CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU VỀ CÁC LOẠI KỸ THUẬT DVB
2.3. Những giải pháp kỹ thuật cơ bản
2.3.1. Ống lớp vật lý (Physical Layer Pipes – PLPs)
Đòi hỏi của thị trường đối với độ tin cậy của các dịch vụ và sự cần thiết phải có các loại dòng dữ liệu khác nhau đã dẫn tới khái niệm “ống” lớp vật lý hồn tồn trong suốt có khả năng truyền tải dữ liệu độc lập với cấu trúc và các thông số PLP khác nhau. Cả dung lượng và độ tin cậy đều có khả năng điều chỉnh cho phù hợp với từng nhà
cung cấp nội dung/dịch vụ, tuỳ thuộc vào loại đầu thu, môi trường.
DVB-T2 còn cho phép “gán” các giá trị: đồ thị chòm sao, tỷ lệ mã và tráo thời gian cho từng PLP, ngồi ra cịn “dạng thức hoá” nội dung theo cùng một cấu trúc
37
Hình 2.3 Các PLP khác nhau với các lát thời gian khác nhau
Đặc biệt, một nhóm dịch vụ có thể cùng chia sẻ một thơng tin chung, ví dụ bảng
PSI/SI hoặc CA. Để tránh phải truyền “đúp” các thông tin này đối với từng PLP, DVB-
T2 có chứa “PLP chung” được chia sẻ bởi một nhóm PLP. Như vậy, máy thu phải giải mã 2 PLP tại cùng 1 thời điểm khi thu một dịch vụ: PLP dữ liệu và PLP chung đi kèm.
Hai mode đầu vào, do đó được định nghĩa: đầu vào mode A sử dụng duy nhất một PLP
và đầu vào mode B sử dụng nhiều PLP.
2.3.1.1. Đầu vào mode A.
Đầu vào mode A là mode đơn giản nhất. Ở đây chỉ có duy nhất một PLP được sử dụng, truyền tải duy nhất một dòng dữ liệu. Hệ quả độ tin cậy của các nội dung thông tin
giống nhau như đối với DVB-T.
2.3.1.2. Đầu vào mode B.
Đầu vào mode B là mode tiên tiến được sử dụng cho nhiều PLP (hình 2.4). Ngoài độ
tin cậy cao đối với các dịch vụ nhất định, mode B còn cho phép khoảng tráo thời gian dài hơn và tiết kiệm năng lượng hơn đối với đầu thu.
Hình 2.4 T-2 Frame với kênh RF đơn và nhiều PLP mode