Cổ đông lớn tha mô tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 74 - 79)

3.1. Một số bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ

3.1.6. Cổ đông lớn tha mô tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tà

sản của công ty

+ Cổ đông lớn s ử dụng thơng tin nội bộ trong giao dịch chứng khốn.

Đầu tháng 12/2009, Ủy ban chứng khoán nhà nước phát hiê ̣n và xử pha ̣t mô ̣t cổ đông lớn của CTCP Nhà Thủ Đức (TDH) vì đã sử dụng thông tin nội bộ về việc phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 2:1 của TDH để giao dịch cổ phiếu này. Hay vào gi ữa tháng 3/2010, mô ̣t cổ đông nội bộ của Tập đồn Khống

67

sản Hamico (KSH) đã tiết lộ thông tin nội bộ về việc triển khai dự án khai thác mỏ vàng Sa Khống của cơng ty này cho những người thân đ ể giao dịch cổ phiếu KSH trước khi thông tin này được công bố [16].

+ Cổ đông lớn sử dụng quyền phát hành thêm cổ phần để huy động vốn của cơng ty nhằm mục đích tăng tỉ lệ sở hữu cở phần của mình trong cơng ty,

rồi thâu tóm cơng ty . Khi cơng ty phát hành thêm cổ phần mới thì mo ̣i cổ đông đều có q uyền mua thêm cổ phần công ty chào bán , tương ứng với tỷ lê ̣ sở hữu cổ phần hiê ̣n hữu . Nhưng không phải khi nào các CĐTS cũng có đ ủ tiền để chạy theo quá trình tăng vốn hoặc nhiều khi CĐTS khơng quan tâm hoặc khơng có thơng tin rõ ràng về việc phát hành thêm cổ phiếu này. CĐTS đành từ bỏ quyền mua cổ phần mới phát hành và khi này c ổ đông lớn sẽ d ễ dàng mua lại số cổ phần mà CĐTS đã từ bỏ quyền mua thông qua m ột Nghị quyết của ĐHĐCĐ, với nô ̣i dung cho phép HĐQT đư ợc quyền l ựa chọn đối tượng để bán số cổ phần còn th ừa này. Trong trường hợp này , những đối tượng được quyền mua không ai khác là các thành viên HĐQT , BGĐ và các cổ đông lớn khác.

Trường hợp thâu tóm điển hình trên TTCK là vu ̣ viê ̣c liên quan đến CTCP Nước giải khát Sài Gòn (TRIBECO). Cuối năm 2008, thị trường chỉ mới xôn xao về khả năng TRIBECO bị thâu tóm thì đến nay, câu chuyện đã trở nên rõ ràng. Bằng chứng là Uni President (Đài Loan) đã nâng tỉ lệ nắm giữ tại TRIBECO lên 43,5% từ mức 29,15% thông qua việc mua thêm 9,8 triệu cổ phiếu từ đợt chào bán riêng lẻ tháng 7/2009. Với động thái này, Uni President gần như có tồn quyền chi phối tại TRIBECO [33]

+ Cổ đơng lớn tìm cách quyết định giá cổ phần thấp hơn giá thị trường sao cho có lợi cho mình. CTCP vận tải xăng dầu đã cho phép cổ đông lớn mua với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, còn các cổ đông nhỏ lại phải mua với giá 40.000 đồng/cổ phiếu, cao gấp 2,67 lần so với cổ đông lớn [32].

68

+ Cở đơng lớn tìm cách phát hành cở phiếu thưởng để chia cổ tức tí nh

theo mê ̣nh giá h oặc quyền ưu tiên mua cổ phần với giá ưu đãi chứ không theo thị giá khi cổ phiếu của công ty đang tăng lên . Đây là hình thức “tự thưởng” hay nói rõ hơn là b ớt một phần tài sản của mình để thưởng lại cho chính mình và ngư ời được lợi nhiều nhất, tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần là các cổ đơng lớn. Ví dụ, Năm 2009, HĐQT Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc đã quyết định phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10:3 từ nguồn thặng dư vốn…[11]. Cuối năm 2012, CTCP Đầu tư và sản xuất Việt Hàn (mã VHG) cũng công bố sẽ phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1 và thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2013 tỷ lệ 3% bằng tiền mặt [14].

