Giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả thông tin trong khâu quyết định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 70 - 72)

PHẦN 1 : GIỚI THIỆU

6. Kết cấu luận văn

3.2. Một số giải pháp hạn chế bất cân xứng thông tin nhằm nâng cao chất

3.2.1.3. Giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả thông tin trong khâu quyết định

xem xét kỹ lưỡng tư cách, năng lực, hành vi và điều kiện ngành nghề của bên vay. Bên cạnh đó, đánh giá, phân tích cẩn thận các quy định của pháp luật và quy chế cho vay cũng là việc hết sức cần thiết. Nếu bộ phận phân tích tín dụng xem xét, đánh giá sơ sài những thơng tin trên thì dẫu khâu lập hồ sơ tín dụng có đầy đủ, chính xác và kịp thời đến bao nhiêu thì kết quả có được từ khâu phân tích tín dụng sẽ kém chính xác. Đó sẽ là ngun nhân lựa chọn nghịch sẽ xảy ra. Hay nói cách khác, khâu phân này có vai trị rất lớn trong việc gia tăng hiệu quả thơng tin có được để tạo cơ sở cho khâu ra quyết định tín dụng. Vì vậy, hiệu quả thơng tin trong khâu phân tích tín dụng càng chính xác thì chất lượng tín dụng càng cao.

3.2.1.3. Giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả thông tin trong khâu quyết định tín dụng dụng

Quyết định tín dụng là khâu tiếp theo sau khâu phân tích tín dụng. Lý thuyết bất cân xứng thông tin cho thấy rằng lựa chọn nghịch xảy ra trước khi hợp đồng được ký. Căn cứ vào đó thì trước khi một hợp đồng tín dụng được ký, nó phải trải qua ba khâu cơ bản của quy trình tín dụng: lập hồ sơ, phân tích và quyết định tín dụng. Cả ba khâu này nếu thực hiện khơng tốt thì lựa chọn nghịch đều có thể xảy ra nhưng khâu quyết định tín dụng là khâu khó nhất vì nó nằm trong ranh dưới của việc chấp thuận hay bác bỏ một khoản vay. Nếu khâu này thực hiện khơng tốt thì khách hàng đáng được cho vay sẽ bị từ chối còn khách hàng bị từ chối lại được chấp thuận cho vay, tức lựa chọn nghịch xảy ra ngay chính tại khâu này.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng thông tin trong khâu quyết định tín dụng càng chính xác thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Ngoài ra, với 54% số người được khảo sát đồng ý rằng quyết định cho vay vì bị áp lực chỉ tiêu kinh doanh, 46% đồng ý quyết định cho vay vì muốn cạnh tranh với ngân hàng khác và 35% đồng ý quyết định cho vay mặc dù khiếm khuyết tài sản đảm bảo hoặc chứng từ. Chứng tỏ quyết định tín dụng của ACB cịn mang tín chủ quan, chịu chi phối từ nhiều yếu tố và không dựa trên cơ sở kết quả hai khâu trước đó. Những quyết định này đã thực hiện trái ngược với quy định mà ban lãnh đạo ACB đưa ra. Chính vì vậy, lựa chọn nghịch đã xảy ra chiếm một tỷ lệ khá cao bởi 34% số người đồng ý thỉnh thoảng quyết định cho vay đối với khách hàng không tốt, 38% số người đồng ý thỉnh thoảng quyết định từ chối cho vay đối khách hàng tốt.

Như vậy, những tác động mang tính chủ quan của ngân hàng cùng với bất cân xứng thông tin làm cho quyết định tín dụng sai. Nên gia tăng hiệu quả thơng tin trong khâu quyết định tín dụng là cần thiết để giảm hệ lụy do bất cân xứng thông tin tạo ra. Bằng cách :

Thứ nhất: Xây dựng chỉ tiêu kinh doanh phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ hai: Tài sản đảm bảo và chứng từ liên quan là điều kiện tiên quyết cho khoản vay.

Thứ ba: Giám sát chặt chẽ tính tuân thủ các quy định trong quy trình tín dụng của cán bộ, nhân viên bộ phận tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)