Mô tả biến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách nắm giữ tiền và lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 33)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Mô tả biến và mơ hình nghiên cứu

3.3.1. Mô tả biến

Các biến trong mơ hình được ước lượng dựa theo mơ hình của Palazzo (2011), trên cơ sở quy đổi các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính theo định nghĩa của Compustat thành các chỉ tiêu tương đương trên báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế tốn Việt

Nam.

Biến phụ thuộc

Tỷ lệ tiền nắm giữ trên tài sản (Cash) được đo lường bằng cách sử dụng chỉ

tiêu tiền và các khoản tương đương tiền trên báo cáo tài chính được lập theo hệ thống

chuẩn mực kế toán Việt Nam chia cho chỉ tiêu tổng tài sản của doanh nghiệp trong cùng thời điểm.

Cash = ể à á ổ ả ươ à ả đươ ề

Biến này đã được sử dụng trong nghiên cứu của Opler, Pinkowitz, Stulz, và

Williamson (1999), Almeida, Campello và Weisbach (2004), Palazzo (2011) … biểu thị cho tiền nắm giữ của doanh nghiệp. Việc lấy chỉ tiêu tiền chia cho tổng tài sản vì các cơng ty có quy mơ khác nhau, mục tiêu làm việc khác nhau thì có nhu cầu nắm giữ tiền khác nhau xét về giá trị tuyệt đối. Ngồi ra, cịn vì một nguyên nhân nữa là vì các cơng ty lớn có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn tài trợ bên ngoài, việc này làm giảm đi tính hữu dụng của việc tích lũy tiền đối với các công ty này.

Về định nghĩa tiền mà doanh nghiệp có thể nắm giữ, theo chuẩn mực kế toán

Việt Nam số 24 quy định về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Tiền bao gồm tiền tại quỹ, tiền

đang chuyển và các khoản tiền gửi khơng kỳ hạn. Bên cạnh đó, các khoản tương đương

tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (không quá 3 tháng), có khả năng chuyển đổi dễ

tiền. Việc nắm giữ tiền và các khoản tương đương tiền trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng tiền trong tương lai gần của doanh nghiệp để tránh khả năng

doanh nghiệp lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính, đồng thời để hạn chế khả năng xảy ra việc doanh nghiệp bỏ qua các cơ hội đầu tư tốt do khơng có khả năng chi trả cho đầu tư hoặc không huy động được các nguồn tài trợ bên ngoài. Chỉ tiêu tiền nắm giữ là một trong những chỉ tiêu cơ bản của việc ra các quyết định, các đánh giá về tình hình tài chính của một cơng ty. Nói một cách khác, thơng tin của các dòng tiền vào và dòng tiền ra của một tổ chức là cơ sở để đánh giá của các nhà đầu tư, các đơn vị cấp tín dụng và các đối tượng khác sử dụng báo cáo tài chính. Ngồi ra, mức độ tiền nắm giữ cịn là cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp này, tiền nắm giữ nhiều hoặc thấp

đều thể hiện sự thiếu hiệu quả, việc thiếu tiền thể hiện ra rằng công ty sẽ không thể

nắm bắt các cơ hội sắp tới, còn việc thừa tiền thì lại biểu hiện một sự phung phí nhất

định của cơng ty đó. Do vậy, việc có một mức nắm giữ tiền hợp lý và hiệu quả là một

yếu tố quan trọng trong cơng tác quản lý dịng tiền hoặc quản lý thanh khoản.

Các biến độc lập

Lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng ( ) được xác định như là tỷ suất sinh lời kỳ

vọng cho chứng khốn của cơng ty cho năm t tại thời điểm t - 1. Biến này đại diện cho lợi nhuận chứng khốn kỳ vọng của cơng ty cho năm nay tại năm trước. Việc sử dụng biến này nhằm mục đích xác định mối quan hệ giữa lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng

ảnh hưởng đến quyết định nắm giữ tiền của các công ty.

