Các chế độ làm việc của DVB-S2

Một phần của tài liệu Điều chế apsk và mô phỏng điều chế apsk bằng matlab (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 1 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN HÌNH VỆ TINH

1.5 So sánh DVB-S và DVB-S2

1.5.11. Các chế độ làm việc của DVB-S2

1.5.11.1. Mã hóa và điều chế khơng đổi CCM (Constant Coding & Modulation).

Chế độ mã hóa và điều chế không đổi là chế độ làm việc đơn giản nhất của

DVB–S2, tương tự cách mà DVB–S sử dụng. Trong CCM, một phương pháp điều chế

và mã hóa FEC duy nhất được sử dụng cho tất cả các khung của lớp vật lý. Ưu điểm

của DVB–S2 trong CCM so với DVB–S là việc bảo vệ chống lỗi hiệu quả hơn do dùng

mã BCH và LDPC thay cho mã Reed – Solomon và mã chập, đồng thời dung lượng cải

thiện hơn 30%. Tuy nhiên, chế độ này không thể hiện hết tất cả ưu điểm của DVB – S2

1.5.11.2. Mã hóa và điều chế thay đổi VCM ( Variable Coding & Modulation ).

Trong các ứng dụng quảng bá DVB–S, điều chế QPSK và tỷ lệ mã FEC là cố

định. Nhưng trong DVB–S2, nhiều dịng truyền tải có thể được kết hợp trên một bộ

phát đáp hoạt động ở chế độ bão hòa với điều chế đường bao không đổi (QPSK,

8PSK). Nhiều dịngtruyền tải có thể được ấn định cho các khung lớp vật lý khác nhau,

do vậy có thể dùng các kiểu điều chế và các tỷ lệ mã khác nhau cho các dòng truyền tải khác nhau. Phụ thuộc vào ứng dụng mà có thể lựa chọn các thông số này để cân đối giữa dung lượng và độ ổn định của hệ thống. Ví dụ, một bộ phát đáp có thể mang đồng thời các tín hiệu truyền hình độ phân giải chuẩn SD và độ phân giải cao HD, với mức bảo vệ kém hơn cho HD để tăng tốc độ bit. Như vậy đặt ra yêu cầu cao hơn đối với anten của bộ giải mã (set top box) để có thể thu được HD, tuy nhiên các đầu thu bình thường vẫn có thể thu được tín hiệu SD.

Các dịch vụ chuyên nghiệp cho phép sử dụng các anten có kích thước lớn.Do vậy, có thể sử dụng tỷ lệ mã xấu hơn để đạt được độ lợi về tốc độ bit và có thể tíchhợp trên các bộ phát đáp quảng bá đang hoạt động ở chế độ bão hịa. Điều này có thể áp dụng cho một số loại lưu lượng mà trước đây bắt buộc phải dùng các sóng mang tách biệt nhau nhằm đảm bảo khả năng lựa chọn tỷ lệ mã và điều chế.

1.5.11.3. Mã hóa và điều chế thích nghi ACM ( Adaptive Coding & Modulation ).

25

cho phép tối ưu hóa các ứng dụng điểm – điểm. Trong chế độ này, có một kênh ngược

từ phía thu đến phía phát, cập nhật tức thời giá trị Eb/N0 tại phía thu cho trạm uplink. Điều này có thể được sử dụng để thay đổi tỷ lệ mã hóa và phương pháp điều chế nhằm đạt được tốc độ bit cực đại cho phép đối với kênh truyền. Ví dụ, khi trời trong có thể dùng tỷ lệ mã xấu hơn, điều chế ở mức cao hơn để tăng dung lượng của toàn hệ thống. Khi trời mưa to hoặc điều kiện truyền lan xấu thì ngược lại. Như vậy có thể cải thiện đáng kể thơng lượng của hệ thống, đặc biệt đối với các kết nối backbone internet và các loại lưu lượng dữ liệu khác.

1.5.11.4. Chế độ tương thích ngược BCM ( Backward Compatible Mode ).

Tiêu chuẩn DVB–S2 có nhiều ưu điểm nhưng hiện nay số máy thu theo tiêu chuẩn

DVB–S là quá lớn. Các đài phát quảng bá vệ tinh không thể hoặc khó có thể chuyển ngay sang sử dụng DVB–S2 vì phải cân nhắc đến quyền lợi của người tiêu dùng. Do vậy trong

tiêu chuẩn này có một phụ lục (tùy chọn) chế độ tương thích ngược với DVB–S để dung

hịa giữa việc ứng dụng cơng nghệ truyền dẫn mới với các khách hàng.

Chế độ tương thích ngược gửi đi trên một kênh vệ tinh đơn 2 dòng truyền tải.

Dịng thứ nhất (có độ ưu tiên cao HP – High priority) tương thích với các máy thu

DVB–S cũng như các máy thu DVB–S2. Dịng thứ 2 (có độ ưu tiên thấp LP – Low

priority) chỉ tương thích với các máy thu DVB–S2, có nghĩa là chỉ có các máy thu DVB–S2 mới có thể thu được tín hiệu tải bởi nó.

Sự tương thích ngược trong DVB–S2 được thực hiện bằng phương pháp điều

chế phân cấp. Hai dòng truyền tải HP và LP được kết hợp đồng bộ ở mức symbol điều

chế trên giản đồ chịm sao 8PSK khơng đối xứng. Việc dùng điều chế 8PSK với hai

symbol đặt gần nhau hơn trong mỗi góc phần tư so với giản đồ chịm sao 8PSK gốc

làm cho các máy thu DVB–S tin rằng chúng đang thu tín hiệu QPSK, cịn máy thu

DVB–S2 sẽ thu được toàn bộ 8 symbol. Việc dùng điều chế phân cấp như vậy cho

phép kết hợp các tín hiệu SD cho máy thu DVB – S với tín hiệu HDTV cho các máy

26

Một phần của tài liệu Điều chế apsk và mô phỏng điều chế apsk bằng matlab (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)