Nguyên nhân rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý rủi ro tín dụng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 42 - 47)

2.2 .Thực trạng cho vay các dự án TDĐT của NHPT Việt Nam

2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại NHPT

2.3.1.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng

Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay

- Sử dụng vốn sai mục đích, khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay: Các doanh nghiệp khi vay vốn NHPT đều có dự án đầu tư cụ thể và được thẩm định, đánh giá là khả thi. Nhưng nhiều khoản giải ngân chủ đầu tư sử dụng khơng đúng mục đích như báo cáo đề nghị giải ngân cho dự án, dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh khơng có hiệu quả, khơng thu hồi được vốn để trả nợ cho NHPT Việt Nam. Một số chủ dự án khác mặc dù có nguồn thu từ hoạt động của dự án nhưng cố tính chây ỳ không trả nợ cho NHPT để được chiếm dụng nguồn vốn tín dụng ĐTPT có lãi suất thấp. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản trước đây không nhiều nhưng từ năm 2008 trở lại đây là tình trạng này tương đối phổ biến.

- Năng lực nghiên cứu thị trường không tốt: Doanh nghiệp đánh giá không đúng chiến lược đầu tư và điều kiện thực hiện chiến lược đầu tư dẫn đến việc doanh nghiệp không đạt được mục tiêu. Ngoài ra, khả năng quản lý kinh doanh kém vì khi các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng để đầu tư dự án mới hoặc mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất nhưng lại không đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế tốn theo đúng chuẩn mực. Quy mơ đầu tư và kinh doanh phình ra quá lớn so với năng lực, tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến các phương án kinh doanh khơng phát huy hiệu quả, thua lỗ.

-Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ trọng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp lớn là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp kê khai vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu lớn nhưng thực chất là vốn ảo. Ngoài ra, các doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực việc ghi chép sổ sách kế toán. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất.

Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực, dẫn đến rủi ro rất lớn khi giải ngân, cho vay. Đây cũng là nguyên nhân vì sao các ngân hàng thương mại vẫn luôn coi trọng nhất là tài sản thế chấp và coi đó chỗ dựa cuối cùng để phịng chống rủi ro tín dụng.

Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Chất lượng thẩm định của NHPT Việt Nam đối với một số dự án chưa thực sự cao, chưa dự kiến và phân tích đầy đủ các yếu tố biến động về KT-XH ảnh hưởng đến phương án tài chính và phương án trả nợ vốn vay của dự án. Năng lực dự báo của NHPT Việt Nam nhìn chung cịn hạn chế nên khơng đánh giá hết rủi ro ngành, dẫn đến việc tập trung khá nhiều vốn vào một số ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao (xi măng, sắt thép, đóng tàu, chế biến thuỷ sản...) nhưng sau đó sớm bị suy thối do khủng hoảng kinh tế (Nguyễn Cảnh Hiệp,2013).

- Khâu kiểm soát giải ngân chưa được thực hiện chặt chẽ, dẫn đến nhiều trường hợp vốn vay của NHPT Việt Nam bị chủ đầu tư chiếm đoạt và sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả do giải ngân không đúng đơn vị thụ hưởng, khơng đúng hạng mục được vay vốn. Ngồi ra, việc giám sát quá trình sử dụng tiền vay của các dự án sau khi giải ngân thiếu chặt chẽ, chưa bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, do đó việc thu hồi nợ đối với một số dự án không được thực hiện kịp thời. Mặt khác, cũng do không bám sát khách hàng vay vốn nên nhiều trường hợp, tài sản BĐTV bị chủ dự án đem bán hoặc thế chấp để vay vốn tại tổ chức tín dụng khác mà NHPT Việt Nam không biết. Trong công tác kiểm tra nội bộ vẫn chưa được thường xun cịn mang tính hình thức chủ yếu thực hiện trên hồ sơ, ít gắn với thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp.

- Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của NHPT đa số là trẻ, đầy nhiệt huyết, tuy nhiên lòng yêu ngành, yêu nghề, ý thức trách nhiệm chưa cao. Trên thực tế đã xảy ra một số vụ việc do sự biến chất của CBTD gây thất thoát cho NHPT hàng trăm tỷ đồng. Sự áp đặt của lãnh đạo (chẳng hạn như quyết định cho vay khi chưa có báo cáo thẩm định của các bộ phận nghiệp vụ) và sự thiếu chính kiến của CBTD (khi thẩm định hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án: tính tốn các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hồn vốn có kết quả khơng đạt yêu cầu nhưng không kiên quyết đề xuất không cho vay) đã tạo ra nhiều rủi ro cho NHPT (Phan Tuấn Khanh,2012).

- Hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định ở NHPT còn nhiều hạn chế. NHPT đang tiến hành xây dựng trung tâm dữ liệu thông tin về khách hàng nhưng việc thu thập dữ liệu gặp nhiều khó khăn vì khơng được sự hợp tác của doanh nghiệp dẫn đến sự thiếu hụt thông tin về khách hàng khi thẩm định, theo dõi quản lý tín dụng. Sự hợp tác giữa NHPT với các NHTM chưa chặt chẽ, thiếu sự trao đổi thông tin lẫn nhau dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa gây rủi ro cho các ngân hàng tham gia cho vay.