Theo nghiên cứu của Hosseini, Admadi và Moqadam (2013), tỷ suất sinh lời chứng khốn kỳ vọng có thể được xác định theo mơ hình định giá tài sản vốn theo công thức:

= + -

: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán : Lãi suất phi rủi ro

: Tỷ suất sinh lời của thị trường

: Rủi ro hệ thống của chứng khốn cơng ty so với thị trường

Trong bài nghiên cứu này, lãi suất phi rủi ro được xác định là lãi suất của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm cuối năm do Bloomberg cung cấp, lãi suất trái phiếu chính phủ được sử dụng vì đây là kênh đầu tư an tồn và có lãi suất cố

định, ít biến động và mang tính chắc chắn nhất trong các kênh đầu tư trên thị trường đầu tư.

Tỷ suất sinh lợi của thị trường là tỷ suất sinh lợi của danh mục VN-index và HNX-index được sử dụng tùy thuộc vào chứng khoán được niêm yết tại thị trường nào được xác định bằng giá trị phần trăm chênh lệch của chuỗi giá trị điểm của danh

mục thị trường trong ngày hôm nay đối với ngày trước đó.

Rủi ro hệ thống của chứng khốn cơng ty so với thị trường ( được xác định dựa vào biến động của giá chứng khoán so với giá của danh mục thị trường trong 02 năm theo cung cấp của Bloomberg, thời hạn 02 năm được sử dụng nhằm mục đích bảo

đảm độ nhạy cảm của tỷ suất sinh lời của chứng khoán đối với thị trường trong được

biểu hiện đầy đủ trong một khoảng thời gian đủ dài.

Lợi nhuận kỳ vọng được xác định tại thời điểm t – 1. Lợi nhuận kỳ vọng được

kỳ vọng là sẽ có tác động dương lên việc nắm giữ tiền.

Thay đổi trong tiền nắm giữ của năm trước (ΔCH) được xác định là thay đổi

trong tiền nắm giữ của công ty ở năm t – 1. Được xác định theo công thức: Delta = ề à á ổ ả ươ à ả đươ ề - ề à á ổ ả ươ à ả đươ ề

Biến này được sử dụng để kiểm soát các sự thay đổi đột ngột trong tiền nắm giữ của các công ty được sử dụng trong nghiên cứu của Palazzo (2011) bắt nguồn từ nghiên cứu của Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999). Theo nghiên cứu của Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999), khi áp dụng lý thuyết trật tự phân hạng, sự thay đổi của tiền nắm giữ theo thời gian của các công ty phụ thuộc vào sự gia tăng của các nguồn lực nội bộ của công ty trong cùng khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, các cơng ty có thiết lập một mức tiền nắm giữ tối ưu phù hợp với chinh sách của mình và có xu hướng tái lập mức tiền nắm giữ tối ưu đó, do đó, mọi sự thay đổi về tiền trong

quá khứ sẽ được điều chỉnh về mục tiêu. Do đó, thay đổi trong tiền nắm giữ của năm trước càng nhiều thì tiền nắm giữ trong năm nay càng thấp.

Tỷ suất giữa dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản (CF) được xác định là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chia cho tổng tài sản

CF = ò ề ầ ừ ổạ độ à ả ả ấ

Biến này được sử dụng trong các nghiên cứu của Almeida, Campello và Weisbach (2004), Simutin (2010), Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011). Theo các nghiên cứu này, khi áp dụng lý thuyết trật tự phân hạng, các công ty sẽ ưu tiên các nguồn lực nội bộ để tài trợ cho các cơ hội đầu tư trong tương lai. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn thu chủ yếu và ổn định nhất đối với

tồn bộ các doanh nghiệp, do đó, sự tăng giảm của chỉ tiêu này là có ảnh hưởng quyết

định đến khả năng nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Dịng tiền càng lớn thì tiền tích lũy

càng lớn.

Giá trị sổ sách trên giá thị trường (BM) được xác định bằng cách lấy logarit

của giá trị vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính chia cho số cổ phiếu niêm yết và chia cho giá trị giao dịch của cổ phiếu tại thời điểm 31 tháng 12 hàng năm. Công thức xác

