Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 27 - 29)

1.2 Quản lý rủi ro thanh khoản

1.2.3.1 Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Phương pháp này bắt nguồn từ thực tế: thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm; và thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Khi nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không cân bằng nhau, ngân hàng phải đối mặt với

khe hở tài trợ (financing gap). Khe hở này được đo bằng độ chênh lệch giữa tổng

nguồn vốn huy động trung bình và tổng dư nợ trung bình. Nếu khe hở này dương, ngân hàng phải có biện pháp bù đắp bằng các khoản tiền mặt và các tài sản có tính lỏng cao hoặc vay nợ trên thị trường tiền tệ.

Những bước chính trong phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn bao gồm:

+ Dự đoán lượng tiền gửi và nhu cầu vay vốn trong kỳ kế hoạch (giai đoạn ngân hàng ước tính trạng thái thanh khoản).

+ Dự đoán những thay đổi về lượng tiền gửi và nhu cầu vay vốn trong kỳ kế

hoạch.

+ Ước tính trạng thái thanh khoản rịng (thâm hụt hay thặng dư) của ngân hàng

trong kỳ kế hoạch, bằng cách so sánh mức thay đổi dự tính về tiền gửi và cho vay. Một cách tiếp cận đơn giản hơn khi ước tính tiền gửi và nhu cầu vay vốn trong tương lai là phân chia dự báo về sự tăng trưởng của tiền gửi và nhu cầu cho vay thành ba bộ phận chính:

- Phần xu hướng được ước tính qua việc xây dựng một đường xu thế sử dụng

giá trị tại các thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm đối với tổng tiền gửi và cho vay trong vịng ít nhất mười năm trở lại (hoặc theo một cơ sở thời gian khác, đủ dài để xác

định xu hướng hay tỷ lệ tăng trưởng dài hạn bình quân).

- Phần mùa vụ đo lường sự thay đổi của tổng tiền gửi và cho vay trong những tuần, những tháng nhất định dưới tác động của yếu tố thời vụ trên cơ sở so sánh với

mức tiền gửi và cho vay tại thời điểm cuối năm gần nhất.

- Phần chu kỳ thể hiện sự sai lệch so với tổng lượng tiền gửi và cho vay dự tính (đo được bằng phần xu hướng và phần mùa vụ). Sự sai lệch này phụ thuộc vào tình

Áp lực thanh khoản chu kỳ là yếu tố rất khó dự báo trước. Các phương pháp sau

đây giúp đưa ra những dấu hiệu về độ lớn của nhu cầu thanh khoản chu kỳ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản lý rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)