- NHPT Việt Nam phải thực hiện cho vay theo chỉ định của Chính phủ đối với nhiều chương trình, dự án mà trên thực tế, khả năng thu nợ đối với các dự án đó là rất khó khăn bởi hiệu quả kinh tế khơng đáp ứng được yêu cầu đặt ra của NHPT Việt Nam. Nguyên nhân này được thể hiện rõ nhất ở các dự án thuộc chương trình mía đường, chương trình đánh bắt hải sản xa bờ và một số dự án khác của các tập đồn, tổng cơng ty Nhà nước (Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam...).

- Đối tượng cho vay của NHPT tập trung vào một số lĩnh vực nhất định nên khó tiến hành đa dạng hóa, phân tán rủi ro. Đặc điểm của dự án vay vốn TDĐT địi hỏi quy mơ vốn lớn (mức vốn cho vay cao), thời gian đầu tư và thu hồi vốn dài dễ gây ra tình trạng khó quản lý vì vượt quy mô, thời gian thực hiện dài dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thiên nhiên, thị trường,… dẫn đến sự khác biệt lớn giữa kết quả thẩm định và kết quả thực hiện dự án.

-Với đặc tính là một ngân hàng chính sách mang tính ưu đãi nên các dự án vay vốn ở NHPT đều có tỷ lệ tài sản đảm bảo rất thấp thậm chí nhiều dự án khơng có tài sản đảm bảo. Với giá trị tài sản đảm bảo thấp nên chưa nâng cao trách nhiệm trả nợ của chủ đầu tư. Tài sản đảm bảo chủ yếu ở NHPT là tài sản hình thành từ vốn vay, thường là giá trị quyền sử dụng đất của dự án, các cơng trình, máy móc thiết bị gắn liền với đất đều có giá trị lớn, trong khi đó đa số dự án tập trung nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn nên có tính thanh khoản rất thấp (các dự án thủy điện, nhà máy thép…) hoặc là những tài sản dễ bị tổn thất, mất mát (rừng nguyên liệu, tàu đánh cá, trại ni tơm...), do đó trong trường hợp đơn vị vay vốn khơng trả được nợ thì NHPT Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát mại tài sản BĐTV để thu hồi nợ. Ngồi ra, quy trình bán tài sản gặp nhiều khó khăn, phức tạp do các quy định liên quan đến thủ tục bán tài sản khá phức tạp nên ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong trường hợp phải xử lý tài sản để thu hồi nợ dẫn đến việc xử lý tài sản kéo dài, nhiều trường hợp không thể xử lý tài sản để thu hồi nợ.

- Lãi suất cho vay vốn TDĐT mà NHPT áp dụng cho vay là được Bộ tài chính cơng bố. Một số thời điểm lãi suất cho vay tín dụng đầu tư thấp hơn rất nhiều lãi suất cho vay của NHTM như trong thời điểm năm 2009 với lãi suất cho vay tín dụng đầu tư chỉ 6,9%/năm trong khi lãi suất cho vay của NHTM những năm sau đó khoảng 20-22%/năm. Với mức lãi suất cho vay nêu trên thì ngay cả khi áp dụng lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn thì vẫn thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường rất nhiều vì một số thời điểm lãi suất huy động của NHTM tới 17-18%. Riêng lãi suất cho vay kiên cố hóa kênh mương, hạ tầng nông thôn, hạ tầng vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long là 0%/năm nên việc áp dụng lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn cũng khơng có ý nghĩa gì. Chính vì vậy, khi lãi suất thị trường dâng cao thì khơng khuyến khích các doanh nghiệp trả nợ; dễ phát sinh tình trạng các doanh nghiệp “ chây ỳ” không chịu trả nợ đến hạn, chiếm dụng vốn của Nhà nước, làm phát sinh nợ quá hạn.

- Tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước liên tục từ 2008 đến nay đã làm cho môi trường kinh tế vĩ mơ ở Việt Nam kém ổn định. Tình hình lạm phát trong nước tăng cao, lãi suất tín dụng có biến động lớn đã làm cho giá của các yếu tố đầu vào hoặc đầu ra của các dự án vay vốn ĐTPT của NHPT Việt Nam lên xuống thất thường làm tăng chi phí đầu vào, giảm hiệu quả tài chính của dự án. Ngồi ra, sức tiêu thụ của thị trường giảm mạnh, hàng tồn kho tăng cao, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá làm giảm nguồn trả nợ vay dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Do tác động của thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ, hỏa hoạn cũng đã làm nhiều dự án vay vốn TDĐT của NHPT Việt Nam bị thiệt hại về tài sản hoặc đình đốn trong sản xuất dẫn tới khơng có khả năng trả nợ. Nguyên nhân này có thể thấy ở các dự án thuộc chương trình đánh bắt hải sản xa bờ bị bão đánh chìm, các dự án trồng rừng nguyên liệu bị cháy, các dự án thủy điện đang thi công dở dang bị lũ cuốn trơi...

2.3.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại NHPT Việt Nam Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý rủi ro tín dụng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)