BM = Logarit

á ị ố ủ ở ữ ỉ ê ế ậ ệ ã ạ

ố ượ ổ ế ư à

á ứ á ạ ờ đ ể

Giá trị vốn cổ phần trong công thức này được xác định bằng chỉ tiêu vốn chủ sở hữu cộng với chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại tại năm nay. Chỉ tiêu này được sử dụng trong nghiên cứu của Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999), Almeida, Campello và Weisbach (2004), Simutin (2010), Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011). Việc cộng vào chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại vào chỉ tiêu vốn chủ sở hữu được áp dụng theo các nghiên cứu trên vì chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại thể hiện phần thuế thu nhập đã được ghi nhận là chi

phí thuế của doanh nghiệp trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong năm đó mà sẽ

phân bổ cho các năm tiếp theo tùy theo quy định hiện hành của luật thuế. Do đó, phần chi phí bị trừ ra khỏi lợi nhuận giữ lại thực tế chưa được chi mà vẫn là một nguồn tiền có thể sử dụng của doanh nghiệp. Cũng theo các nghiên cứu trên, vì giá trị sổ sách của cơng ty khơng bao hàm các cơ hội tăng trưởng trong tương lai, các nhà nghiên cứu kỳ vọng rằng tỷ số giá thị trường kết hợp với giá trị sổ sách, sẽ cao hơn khi cơng ty có các cơ hội tăng trưởng tốt hơn trong tương lai, do đó chỉ tiêu này được xem như là một nhân tố quan trọng trong việc xác định chính sách nắm giữ tiền của các công ty. Chỉ số này càng nhỏ tức là cơng ty càng có nhiều cơ hội đầu tư trong tương lai, do đó cơng ty sẽ càng nắm giữ nhiều tiền. Tuy nhiên, có những ý kiến ngược lại, Palazzo (2011) cho rằng chỉ số này sẽ tương quan âm với tiền nắm giữ.

Quy mô công ty (Size) được xác định bằng logarit của tổng tài sản tại thời điểm

cuối năm. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: Size = Logarit ( ổ à ả )

Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999), Almeida, Campello và Weisbach (2004), Palazzo (2011). Việc sử

trên bắt nguồn từ tranh luận về giá trị của quy mô trong việc quản trị tiền (Opler (1999)). Theo kết quả nghiên cứu của Palazzo (2011), quy mơ cơng ty có thể có tương quan dương với tiền nắm giữ của cơng ty, vì cơng ty với quy mơ càng lớn thì nhu cầu

đầu tư và kinh doanh là càng lớn, do đó cần phải nắm giữ tiền để đáp ứng các nhu cầu

này. Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu khác lại thể hiện mối tương quan dương trong vấn đề này.

Tỷ số giữa dòng tiền thuần từ việc phát hành cổ phần trong năm chia cho tổng tài sản (NetEquity) đại diện cho vốn cổ phần huy động trong năm. Chỉ tiêu này

được xác định bằng công thức:

NetEquity = ừ á à ố ổ ầ ả ệ ạ ổ ứ đã ả

ổ à ả

Các chỉ tiêu này được thu thập trên báo cáo dòng tiền hàng năm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008), và Palazzo (2011). Chỉ tiêu này biểu thị cho dòng tiền thuần thu vào của doanh nghiệp từ các hoạt động liên quan đến vốn chủ sở hữu của doanh

nghiệp, qua đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiền nắm giữ. Theo lập luận của các nghiên cứu này, các công ty tiến hành huy động vốn góp càng nhiều thì sẽ tích lũy càng nhiều tiền để đáp ứng cho các nhu cầu đầu tư trong tương lai gần.

Tỷ lệ giữa dòng tiền thuần từ việc phát hành nợ trong năm chia cho tổng tài sản (NetDebt) đại diện cho nợ phát hành trong năm. Chỉ tiêu này được xác định

bằng công thức:

NetDebt = ừ á ả đ ổ à ả ừ á ả đ

Các chỉ tiêu này được thu thập trên báo cáo dòng tiền hàng năm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008), Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011),

Palazzo (2011). Chỉ tiêu này biểu thị cho dòng tiền thuần thu vào từ việc phát hành nợ và việc chi trả các khoản nợ vay cũng như các chi phí liên quan đến các khoản nợ vay

đó, qua đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiền năm giữ của doanh nghiệp. Theo lập luận

của các nghiên cứu này, các công ty phát hành nợ trong năm càng nhiều sẽ có được chỉ tiêu số dư tiền trong năm càng nhiều do các nhu cầu cần thiết phải đáp ứng – chính là mục đích của các khoản vay.