Không chỉ phát hành cổ phiếu để trả cho những khoản cổ tức ngay năm trước, có những doanh nghiệp chọn cách phát hành cổ phiếu để trả khoản cổ tức còn nợ của những năm trước hay thưởng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

Dẫn chứng, CTCP Thép Dana Ý cũng công bố kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2011 và năm 2012 và thưởng cổ phiếu năm 2011 từ nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể, Công ty sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2011 và 2012 với tỷ lệ 16% và thưởng cổ phiếu năm 2011 cho cổ đông tỷ lệ 18% [14].

+ Cổ đông lớn sử dụng vốn của công ty , thành lập các công ty con hoặc liên kết với công ty khác để “rút ruột” công ty.

Mô ̣t công ty có thể thành lâ ̣p mô ̣t công ty con với tỷ lê ̣ sở hữu của các cổ đơng bên ngồi chiếm 51%, phần còn la ̣i 49% do các cổ đông lớn của công ty me ̣ hoă ̣c người nhà của những cổ đôn g lớn này nắm giữ . Tại công ty con, các cổ đông lớn của công ty mẹ thường chiếm số đông trong HĐQT và BGĐ hoă ̣c ho ̣ là người đa ̣i diê ̣n của công ty me ̣ ta ̣i cơng ty con . Cổ đơng lớn sẽ tìm cách để chuyển lợi nhuâ ̣n từ công ty me ̣ sang công ty con như bán hàng hoá, sản phẩm, nguyên liê ̣u với giá rẻ cho công ty con , cho công ty con vay tài

69

sản… Khi chuyển lợi nhuận từ công ty mẹ sang công ty con những cổ đơng có góp vốn riêng vào công ty con được hưởng lợi nhiều hơn trong khi các cổ đông nhỏ ở công ty mẹ , khơng có cổ phần, hoặc có, nhưng với tỷ lệ thấp ở cơng ty con sẽ bị thiệt thịi vì giảm lợi nhuận . Chuyện ưu ái cho công ty con không chỉ dừng ở việc chuyển lợi nhuận theo cách thông thường mà dưới sự chi phối của những cổ đơng lớn, cơng ty me ̣ cịn có thể chuyển cho công ty con những mảng hoạt động kinh doanh tiềm năng và hiệu quả nhất . Công ty mẹ có thể bỏ tiền ra xây dựng thương hiệu và cho công ty con hưởng nhờ sự nổi tiếng của thương hiê ̣u đó để dễ dàng tiêu thụ sản phẩm và thực hiện các hoạt động kinh doanh; cơng ty me ̣ cũng có thể bỏ tiền ra th đơ ̣i ngũ nhân sự có trình độ, kinh nghiê ̣m và điều đô ̣ng sang làm viê ̣c bên công ty con , nhằm phát triển công ty con và mang lại lợi nhuận cho chính các cổ đông lớn.

Đầu năm 2007, CTCP Phát triển đầu tư công nghệ (FPT) đã công bố thành lập một loạt các cơng ty con mang tên FPT. Trong đó, FPT mẹ chỉ được góp từ 15% - 35% tại các công ty con này (CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư FPT, CTCP Chứng khoán FPT, Ngân hàng Thương mại Cổ phần FPT...). Điều đó có nghĩa là từ 85% - 65% vốn điều lệ trong các công ty con mang tên FPT chỉ do một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt của FPT đưa vào. Bộ máy nhân sự ban đầu của các công ty con cũng do hầu hết các cán bộ, công nhân viên của FPT mẹ kiêm nhiệm hoặc được chuyển sang. FPT mẹ đã giúp tạo dựng khung ban đầu cho các công ty con mang tên FPT. Thương hiệu FPT đã nổi tiếng trong nước và quốc tế từ trước tới nay. Thương hiệu này do tồn thể cán bộ, cơng nhân viên FPT mẹ tạo dựng và nó thuộc sở hữu của tồn thể cổ đơng. Nhưng những cổ đông sáng lập các công ty mới đã núp bóng FPT mẹ để mưu lợi phần nhiều cho họ.Trong số vốn điều lệ thực góp vào những cơng ty con của FPT, các cổ đông nhỏ, lẻ chỉ được hưởng một chút trong phần vốn của công ty mẹ. Công ty mẹ FPT thuộc sở hữu của tất cả các cổ đông nên khi thương hiệu này bị lợi dụng, tất nhiên những cổ đông nhỏ bị thiệt hại trước [15].

