Dự phịng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 30 - 31)

PHẦN 1 : GIỚI THIỆU

6. Kết cấu luận văn

1.2. Tổng quan về chất lượng tín dụng trong ngân hàng thương mại

1.2.3.4. Dự phịng rủi ro tín dụng

Dự phịng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch tốn vào chi phí hoạt động để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của ngân hàng.

Trên bảng cân đối kế tốn của ngân hàng, dự phịng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giảm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phịng là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Dự phịng rủi ro tín dụng gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng chung (General provision) được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phịng cụ thể. Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ Tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.

Dự phòng cụ thể (Specific provision) được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Cơng thức tính như sau:

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ xấu (1.2) Tổng dư nợ cho vay

Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ - Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo).

Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phịng đối với từng nhóm nợ được ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)