Chi tiêu vốn đầu tư (NetInv) đại diện cho phần chi tiêu vào tài sản cố định và

đầu tư vào các công ty khác. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:

NetInv =

Đầ ư à ả ố đị Đầ ư à á ệ á á á à ả ố đị

ổ à ả

Các chỉ tiêu này được thu thập trên báo cáo dòng tiền hàng năm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999), Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008), Simutin (2010), Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011), Palazzo (2011). Theo đó, chi tiêu vốn đầu tư sẽ là hoạt động tiêu tiền của các doanh nghiệp và do đó sẽ đưa đến việc chi tiêu vốn càng nhiều thì tiền tích lũy càng thấp.

3.3.2. Mơ hình nghiên cứu

3.3.2.1. Mơ hình nghiên cứu

Sau khi thực hiện xác định các biến trong mơ hình theo các cơng thức nêu trên (phần 3.3.1). Tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp:

= + + + + +

+ + +

 Cash: Tiền nắm giữ của các công ty

 : lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng

 Delta: Thay đổi trong lượng tiền nắm giữ so với năm trước

 CF: Tỷ suất giữa dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản

 BM: Logarit tự nhiên của tổng giá trị sổ sách của tài sản chia cho giá trị thị trường của tài sản

 Size: Lograrit tự nhiên của tổng tài sản

 NetEquity: Tỷ số giữa cổ phần phát hành trong năm chia cho tổng tài sản tại năm đó

 NetDebt: Tỷ lệ giữa tổng nợ phát hành trong năm chia cho tổng tài sản tại năm đó

 NetInv: Tỷ lệ giữa đầu tư rịng trong năm cho tài sải cố định chia cho tổng tài sản tại năm đó

Mơ hình được trình bày ở phần này nhằm mục đích giải thích mối quan hệ

giữa các yếu tố trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết định nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Biến lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng ( ) được kỳ vọng có ý nghĩa thống kê

và có giá trị dương. Nếu yếu tố này được chấp nhận, sẽ là một cơ sở tốt cho các doanh nghiệp xem xét trong nhằm đưa ra quyết định nắm giữ tiền bên cạnh các yếu tố liên

quan đến đặc điểm của doanh nghiệp đó đã được đề ra từ các nghiên cứu trước.

3.3.2.2. Hồi quy mẫu phụ

Theo lý thuyết 02, mơ hình cũng dự đốn rằng các cơng ty có triển vọng tăng

trưởng cao trong tương lai sẽ có mối tương quan giữa lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng và tiền nắm giữ cao hơn. Bài nghiên cứu kiểm tra lý thuyết này bằng cách phân mẫu ra

thành các mẫu phụ đại diện cho các cơng ty trong các nhóm có cơ hội tăng trưởng

trong tương lai cao và thấp.

Theo nghiên cứu của Palazzo (2011), sự gia tăng trong tỷ suất lợi nhuận tương lai sẽ tạo ra một sự gia tăng trong quy mô của công ty và sự sụt giảm trong tỷ số giá trị sổ sách chia giá thị trường. Điều này đưa đến việc là quy mô và giá trị sổ sách trên giá thị trường là 02 nhân tố tự nhiên có thể dùng để đo lường cơ hội đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên, 02 biến đó, trở thành hàm của giá trị thị trường của cơng ty, vốn dĩ là biến của mơ hình, lại trở thành một dấu hiệu gây nhiễu và do đó, bài nghiên cứu bao gồm cả lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) như là một biện pháp đo lường bổ sung cho tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai. Việc sắp xếp các công ty theo các chỉ tiêu này được thực hiện hàng năm, và bài nghiên cứu sử dụng giá trị quy mô công ty, tỷ số giá trị sổ sách chia giá thị trường, và ROE trễ một kỳ nhằm sắp xếp thời điểm của chúng thích hợp để làm đại diện cho việc xác định mối quan hệ của lợi nhuận chứng khoán kỳ

vọng.

Bài nghiên cứu sắp xếp các công ty theo tỷ suất thợi nhuận kỳ vọng theo 3 phương thức. Trước tiên, bài nghiên cứu chia các công ty thành 02 khi vực bằng cách sử dụng quy mô của công ty tại thời điểm t - 1: công ty nhỏ (công ty nằm ở 30% dưới cùng của biến quy mô) và công ty lớn (công ty nằm ở 30% trên cùng của biến quy mô).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách nắm giữ tiền và lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)