Nguồn: Carpentier A, (2010) [24]
Hiệu chỉnh độ dài dây chằng nhân tạo ở thất
Trong kỹ thuật này, một miếng đệm được khâu bởi PTFE qua đỉnh của cơ nhú tương ứng vùng lá van sa, sau đó qua bờ lá van và cuối cùng khâu ngược trở lại cơ nhú, từ đây có thể tạo được nhiều vòng dây chằng nhân tạo. Chiều dài của dây chằng được điều chỉnh phù hợp với độ căng bờ tự do lá van.
Ngoài 2 phương pháp hiệu chỉnh độ dài của dây chằng nhân tạo trên, tác giả Von Oppell và Mohr đã sử dụng một kỹ thuật khác để xác định chiều dài của dây chằng nhân tạo bằng dụng cụ đo. Chiều dài của dây chằng nhân tạo được xác định bởi thước hoặc dụng cụ đo là khoảng X, khoảng cách này được xác định là giữa bờ tự do lá van và vị trí dự kiến cắm lại dây chằng nhân tạo trên trụ cơ, tương ứng với khoảng cách của dây chằng ở lá van bình thường. Sau khi có được khoảng cách X, sử dụng nó để tạo chiều dài của dây chằng nhân tạo.
Hình 1.17. Kỹ thuật hiệu chỉnh chiều dài dây chằng nhân tạo của Von Oppell và Mohr
Nguồn: Von Oppell U., Morh FW, (2000) [72]
1.5.3.5. Đánh giá kết quả sửa van trong khi mổ
Độ kín của van cần được xác định sau khi vòng van được trượt xuống áp vào vòng van bệnh nhân và trước khi cột chỉ. Chúng ta sẽ bơm nước mạnh vào tâm thất trái thông qua lỗ van hai lá. Áp lực của nước sẽ làm đầy tâm thất trái và hai lá van sẽ áp vào với nhau giống như thời kỳ tâm thu [22],[25],[32].
Vùng áp van hai lá