CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả phân tích hồi quy mơ hình chính
Thực hiện hồi quy biến tiền nắm giữ của các công ty theo lợi nhuận kỳ vọng và các biến giải thích theo mơ hình ở mục 3.3 thông qua các phương pháp hồi quy pooled OLS, FEM và REM, ta thu được kết quả phân tích hồi quy (Bảng 4.4)
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy dữ liệu chéo
Biến Pooled OLS FEM REM
C 0.098669* 0.011631 0.141628** RE -0.002990 -0.005639 -0.009367** DELTA 0.507351 * 0.462818* 0.469773* CF 0.0358474 * -0.003549 0.004737 BM -0.077818* -0.043629* -0.061814* SIZE -0.026447* -0.003938 -0.025106* NETEQUITY -0.247778 0.020689 -0.029322 NETDEBT -0.000397 0.023148*** 0.023007**
Biến Pooled OLS FEM REM
NETINV -0.042412* 0.009093 -0.002727
R2 27.41% 19.33% 24.02%
F-Statistic 68.68 108.74 897.15
Prob 0.0000 0.0000 0.0000
Ghi chú: *, ** ,***ký hiệu cho mức ý nghĩa thống kê tương ứng tại 1%, 5%, 10% Nguồn: Tính tốn của tác giả từ dữ liệu nghiên cứu
Kết quả hồi quy cho thấy có sự tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa nắm giữ tiền và lợi nhuận kỳ vọng và các yếu tố khác. Mối quan hệ tuyến tính giữa tiền nắm giữ và các biến giải thích có thể được giải thích bởi phương trình hồi quy sau:
Cash = 0.098783 - 0.002992Re + 0.507285Delta + 0.035962CF - 0.077803BM - 0.026457Size - 0.247664NetEquity - 0.042414NetInv
Lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng thu được kết quả không như dự báo, kết quả cho thấy rằng biến này khơng có ý nghĩa thống kê và khơng có ảnh hưởng đối với
quyết định nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Trái với các kết luận của Palazzo (2011), điều này cho thấy rằng, lợi nhuận chứng khoán kỳ vọng của các doanh nghiệp khơng
có tác động đến tiền nắm giữ của các doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp niêm yết tại thị trường Việt Nam. Điều này có thể được giải thích bằng ngun nhân các nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam thường áp dụng tâm lý bầy đàn và dễ bị thao túng, do đó lực
đầu tư khơng phản ánh lại các cơ hội đầu tư trong tương lai của công ty, do đó khơng ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản của các doanh nghiệp.
Thay đổi trong tiền nắm giữ của năm trước có ý nghĩa thống kê và tương quan dương với tiền nắm giữ của các doanh nghiệp. Điều này trái với các lập luận của
Almeida, Campello và Weisbach (2004) về tác động của thay đổi trong tiền nắm giữ của năm trước đối với tiền nắm giữ của năm nay. Điều này cho thấy rằng tiền nắm giữ thay đổi càng nhiều trong kỳ trước sẽ làm gia tăng tiền nắm giữ của kỳ này. Việc thay
đổi trong tiền nắm giữ này có thể là một động thái để doanh nghiệp chuẩn bị cho các
cơ hội đầu tư tương lai.
Tỷ suất giữa dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản có ý
nghĩa thống kê và tương quan dương với tiền nắm giữ của các doanh nghiệp. Điều này phù hợp với lập luận của Almeida, Campello và Weisbach (2004) và Palazzo (2011) về việc kết quả hoạt động kinh doanh càng tốt thì lượng tiền nắm giữ càng cao vì các
doanh nghiệp sẽ có xu hướng ưu tiên sử dụng các nguồn tài trợ nội bộ để đầu tư cho
các dự án trong tương lai, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn thu chủ yếu và ổn định nhất đối với tồn bộ các doanh nghiệp, do đó, sự tăng giảm của chỉ tiêu này là có ảnh hưởng quyết định đến khả năng nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Dịng
tiền càng lớn thì tiền tích lũy càng lớn. Kết quả hồi quy cho thấy rằng dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh càng lớn thì sẽ làm gia tăng tiền nắm giữ.
