Đơn vị tính: tỷ đồng Số liệu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giải ngân 9.870 21.877 18.600 21.686 24.295 23.385 21.891 30.000 Dư nợ 46.351 60.166 64.371 72.686 87.308 97.353 116.671 123.000 Tỷ lệ giải ngân hoàn thành so với kế hoạch 53,5% 98,5% 106% 75% 93% 92% 94%
(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của NHPT từ năm 2006-2013)
Mặc dù dư nợ TDĐT tăng đều qua các năm nhưng về doanh số cho vay lại không đạt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, chỉ năm 2008 là vượt kế hoạch. Trong năm 2008, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, NHPT đã phối hợp với các Bộ, ngành và doanh nghiệp thực hiện rà soát các dự án nhằm đảm bảo tập trung vốn cho các dự án có hiệu quả, cần đẩy nhanh tiến độ để hồn thành đầu tư đưa vào sử dụng trong năm, đảm bảo hỗ trợ vốn cho các dự án có ý nghĩa lớn về an sinh xã hội (xử lý rác thải, cấp nước sinh hoạt, y tế, giáo dục), các dự án điện và dự án trọng điểm của Chính phủ. Trong tình hình tính thanh khoản của thị trường giảm sút, nhiều NHTM không giải ngân được theo hợp đồng tín dụng, NHPT vẫn đảm bảo vốn theo cam kết và thực hiện tốt các nhiệm vụ kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (Nguyễn Thị Thùy Linh, 2012). NHPT đã giải ngân để hoàn thành 162 dự án đầu tư đưa vào vận hành trong năm, trong đó có 20 dự án nhóm A (8 dự án xi măng, 1 dự án sắt thép, 11 dự án điện).
Trong năm 2009, tình hình KT-XH khó khăn do tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, NHPT đã đưa ra hàng loạt các giải pháp điều hành tín dụng linh hoạt theo hướng vừa đảm bảo thực hiện chính sách kích cầu của Chính
phủ, vừa bảo đảm an tồn hoạt động của hệ thống như: đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án thủy điện, xi măng, trồng rừng như cho nợ giấy phép khai thác tài nguyên, cho nợ đăng ký giao dịch bảo đảm... để đảm bảo đẩy mạnh tiến độ, tạo điều kiện đưa dự án hoàn thành vào hoạt động. Tuy nhiên tỷ lệ giải ngân trong năm 2009 chỉ đạt 75% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong năm NHPT đã giải ngân cho 70 dự án nhóm A chiếm 45,5% tổng số vốn giải ngân trong năm; giải ngân Chương trình Kiên cố hóa kênh mương: 3.616 tỷ đồng và các dự án tôn nền vượt lũ 200 tỷ đồng. Ngoài ra, đầu tư cho các dự án trọng điểm:
+ Cho vay dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất: giải ngân trong năm được 46,8 triệu USD; lũy kế từ khi cho vay 1 tỷ USD.
+ Cho vay dự án Thủy điện Sơn La: giải ngân cho công tác đền bù, di dân (cho vay thỏa thuận) là 1.108 tỷ đồng.
+ Cho vay dự án Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: lũy kế giải ngân là 397 tỷ đồng và 5,6 triệu USD (chưa kể vốn ODA). Dư nợ 322 tỷ đồng và 5,6 triệu USD.
Tiếp tục ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sang năm 2010, 2011 NHPT cũng đã cố gắng nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ của Chính phủ giao tỷ lệ giải ngân hoàn thành kế hoạch lần lượt 93%, 92%. Trong năm 2010 NHPT đã cho vay theo lãi suất thỏa thuận và vay ngoại tệ đối với dự án Thủy điện Sơn La: cho vay di dân tái định cư (giải ngân 1.000 tỷ đồng, dư nợ 2.209 tỷ đồng); cho vay ngoại tệ nhập khẩu thiết bị (số vốn đã giải ngân trong năm 130 triệu USD , dư nợ: 231triệu USD); Cho vay dự án Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: số vốn giải ngân trong năm 877,32 tỷ đồng; trong đó giải ngân cho giải phóng mặt bằng là 293,828 tỷ đồng và 8,078 triệu USD; dư nợ 1.114,528 tỷ đồng và 13,937 triệu USD. Trong năm 2011 đã cho vay các dự án Nâng cấp quốc lộ 78 (với số vốn 24,9 triệu USD), tiếp tục giải ngân cho dự án Xây dựng Đường 2E Bắc Lào (32,8 triệu USD). Ngoài ra, tiếp tục cho vay các dự án, chương trình trọng điểm của Chính phủ như dự án Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu (Phan Tuấn Khanh,2012).
