CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
4.1. Kết quả thống kê sơ bộ
Bảng 1 trình bày các số liệu thống kê mơ tả mẫu khảo sát và các mối tương quan theo từng cặp giữa các biến được sử dụng trong mơ hình hồi quy (1) đến (4). Bảng 1 cho thấy một sự thay đổi đáng kể về giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu với mức trung bình là 17.258 VNĐ. Thu nhập trung bình trên mỗi cổ phiếu là 2.065 VNĐ với giá trị tối thiểu là -13.937 VNĐ và tối đa là 20.590 VNĐ. Do một số doanh nghiệp trong một vài năm lợi nhuận âm, nên thu nhập cổ phiếu mang giá trị âm. Giá trị cổ tức trung bình trên mỗi cổ phiếu là 1.288 VNĐ.
Bảng 2 cho thấy rằng mối tương quan tương quan cao nhất giữa các biến độc lập là 0,8995 đối với giá trị thu nhập cổ phiếu và giá trị thu nhập giữ lại, vì thu nhập giữ lại phụ thuộc vào thu nhập của cổ phiếu, tuy nhiên hai giá trị này không cùng nằm trong một mơ hình hình quy. Cịn các biến cịn lại có độ tương quan khá thấp, nên có thể bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 1. Thống kê mô tả dữ liệu (Đơn vị: 1000 VNĐ)
Biến Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn nhất Nhỏ Lớn nhất
MVt 520 17,258 19,1626 0,3 206,8
BVt 520 13,8121 10,3711 -37,5 62,2
Et 520 2,0655 2,7334 -13,937 20,59
Dt 520 1,2883 1,1948 0 8
(E – D)t 520 0,7771 2,41656 -13,937 19
Bảng 2. Ma trận tương quan Pearson giai đoạn 2008 - 2017
MVt BVt Et Dt (E – D)t MVt 1 BVt 0,4479* 1 Et 0,4038* 0,5994* 1 Dt 0,3463* 0,3299* 0,4684* 1 (E – D)t 0,2856* 0,5149* 0,8995* 0,0354 1
Với kết quả từ việc ước tính các mơ hình (1) đến (4) ước lượng từ dữ liệu bảng. Các mơ hình (1) đến (4) cũng được ước tính trên tất cả các dữ liệu trong giai đoạn 2008 – 2017, các hệ số R2 điều chỉnh nằm trong khoảng từ 25% đến 30%. Kết quả cho thấy giá cổ phiếu phụ thuộc cùng chiều với giá trị sổ sách và thu nhập. Sự tác động của giá trị giá trị sổ sách có tác động thuận chiều với mức ý nghĩa 1% so với các biến hồi quy ước tính khác có trong mơ hình. Điều này cho thấy giá trị sổ sách có liên quan mật thiết tới giá trị cổ phiếu trên thị trường. Sự tác động của thu nhập có mối tương quan cùng chiều và đáng kể (với mức ý nghĩa khoảng 5%), cho thấy rằng thu nhập có ý nghĩa thống kê. Kết quả này gia tăng mức ủng hộ các nghiên cứu trước đây được đưa ra trong báo cáo tại các thị trường phát triển và mới nổi (ví dụ, Green và cộng sự, 1996; Rees, 1997; Collins và cộng sự, 1997: Stark & Thomas, 1998; Chen, Chen & Su, 2001; ElShamy & Al-Qenae, 2005; Bettman và cộng sự, 2006; Bettman, 2007; Alfaraih & Alanezi, 2011).
Với kết quả được đưa ra từ việc ước tính trong mơ hình (3) cung cấp bằng chứng cho thấy rằng cổ tức có tác động đáng kể đến giá cổ phiếu khi được thay thế cho thu nhập trong phương trình định giá. Hơn nữa, sức mạnh giải thích của mơ hình bao gồm giá trị sổ sách và thu nhập gần như không khác biệt nhiều trong cả giá trị sổ sách và cổ tức (Pourheydari, A fl atooni, & Nikbakhat, 2008). Sự tương quan cùng chiều và đáng kể của cổ tức đối với giá cổ phiếu trên thị trường có thể được hiểu như tăng cường tầm quan trọng của cổ tức ảnh hưởng tới việc chi trả thu nhập trên cổ phiếu (ví dụ: Brief và Zarowin, 1999; Hand & Landsman, 2005), Điều này cho thấy rằng cổ tức có thể tác động tới thu nhập và giá trị sổ sách và do đó việc đưa cổ tức vào phương trình định giá có thể kết hợp chỉ báo hiệu quả của thu nhập bền vững theo từng thời kỳ nên có thể làm giảm giảm mức độ tác động của thu nhập và giá trị sổ sách lên giá cổ phiếu (ví dụ: Brief & Zarowin, 1999; Rees, 1997).