Biến giá trị sổ sách trên giá thị trường có ý nghĩa thống kê và tương quan âm với tiền nắm giữ của các doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với lập luận của Almeida, Campello và Weisbach (2004) và Palazzo (2011) về việc giá trị sổ sách trên giá thị trường càng nhỏ thì doanh nghiệp sẽ càng nắm giữ nhiều tiền vì giá trị sổ sách của công ty không bao hàm các cơ hội tăng trưởng trong tương lai, các nhà nghiên cứu kỳ vọng rằng tỷ số giá thị trường kết hợp với giá trị sổ sách, sẽ cao hơn khi cơng ty có các cơ hội tăng trưởng tốt hơn trong tương lai, do đó chỉ tiêu này được xem như là một nhân tố quan trọng trong việc xác định chính sách nắm giữ tiền của các công ty. Kết
quả hồi quy cho thấy rằng giá trị sổ sách trên giá thị trường càng nhỏ thì doanh nghiệp nắm giữ tiền càng nhiều.
Quy mơ cơng ty có ý nghĩa thống kê và tương quan âm với tiền nắm giữ của các doanh nghiệp. Điều này trái với lập luận của Palazzo (2011) về tác động của quy mô công ty đối với việc nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này lại phù hợp với kết quả kiểm định của biến Re giải thích bằng việc các doanh nghiệp có lợi nhuận cổ phiếu kỳ vọng càng cao thì tiền nắm giữ càng ít, vì các doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ được tiếp cận với các dự án đầu tư lớn và tác động làm giá trị cổ phiếu gia tăng, việc dồn tiền để đầu tư vào các dự án này khiến giá trị tiền nắm giữ của các doanh nghiệp bị sụt giảm. Kết quả kiểm định cho thấy rằng, các cơng ty có quy mơ càng lớn thì càng
nắm giữ ít tiền.
Vốn cổ phần phát hành trong năm được nhận thấy khơng có ý nghĩa thống kê, cho thấy rằng biến này khơng có giá trị giải thích cho quyết định nắm giữ tiền của các doanh nghiệp trong mẫu. Điều này trái với lập luận của Darcey McVanel và Nikita
Perevalov (2008), và Palazzo (2011) về tác động của vốn cổ phần phát hành trong năm và tiền nắm giữ của doanh nghiệp. Điều này có thể được giải thích rằng tiền thu được từ việc phát hành vốn cổ phần trong năm của cơng ty nhằm mục đích tài trợ cho các khoản nợ đến hạn hoặc các dự án đầu tư cấp bách trong năm, do đó khơng có tác động
đến tiền nắm giữ vào cuối kỳ của doanh nghiệp.
Chi tiêu vốn đầu tư có ý nghĩa thống kê và có tương quan âm với tiền nắm giữ của các doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với lập luận của Simutin (2010), và Palazzo (2011) rằng các doanh nghiệp chi tiêu vốn đầu tư càng nhiều thì sẽ có tiền nắm giữ càng thấp. Kết quả kiểm định cho thấy rằng việc chi tiêu vốn đầu tư trong năm sẽ làm giảm tiền nắm giữ của doanh nghiệp.
Chỉ số tổng nợ phát hành trong năm khơng có ý nghĩa thống kê, khơng thể hiện
rằng nợ phát hành trong năm sẽ có tác động dương đối với tiền nắm giữ của các doanh nghiệp. Có thể giải thích luận điểm này dựa vào thực tế thị trường nợ của các doanh
nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp thực tế không vay thêm nợ nhưng sử dụng các khoản nợ mới chỉ để đảo nợ với các khoản nợ cịn tồn tại. Do đó, các khoản nợ phát hành mới khơng có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và tiền nắm giữ của các doanh nghiệp. Nhưng dưới góc độ kế toán, các khoản nợ này vẫn được ghi nhận và
phản ánh trên báo cáo tài chính.