Năm 2012 là một năm đầy khó khăn, thách thức không chỉ với NHPT mà với cả nền kinh tế. Ngày 10/05/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP
về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Để tổ chức có hiệu quả các giải pháp của Chính Phủ, Ngân hàng Phát triển đã đề ra nhiều giải pháp điều hành giải ngân vốn tín dụng đầu tư linh hoạt, hiệu quả và thận trọng, đảm bảo nguyên tắc an tồn, bám sát các mục tiêu của Chính phủ. Trong năm có gần 200 dự án được bố trí kế hoạch giải ngân và đã giải ngân được 21.891 tỷ đồng, đạt 94% kế hoạch Chính phủ giao. Trong đó giải ngân tập trung khoảng 120 dự án dự kiến hoàn thành trong năm 2012 và 6 tháng 2013, chương trình kiên cố hóa kênh mương là 4.980 tỷ đồng, dự án điện và lưới điện cấp là 5.307 tỷ đồng; giải ngân trong năm cho các dự án nhóm A khoảng 7.500 tỷ đồng, chiếm 34% tổng số vốn đã giải ngân.
Trong năm 2013 việc tiếp nhận, thẩm định cho vay các dự án đã được lựa chọn theo hướng đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả tập trung góp phần tăng trưởng tín dụng của hệ thống và phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của đất nước và của từng địa phương. NHPT đã tiếp nhận gần 200 dự án với số vốn đề nghị vay gần 27.000 tỷ đồng. Danh mục các dự án cho vay đã tập trung hơn vào các lĩnh vực theo định hướng phát triển kinh tế của Chính phủ như: phát triển an sinh xã hội như giáo dục, y tế, dạy nghề, bảo vệ môi trường, trồng cây cao su, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chương trình xã hội, cơ khí trọng điểm, dự án truyền tải điện và lĩnh vực năng lượng, an ninh quốc phịng… với quy mơ dự án lớn hơn, chú trọng tới các chỉ tiêu hiệu quả KT-XH và khả năng thu hồi vốn. Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo đúng kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, Ngân hàng Phát triển đã giải ngân xấp xỉ 30.000 tỷ đồng cho các dự án, đưa dư nợ vốn TDĐT lên 123.000 tỷ đồng. Trong đó, giải ngân cho các dự án nhóm A trên 12.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% tổng số vốn giải ngân. Riêng đối với chương trình Kiên cố hóa kênh mương, NHPT đã thực hiện giải ngân 13.000 tỷ/15.000 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch (Đỗ Thị Trà Linh,2014). Trong năm, nguồn vốn TDĐT đã góp phần đưa 38 dự án hồn thành đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả, điển hình là dự án thủy điện Bản Chát, thủy điện Nậm Chiến, dự án khai thác chế biến khoáng sản núi Pháo, dự án Nhà máy điện gió tỉnh Bạc Liêu (TKBT(Tổng hợp), 2014).
0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2006 2008 2010 2012 GIẢI NGÂN DƯ NỢ
(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của NHPT từ năm 2006-2013)
Biểu đồ 2.1 Quy mô cho vay TDĐT giai đoạn 2006-2013 2.2.2. Kết quả đạt được cho vay các dự án TDĐT
Với việc cung ứng một lượng vốn TDĐT tương đối lớn cho nền kinh tế, hoạt động cho vay dự án TDĐT của NHPT Việt Nam trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của đất nước. Các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn TDĐT của NHPT Việt Nam hoàn thành đưa vào sử dụng đã góp phần tạo ra hàng trăm ngàn việc làm mới; cung cấp cho nền kinh tế mỗi năm hơn 4.000 MW/h điện, 18 triệu tấn xi măng chất lượng cao, 400.000 tấn phân bón các loại, hơn 1 triệu bộ săm lốp ôtô, 150.000 kW/h điện ắc quy, gần 325 triệu m3 nước sạch; tăng năng lực đào tạo đại học, cao đẳng và dạy nghề trên 5.000 sinh viên/năm; tăng năng lực khám chữa bệnh của các bệnh viện thêm 10.000 giường bệnh... Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, NHPT Việt Nam đã cho vay TDĐT để kiên cố hóa trên 27.000 km kênh mương, bê tơng hóa trên 28.000 km đường giao thông nông thôn, xây dựng hạ tầng của gần 850 cụm tuyến dân cư, trồng mới hơn 280.000 ha rừng và gần 47.000 ha cây công nghiệp và cây ăn quả...