70

+ Cổ đông lớn lợi dụng cổ phần hóa để moi tiền Nhà nước

Ngày 21/11/2013, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử vụ tham nhũng tại CTCP kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Công ty Vifon). Công ty Vifon được thành lập năm 1993, là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập do ông Nguyễn Bi làm TGĐ. Bà Nguyễn Thanh Huyền làm kế toán trưởng. Năm 2004, Vifon chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành CTCP (51% vốn Nhà nước), ông Nguyễn Bi tiếp tục được giữ chức Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ. Bà Nguyễn Thanh Huyền làm Phó TGĐ phụ trách tài chính và bà Đàm Tú Liên tiếp quản ghế kế toán trưởng. Theo cáo trạng của cơ quan thực hiện quyền công tố tại Tòa: Từ năm 2002-2006, lợi dụng giai đoạn chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, Nguyễn Bi và Nguyễn Thanh Huyền đã chỉ đạo, thực hiện hạch toán sai tài khoản, sai nguồn vốn, lấy tiền của Nhà nước và các cổ đông để đưa vào huy động vốn cho cá nhân, sau đó rút ra chiếm đoạt, gây thiệt hại cho Nhà nước và Công ty Vifon hơn 18 tỉ đồng. Trong đó, Nguyễn Thanh Huyền giữ vai trị chủ mưu, tổ chức thực hiện hoạch tốn sai tài khoản, sai nguồn vốn để chiếm đoạt 9,9 tỉ đồng vốn Nhà nước và gần 1,4 tỉ đồng tiền cá nhân. Ngồi ra, Huyền cịn giúp sức cho Nguyễn Bi chiếm đoạt 2,3 tỉ đồng. Tháng 12-2003, Nguyễn Bi chỉ đạo Nguyễn Thanh Huyền lấy 1,8 tỉ đồng là tiền của Công ty Vifon để mua cổ phiếu cho cá nhân mình. Sau đó, Bi đã bán lại 10.000 cổ phần cho người khác để thu lợi. Ngoài ra, Nguyễn Bi còn tự ý quyết định chia thưởng gần 300.000 USD từ quỹ khen thưởng của công ty cho bản thân và một số lãnh đạo, gây thiệt hại cho Nhà nước 4,7 tỉ đồng. Nguyễn Bi còn ký 2 quyết định khen thưởng khống gây thiệt hại 3,5 tỉ đồng cho Nhà nước [8].

+ Cổ đông lớn thông qua HĐQT thực hiê ̣n các dự án đầu tư nhằm “tham nhũng” tài sản của cơng ty.

71

có cổ phần chi phối (chủ yếu là các cơng ty nhà nước cổ phần hố ), cổ đông lớn thường thông qua HĐQT trình lên ĐHĐCĐ các phương án đầu tư lớn. Các phương án đầu tư này thông thường sẽ được thông qua với số phiếu áp đảo của các cổ đông lớn ta ̣i cuô ̣c hợp ĐHĐCĐ . Sau đó, cở đơng lớn tiếp tu ̣c chi phối ĐHĐCĐ để giao cho HĐQT và BGĐ trực tiếp triển khai việc mua đất, chọn đối tác, tìm kiếm nhà thầu thực hiện dự án. Bằng các dự án này các cổ đông lớn sẽ thực hiện âm mưu tham nhũng của mình. Có những dự án đầu tư mà tiền mua đất có thể bị BGĐ cơng ty nâng khống lên g ấp rưỡi, gấp đôi và tiền xây lắp thì được các nhà thầu chi 10-15% giá trị hợp đồng cho người đa ̣i diê ̣n công ty ký h ợp đồng [31]. Người chịu thiệt thòi là các CĐTS do không được tham gia vào quá trình quản lý công ty và việc trông chờ vào đạo đức và sự chính trực của các cở đơng lớn, HĐQT và BGĐ dường như vô vọng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)