Kinh nghiệm từ Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý rủi ro tín dụng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 28 - 29)

- Lịch sử hình thành, hình thức sở hữu và mơ hình:

Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc thành lập năm 1954, hoạt động theo Luật đặc biệt. Ban đầu NHPT Hàn Quốc là ngân hàng của Chính phủ nhằm mục tiêu khôi phục kinh tế sau chiến tranh Triều Tiên, nay NHPT Hàn Quốc đã cổ phần hóa và trở thành ngân hàng hoạt động trên 02 lĩnh vực công và tư.

Cơ quan giám sát NHPT Hàn Quốc là Bộ Tài chính và kinh tế, Ủy ban giám sát tài chính, thực hiện giám sát hoạt động của NHPT Hàn Quốc theo đúng quy định tại Luật NHPT Hàn Quốc. Quyết định việc thay đổi điều lệ hoạt động và cơ chế hoạt động của NHPT Hàn Quốc trên cơ sở đề nghị của Ban lãnh đạo và Đại hội đồng cổ đông.

- Quản lý rủi ro tín dụng tại NHPT Hàn quốc

NHPT Hàn quốc sử dụng mơ hình VAR với độ tin cậy 99,95% để đo lường RRTD và áp dụng các phương pháp đo lường khác nhau đối với khoản vay dành cho doanh nghiệp và khoản vay dành cho hộ gia đình.

Quản lý hạn mức tại NHPT Hàn quốc bao gồm hai cấp độ chủ yếu là giới hạn tín dụng theo ngành và theo khách hàng. Mục tiêu của việc thiết lập hạn mức theo từng ngành nhằm phòng tránh rủi ro tập trung vào một ngành cụ thể, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả của các tiêu chí quản lý rủi ro từng ngành. Ngoài hạn mức rủi ro cho từng khách hàng, NHPT Hàn quốc cũng thiết lập hạn mức rủi ro cho nhóm khách hàng có liên quan. Trường hợp hạn mức rủi ro của một khách hàng hay một nhóm khách hàng có liên quan vượt quá giới hạn cho phép, các quyết định cấp tín dụng phải được phê duyệt bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đối với các giao dịch có mức độ rủi ro cao, hệ thống đưa ra các tiêu thức nhận dạng và quản lý hạn mức rủi ro chặt chẽ.

Hệ thống kiểm sốt rủi ro tín dụng của NHPT Hàn quốc được thiết lập một cách độc lập, áp dụng cho từng khoản tín dụng riêng lẻ, bao gồm những khoản tín dụng ngoại bảng, và tồn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng trên nguyên tắc quản

lý hàng ngày và đưa ra cảnh bảo sớm mỗi khi hệ thống phát hiện ra rủi ro. Hệ thống cũng cho phép ngân hàng kiểm tra tình trạng của khoản vay từ điều kiện cấp tín dụng, xếp hạng khách hàng, điều kiện giải ngân, dự phòng rủi ro, hạn mức rủi ro và mức độ tuân thủ pháp luật. Hệ thống cũng là công cụ giúp ngân hàng đánh giá lại chiến lược rủi ro cũng như các chính sách trước khi xảy ra rủi ro. Kết quả kiểm tra kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ được báo cáo trực tiếp lên Ủy ban quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý rủi ro tín dụng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)