Ngoài ra, hoạt động cho vay dự án TDĐT của NHPT Việt Nam cũng góp
định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, hoạt động TDĐT của NHPT Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu vốn đầu tư theo hướng tăng nhanh quy mô và tỷ trọng dư nợ đối với các ngành công nghiệp (chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất điện, thép, xi măng, hóa chất, đóng tàu...) và các ngành phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay TDĐT theo ngành giai đoạn 2006-2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Ngành Quy mơ và tỷ trọng dư nợ tại thời điểm cuối năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Công nghiệp, xây dựng 35.041 46.689 51.819 54.805 68.013 75.546 93.337 98.194 75,6% 77,6% 80,5% 75,4% 77,9% 77,6% 80,0% 79,9% Thương mại, dịch vụ 603 541 901 945 1.048 944 817 739 1,3% 0,9% 1,4% 1,3% 1,2% 0,97% 0,7% 0.6% Nông lâm, thủy sản 4.450 5.836 5.472 5.379 10.914 11.332 14.351 15.745 9,6% 9,7% 8,5% 7,4% 12,5% 11,64% 12,3% 12,8% Giao thông 2.874 2.346 1.867 2.835 1.048 3.865 1.167 1.759 6,2% 3,9% 2,9% 3,9% 1,2% 3,97% 1,0% 1,4% Giáo dục, y tế 2.086 2.527 2.639 4.652 3.842 3.777 4.550 4.328 4,5% 4,2% 4,1% 6,4% 4,4% 3,88% 4,0% 3,5% Ngành khác 1.298 2.226 1.674 4.070 2.445 1.889 2.450 2.235 2,8% 3,7% 2,6% 5,6% 2,8% 1,94% 2,1% 1,8% Cộng 46.351 60.166 64.371 72.686 87.308 97.353 116.671 123.000 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
(Nguồn: Ban Tín dụng đầu tư - NHPT Việt Nam)
Trong tổng dư nợ cho vay TDĐT của NHPT thì dư nợ của các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 79,9%). Do trong số các dự án trọng điểm mà NHPT Việt Nam cho vay TDĐT thì hầu hết đều thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng (cơ khí, xi măng, thép, điện, giấy, phân bón, chế
các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, trồng rừng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản...) với tỷ trọng là 12,8%. Còn lại dư nợ của các ngành khác (y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải, thông tin liên lạc...) chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay TDĐT của NHPT Việt Nam.
2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại NHPT Việt Nam Việt Nam
2.3.1. Thực trạng nợ quá hạn và nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại NHPT Việt Nam án đầu tư tại NHPT Việt Nam
2.3.1.1. Thực trạng nợ quá hạn
Bên cạnh những đóng góp rất lớn cho sự phát triển KT-XH của đất nước thì hoạt động cho vay dự án TDĐT của NHPT Việt Nam cũng chứa đựng nhiều rủi ro mà hậu quả của nó để lại cho NHPT Việt Nam là khá nặng nề, biểu hiện rõ ràng nhất là số nợ gốc quá hạn và lãi đến hạn chưa trả.
Bảng 2.3. Nợ quá hạn trong cho vay TDĐT của NHPT Việt Nam
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Thời điểm cuối năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ gốc 46.351 60.166 64.371 72.686 87.308 97.353 116.671 123.000 Nợ gốc quá hạn 3.220 3.084 3.254 2.312 3.295 3.745 1.930 3.198 Lãi treo 2.191 1.302 1.672 1.191 1.788 2.513 3.082 Tỷ lệ nợ gốc quá hạn 6,95% 5,13% 5,06% 3,18% 3,84% 3,85% 1,65% 2,6%
(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của NHPT từ năm 2006-2013)
Tại thời điểm cuối năm 2006, dư nợ gốc cho vay TDĐT là 46.351 tỷ đồng, trong khi nợ quá hạn là 3.220 tỷ đồng làm cho tỷ lệ nợ quá hạn rất cao chiếm 6,95% dư nợ, ngồi ra cịn có 2.191 tỷ đồng lãi treo. Trong năm 2007 và năm 2008 tỷ lệ nợ
quá hạn có giảm lần lượt là 5,13% và 5,06% tuy nhiên tỷ lệ này giảm chủ yếu do gia tăng dư nợ trong khi nợ quá hạn không giảm. Sau 3 năm từ khi thành lập NHPT Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn TDĐT đã giảm khá mạnh, từ 6,95% cuối năm 2006 xuống còn 3,18% cuối năm 2009; số lãi treo trong cùng thời kỳ cũng giảm từ 2.191 tỷ đồng xuống còn 1.191 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 2 năm tiếp theo (2010-2011), nợ gốc quá hạn trong cho vay TDĐT lại có xu huớng tăng lên lần lượt 3.295 tỷ đồng và 3.745 tỷ đồng; cùng với đó, số lãi treo cũng khơng ngừng tăng lên.
