Kinh nghiệm từ Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý rủi ro tín dụng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 26 - 28)

- Lịch sử hình thành:

Cơ quan tài chính chính sách đầu tiên của Nhật Bản là Ngân hàng Tài chính tái thiết (RFB) được thành lập năm 1947 nhằm khắc phục tình trạng khơng đủ vốn cung cấp cho tái thiết cơ sở vật chất bị thiệt hại do chiến tranh từ phía các tổ chức tài chính tư nhân.

Nhật Bản thực hiện việc thành lập Ngân hàng Phát triển (JDB) vào năm1951 theo Luật NHPT Nhật Bản với tư cách là Ngân hàng kế thừa RFB. Năm 1999 hợp nhất JDB và Cơng ty tài chính Phát triển Hokkaido- Tohoku thành NHPT Nhật Bản (DBJ), hoạt động theo Luật Ngân hàng Phát triển Nhật Bản.

- Mơ hình, hình thức sở hữu và quản lý:

Theo Luật NHPT Nhật Bản, NHPT Nhật Bản là một tổ chức tài chính của Chính phủ và thuộc sở hữu 100% của Chính phủ (mơ hình cơng ty 100% vốn nhà nước). NHPT Nhật Bản có một viện nghiên cứu trực thuộc (Viện Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản), một ủy ban và 22 ban ở hội sở chính. Ngồi ra, NHPT Nhật Bản có 7 chi nhánh và 6 văn phòng khác ở Nhật và 5 văn phịng tại nước ngồi.

Là một tổ chức tài chính của Chính phủ sở hữu 100% nên NHPT Nhật Bản chịu sự quản lý toàn diện của Bộ Tài chính. Việc sử dụng vốn, xác định danh mục cho vay, bổ nhiệm các nhân sự cao cấp (Hội đồng quản lý), kế hoạch ngân sách hàng năm, bảo đảm khả năng thanh toán và bảo lãnh khi vay vốn của NHPT Nhật Bản đều thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.

NHPT Nhật Bản là một NHPT điển hình trong suốt quá trình hoạt động của mình và khơng giống các ngân hàng phát triển khác, NHPT Nhật Bản không định hướng để trở thành một NHTM trong lịch sử tồn tại hơn 50 năm.

- Quản lý rủi ro tín dụng tại NHPT Nhật Bản:

NHPT Nhật Bản đã phát triển một mơ hình QLRR mà trong đó nhiệm vụ quản lý mỗi loại rủi ro được phân định rõ cho từng Ban cụ thể. Ngồi ra, NHPT Nhật Bản cịn xây dựng sổ tay hướng dẫn quản lý đối với từng loại rủi ro cá biệt để góp phần vào việc QLRR tổng thể.

NHPT Nhật Bản tách bộ phận kiểm tra nội bộ độc lập hẳn với các bộ phận điều hành khác, dưới sự giám sát trực tiếp của Chủ tịch NHPT Nhật Bản, nhằm kiểm tra để đảm bảo sự phù hợp, hiệu quả quản lý rủi ro, cũng như sự tuân thủ hoạt động tổng thể của ngân hàng.

NHPT Nhật Bản thực hiện quản lý đối với từng khoản vay riêng lẻ cũng như toàn bộ danh mục cho vay. NHPT Nhật Bản cũng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại khách hàng vay vốn. Hệ thống này đo lường khả năng vỡ nợ của khách hàng thông qua việc kết hợp cả chấm điểm và phân loại khách hàng. Dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, NHPT Nhật Bản xác định mức cho vay, tiến hành phân loại nợ vay, từ đó xác định khoản trích dự phịng để có thể XLRR

khi khoản vay gặp rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý rủi ro tín dụng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)