CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Mô hình các biến
3.2.2 Biến độc lập
STT Tên biến Định nghĩa
1
Tỷ lệ thay đổi chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
lnCPIit = ln (CPIi,t/CPIi,t-1) là ln của chỉ số giá tiêu dùng quốc gia i kỳ t/ chỉ số giá tiêu dùng quốc gia i kỳ t-1
2
Tỷ lệ thay đổi lãi suất (ITR)
lnITRit = ln(ITRi,t/ITRi,t-1) là ln của lãi suất tiền gửi dân cƣ của quốc gia i kỳ t/ lãi suất tiền gửi dân cƣ của quốc gia i kỳ t-1
3
Tỷ lệ tăng trƣởng sản xuất công nghiệp (IPI)
lnIPit = ln (IPIi,t/IPIi,t-1) là ln của chỉ số sản xuất công nghiệp quốc gia i kỳ t/ chỉ số sản xuất công nghiệp quốc gia i kỳ t-1
4
Tỷ lệ tăng trƣởng cung tiền (M2)
lnM2it = ln(M2i,t/M2i,t-1) là ln của cung tiền M2 quốc gia i kỳ t/ cung tiền M2 quốc gia i kỳ t-1
5 Tỷ lệ thay đổi
tỷ giá hối đoái (EXR)
lnEXRit = lg(EXRi,t/EXRi,t-1) là ln của tỷ giá hối đoái quốc gia i kỳ t/ tỷ giá hối đoái quốc gia i kỳ t-1
Dựa trên các bằng chứng thực nghiệm tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa giữa các nhân tố vĩ mơ nhƣ lạm phát, lãi suất, sản lƣợng công nghiệp, cung tiền, tỷ giá lên các
thị trƣờng đang phát triển đặc biệt là các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN trong bài nghiên cứu củaWongbangpo P, Subhash CS, (2002) và đo thuận tiện cho việc nghiên cứu tác giả nghiên cứa ở 5 quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines.
Chỉ số lạm phát đƣợc biểu hiện chủ yếu bằng chỉ số giá tiêu dùng. Theo quan điểm lạm phát có tƣơng quan đến tỷ lệ chiết khấu nên sự thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng cũng sẽ tác động đến giá chứng khoán. Khi chỉ số giá tiêu dùng gia tăng, doanh nghiệp phải chi nhiều hơn cho chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân cơng, chi phí sử dụng vốn… kéo giá vốn hàng bán tăng theo, nguồn đầu ra của sản phẩm sẽ gặp khó khăn, làm lợi nhuận kinh doanh giảm dẫn đến việc việc sụt giảm trong giá cổ phiếu đang lƣu hành. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng giá cổ phiếu trong điều kiện bình thƣờng phản ánh đầy đủ lạm phát kỳ vọng do đó tỷ lệ thay đổi chỉ số giá tiêu dùng có tƣơng quan dƣơng với tỷ suất sinh lợi TTCK.
Lãi suất có tƣơng quan dƣơng với chi phí đầu vào của doanh nghiệp, tƣơng quan âm với dòng tiền vào của doanh nghiệp do đó sẽ tác động đến giá chứng khốn và tỷ suất sinh lợi.
Theo lý thuyết, tăng trƣởng GDP là biến đại diện tốt hơn sản lƣợng công nghiệp, tuy nhiên do hạn chế không thu thập đƣợc số liệu GDP theo tháng của một số quốc gia đƣợc xem xét nên sản lƣợng công nghiệp đƣợc chọn để thay thế. Tỷ lệ tăng trƣởng sản xuất công nghiệp thể hiện sự tăng trƣởng trong hoạt động kinh tế thực. Những thay đổi của lĩnh vực sản xuất phản ánh nền kinh tế đang mở rộng do đó các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội gia tăng doanh thu, thu nhập từ đó ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu, tỷ suất sinh lợi TTCK.
Cung tiền: sử dụng số liệu cung tiền M2, tỷ lệ tăng trƣởng cung tiền M2 là biến số thể hiện sự thay đổi trong tổng phƣơng tiện thanh tốn của quốc gia. M2 có tƣơng quan dƣơng đến lạm phát và tƣơng quan âm với tiêu dùng, nên M2 có tƣơng quan đến tỷ suất sinh lợi TTCK.
Dữ liệu tỷ giá hối đoái đƣợc sử dụng là tỷ giá giữa đồng tiền các quốc gia nghiên cứu với đồng đơ la Mỹ vì hiện nay đồng đơ la Mỹ là đồng tiền có mức độ phổ
biến nhất trong các hoạt động kinh tế, thƣơng mại tại các quốc gia đƣợc nghiên cứu. Biến số này tác động lên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nên sẽ có tác động lên TTCK. Ngồi ra, tỷ giá hối đối cũng tác động lên dịng vốn đầu tƣ nƣớc ngồi từ đó gây áp lực lên cung, cầu chứng khoán nên sẽ tác động lên TTCK
Bảng 3.2.2 Kỳ vọng mối tƣơng quan giữa nhân tố vĩ mô và tỷ suất TTCK
STT Biến vĩ mô
Kỳ vọng mối quan
hệ với tỷ suất sinh lợi TTCK
1 Tỷ lệ tăng trƣởng sản xuất công nghiệp +
2 Tỷ lệ thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng +/-
3 Tỷ lệ thay đổi lãi suất +/-
4 Tỷ lệ tăng trƣởng cung tiền +/-
5 Tỷ lệ thay đổi tỷ giá hối đoái +/-