0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00% 7,00% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN
(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của NHPT từ năm 2006-2013)
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ nợ quá cho vay TDĐT giai đoạn 2006-2013
Sang năm 2012, mặc dù số nợ gốc quá hạn có giảm so với năm 2011, tuy nhiên sự thay đổi này chủ yếu xuất phát từ việc NHPT Việt Nam có chủ trương cho các Chi nhánh linh hoạt trong việc thu nợ quá hạn là có thể thay đổi thứ tự ưu tiên, chuyển từ ưu tiên thu nợ lãi sang ưu tiên thu nợ gốc nên tổng số nợ gốc và lãi quá hạn nhìn chung không giảm đáng kể mà chủ yếu là thay đổi về cơ cấu (nợ gốc quá hạn giảm từ 3.745 tỷ đồng ở thời điểm cuối năm 2011 xuống còn 1.930 tỷ đồng ở thời điểm cuối năm 2012; trong khi đó lãi treo cùng thời kỳ lại tăng từ 2.513 tỷ đồng lên 3.082 tỷ đồng). Cho nên, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 chỉ là 1,65% nhưng
tổng số nợ quá hạn và lãi treo đến hết năm 2012 vẫn ở mức tương đối lớn là 5.012 tỷ đồng. Trong năm 2013, mặc dù NHPT đã có nhiều cố gắng trong công tác thu hồi nợ và nhiều dự án đã được cơ cấu nợ nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn tiếp tục tăng từ 1,65% tại thời điểm 31/12/2012 lên 2,6% tại thời điểm 31/12/2013.
Nợ xấu trong cho vay dự án đầu tư tại NHPT Việt Nam qua các năm đã tăng lên đáng kể về cả quy mô và tỷ lệ.
Bảng 2.4 Nợ xấu TDĐT NHPT trong giai đoạn 2006-2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Quy mô và tỷ trọng dư nợ tại thời điểm cuối năm
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ gốc 46.351 60.166 64.371 72.686 87.308 97.353 116.671 123.000 Nợ xấu 3.994 3.827 4.428 7.051 9.167 11.067 15.366 15.129 Tỷ lệ nợ xấu 8,6% 6,4% 6,9% 9,7% 10,5% 11,37% 13,17% 12,3%
(Nguồn: Trung tâm Xử lý nợ - NHPT Việt Nam)
2.3.1.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng
Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay
- Sử dụng vốn sai mục đích, khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay: Các doanh nghiệp khi vay vốn NHPT đều có dự án đầu tư cụ thể và được thẩm định, đánh giá là khả thi. Nhưng nhiều khoản giải ngân chủ đầu tư sử dụng khơng đúng mục đích như báo cáo đề nghị giải ngân cho dự án, dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh khơng có hiệu quả, không thu hồi được vốn để trả nợ cho NHPT Việt Nam. Một số chủ dự án khác mặc dù có nguồn thu từ hoạt động của dự án nhưng cố tính chây ỳ khơng trả nợ cho NHPT để được chiếm dụng nguồn vốn tín dụng ĐTPT có lãi suất thấp. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản trước đây không nhiều nhưng từ năm 2008 trở lại đây là tình trạng này tương đối phổ biến.
- Năng lực nghiên cứu thị trường không tốt: Doanh nghiệp đánh giá không đúng chiến lược đầu tư và điều kiện thực hiện chiến lược đầu tư dẫn đến việc doanh nghiệp không đạt được mục tiêu. Ngoài ra, khả năng quản lý kinh doanh kém vì khi các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng để đầu tư dự án mới hoặc mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất nhưng lại không đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế tốn theo đúng chuẩn mực. Quy mô đầu tư và kinh doanh phình ra quá lớn so với năng lực, tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến các phương án kinh doanh không phát