TT Loại đầu vào Đơn vị tính Tiêu hao năm 2012
1 Đá vôi TÊn / TÊn SP 1,038
2 §Êt sÐt TÊn / TÊn SP 0,274
3 Quặng sắt Tấn / TÊn SP 0,032
4 Than c¸m 3c TÊn / TÊn SP 0,194
5 Th¹ch cao TÊn / TÊn SP 0,030
6 Phô gia xi măng Tấn / TÊn SP 0,165
7 §iƯn kWh / TÊn SP 82,34
3.3. Hiện trạng môi trường nhà máy xi măng Lam Thạch
Các dịng thải chính của Nhà máy bao gồm: - Dòng thải lỏng (nước thải) gồm chủ yếu là:
Nước thải sinh hoạt được xử lý chủ yếu bằng bể lắng qua kênh hở và thải xuống hồ của nhà máy trước khi thải ra sông Hang Mai.
Nước thải công nghiệp phát sinh trong nhà máy chủ yếu là nước làm mát thiết bị, nước mưa chảy tràn bề mặt chứa các thành phần ơ nhiễm. Tồn bộ nước thải này đều được thu gom bởi hệ thống đường mương kín và hở rồi đưa về hồ chứa lắng đọng. Tại đây có thể tái sử dụng làm nước phun tưới đường, bảo vệ môi trường.
- Dòng thải rắn gồm: xỉ than lò quay, tro than, các chất thải rắn khác như bùn, bụi lắng, gạch…được thu gom và nghiền trộn luôn làm phụ gia. Chất thải rắn được công ty tận dụng tạo mặt bằng sân cơng nghiệp cho khu vực.
Ngồi ra cịn có một lượng chất thải rắn sinh hoạt chỉ phát sinh ở khu vực văn phòng và nhà ăn tập thể với khối lượng khoảng 60kg/ngày. Tuy nhiên chất thải rắn sinh hoạt đã được Công ty Môi trường Đô thị thị xã ng Bí vận chuyển rác đến nơi tập kết rác của thị xã để xử lý.
- Khí thải của ống khói lị nung chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOX, CO2,…Các chất này sinh ra do q trình than bị cháy trong cơng đoạn.
* Đánh giá hiện trạng môi trường nhà máy xi măng Lam Thạch
Sau khi tiến hành khảo sát môi trường tại Nhà máy, tác giả luận văn đã xem xét chi tiết dây chuyền cơng nghệ sản xuất của tồn Nhà máy và đi đến chọn trọng tâm đánh giá SXSH là dây chuyền sản xuất clinker, đồng thời có thể xem xét áp dụng SXSH tại một số công đoạn khác như: khu vực đập, nghiền nguyên liệu và clinker, đóng bao xi măng, vận chuyển, nơi phát sinh nhiều bụi và các công đoạn tiêu hao năng lượng, nước…mà Nhà máy cũng đang quan tâm.
3.4. Cân bằng vật liệu
Do điều kiện dây chuyền sản xuất xi măng của Nhà máy là dây chuyền hoạt động liên tục, dùng nhiều loại nguyên liệu khác nhau trong cùng một thời gian, các nguyên vật liệu chạy trong dây chuyền kín nên việc tính tốn cân bằng vật liệu theo công đoạn rất phức tạp. Mặt khác, Nhà máy chỉ quan tâm tới một số công đoạn gây tiêu hao năng lượng cao, cũng như lãng phí nước và sinh nhiều bụi nên để đơn giản tác giả đã làm cân bằng vật liệu cấu tử với các nguyên liệu và phụ liệu chính của dây chuyền sản xuất ở dạng xác định tổn thất tại các vị trí có thể.
Cách làm cân bằng vật liệu như sau:
+ Bụi tại các cơng đoạn chính: Hàng ngày thu gom bụi tại vị trí sản xuất tính theo một đơn vị thời gian. Bụi ở các vị trí có lọc bụi thì tính theo lưu lượng bùn thải của thiết bị lọc bụi.
+ Than: theo dõi lượng tiêu thụ hàng ngày tại vị trí chính là cơng đoạn sấy liệu. Than nung tính theo đơn phối liệu (sử dụng số liệu theo dõi sản xuất trong một khoảng thời gian dài rồi tính trung bình cho một đơn vị sản phẩm).
Việc tính tốn cân bằng vật chất dựa trên việc tính tốn tiêu hao vật liệu cho 1kg xi măng thành phẩm (PCB 30), với sự giúp đỡ của các kỹ sư trong phòng sản xuất nhà máy trong tính tốn tiêu hao nguyên nhiên liệu trong 1kg xi măng, sự cung cấp số liệu trong đo đạc tự động lượng khí phát sinh trong lị nung của Trung tâm Điều hành và điều khiển tự động của nhà máy.
Tỷ lệ nguyên liệu: 1,402 Nhiên liệu: Than, dầu FO Tỷ lệ clinker : 0,75 Mức tiêu hao năng lượng: 804 kcalo MJ/kg clinker
Sơ đồ 3.2. Cân bằng vật liệu cho 1kg xi măng PBC30
3.5. Cân bằng nhiệt lượng
Việc tính tốn cân bằng nhiệt lượng dựa trên kết quả đo đạc của hệ thống đo nhiệt tự động trong lò nung (đo lượng nhiệt cấp vào lò), cùng với sự giúp đỡ của các kỹ sư trong phòng sản xuất và ban kỹ thuật an toàn nhà máy, tham khảo nguồn tài liệu của PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân- Viện KHCN Xây dựng về các thành phần phần trăm của nhiệt tiêu hao trong lị nung clinker cơng nghệ khơ.