàn cầu đặt năng lực cầm quyền của Đảng CSVN trước những thách thức mới, địi hỏi khơng ngừng nâng cao năng lực dự báo, năng lực xử lý kịp thời, hiệu quả những tình huống, những vấn đề chưa có tiền lệ. Trước thực tế mới, Đảng ta đã khẳng định: Nhận thức đ ng về xu thế của thời đại và cục diện thế giới, khu vực, Đảng, Nhà nước đã có định hướng chỉ đạo và các chính sách đ ng đắn, kịp thời trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc [25, tr.152].

Một phần của tài liệu Luận án Năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)