Cổ đông lớn cố tình vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, cố tình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 79 - 81)

3.1. Một số bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ

3.1.7. Cổ đông lớn cố tình vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, cố tình

tình sai phạm trong thực hiện Báo cáo tài chính

Trên thực tế các CTCP không bao giờ tự nguyê ̣n công bố thông tin hoă ̣c công bố thông tin mô ̣t cách trung thực ; viê ̣c công bớ thơng tin còn mang tính hình thức và đối phó , cổ đơng lớn hoặc là hạn chế quyền tiếp cận thông tin của CĐTS hoặc là che dấu hầu hết các thông tin quan tro ̣ng để sử du ̣ng cho mục đích tư lợi, gây ra những thiê ̣t ha ̣i đáng kể cho các CĐTS . Thời gian gần đây nhiều trường hợp cổ đông nội bộ tại các doanh nghiệp niêm yết vi phạm quy định về công bố thông tin trước khi thực hiện mua, bán cổ phiếu bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán xử phạt.

Trường hợp bị “tt cịi” gần nhất được cơng bố trên website của Ủy ban chứng khoán là ơng Nguyễn Quang Trung. Ơng Trung bị UBCK phạt 42,5 triệu đồng vì khơng báo cáo Ủy ban chứng khốn, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) theo quy định trước khi thực hiện mua 119.500 cổ phiếu DLR (CTCP Địa ốc Đà Lạt) vào ngày 29/5/2015. Với việc mua “chui”

72

lượng cổ phiếu này, ông Trung sở hữu 2,66% cổ phần của DLR. Trước khi thực hiện giao dịch, ông Trung không nắm bất kỳ cổ phiếu DLR nào. Một cổ đông nội bộ tại CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP) cũng vừa bị Ủy ban chứng khoán xử phạt. Theo đó, ơng Nguyễn Lưu Thụy (Hà Nội) bị phạt 35 triệu đồng do thực hiện giao dịch chứng khốn khơng đúng quy định của pháp luật (HNX công bố thông tin ông Nguyễn Lưu Thụy được bán 184.142 cổ phiếu DNP từ ngày 2 - 27/4/2015, nhưng ông Thụy đã bán toàn bộ số cổ phiếu này vào ngày 27/3/2015). Từng là Chủ tịch HĐQT của DNP, hiện ông Thụy là Ủy viên HĐQT của cơng ty này. Ngồi ra, một loạt cổ đông nội bộ giao dịch “chui” cổ phiếu cũng vừa bị Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) bêu tên: ơng Phạm Văn Thọ, Ủy viên HĐQT của CTCP Cao su Miền Nam (CSM) đã mua 1.500 cổ phiếu CSM vào ngày 27/8/2015 nhưng không công bố thông tin theo quy định; bà Dương Thị Tơ Châu là Phó tổng giám đốc kinh doanh của CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) đã bán 35.470 cổ phiếu SBT vào ngày 5/8/2015, nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch. Tương tự, ông Phạm Trung Thực là em ơng Phạm Tất Thành, Phó giám đốc CTCP Kết cấu kim loại và lắp máy Dầu khí (PXS) đã mua 7.000 cổ phiếu PXS vào ngày 25/8/2015; đã bán 2.500 cổ phiếu PXS vào ngày 31/8/2015 và 1/9/2015, nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch…[5].

Cổ đơng lớn cịn cố tình sai phạm trong thực hiện Báo cáo tài chính. Các dạng gian lận Báo cáo tài chính có thể kể đến như: che giấu cơng nợ và chi phí, ghi nhận doanh thu khơng có thật, định giá sai tài sản, ghi nhận sai niên độ… gây thiệt hại cho cổ đông.

Cổ phiếu đầu tiên bị hủy niêm yết bắt buộc trên Thị trường chứng khoán là BBT của CTCP Bơng Bạch Tuyết. Dẫu chưa là gì so với những vụ việc lớn gần đây, nhưng vào thời điểm năm 2008, vụ việc của BBT khiến giới

73

đầu tư st “hơn mê” khi BCTC có lãi năm 2006 đột nhiên được điều chỉnh thành lỗ! Vào tháng 7/2008, BBT công bố Báo cáo tài chính năm 2007 đã kiểm toán ghi nhận số lỗ của năm 2006 vốn từng cơng bố có lãi trước đó. Ngay sau khi Báo cáo tài chính “thần thánh” ấy được đưa ra, giới đầu tư hốt hoảng và nghe ngóng các luồng thơng tin từ chính thống lẫn vỉa hè, mong tìm ra chân tướng sự thật. Hóa ra, BBT đã lỗ từ lâu rồi, nhưng dàn lãnh đạo không chấp nhận lỗ và tìm mọi cách lấp liếm. Chỉ đến năm 2008, tình trạng thua lỗ nặng nề hơn, BBT phải chấp nhận điều chỉnh hồi tố giảm doanh thu, tăng chi phí cho năm 2006. Kết quả thanh tra của Ủy ban chứng khốn Nhà nước sau đó đã bóc tách hàng loạt sai phạm tại BBT như thực chất Công ty lỗ liên tục từ khi bắt đầu niêm yết vào năm 2004, các Báo cáo tài chính cơng bố có lãi nhưng bị ngoại trừ nhiều điểm trọng yếu như khơng hạch tốn chi phí quảng cáo sản phẩm mới, khơng trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho, thay đổi chính sách khấu hao Hậu quả là Công ty bị hủy niêm yết bắt buộc, khoảng 3.000 cổ đông chịu thiệt hại lớn. Những sai phạm tại BBT lúc bấy giờ có dấu hiệu hình sự thuộc vào tội Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin gây thiệt hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, thời điểm đó, pháp luật hình sự Việt Nam chưa ghi nhận các tội danh về chứng khoán. Sau này, những vấn đề vi phạm trong công bố thông tin trên thị trường thường xuyên và phổ biến hơn, từ không hoặc chậm công bố các thông tin luật định, các văn bản giải trình qua loa… đến việc che giấu lỗ [28].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)