Thị suât tiêu thụ nhiên liệu tại tay số IV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu e10 tới độ bền động cơ ô tô (Trang 40 - 43)

Nhìn chung trên tồn tay số suất tiêu thụ nhiên liệu khi sử dụng xăng pha ethanol được cải thiện đáng kể so với Mogas 92.

c. So sánh thành phần khí thải

Thành phần CO

Kết quả cho thấy quy luật thay đổi lượng CO trong khí thải ở tay số này cũng khá giống như ở các tay số trước (hàm lượng CO giảm dần khi tỷ lệ ethanol trong xăng tăng dần). Sự khác biệt lớn nhất là ở tốc độ 80 km/h E20 giảm được 53,56% còn E15 là 39,05%. Khi tính trung bình trên tồn bộ tay số thì E20 cũng giảm nhiều nhất so với Mogas 92 với 28,88%, trong khi đó E15 là 28,18% và E10 là 9,55%.

Thành phần HC.

Thành phần HC của nhiên liệu xăng pha ethanol thấp hơn so với Mogas 92. Sự khác biệt giữa bốn loại nhiên liệu không q lớn. Khi xét trên tồn bộ tay sốthì so với

Thành phần NOx.

Tại tay số IV xăng Mogas 92 cũng cho kết quả thấp nhất và cao nhất là E20. Cả bốn loại nhiên liệu đều cho kết quả thấp nhất tại vận tốc 90 km/h. E10 và Mogas 92 cho kết quả cao nhất tại vận tốc 70km/h trong khi đó E15 và E20 thì cho kết quả cao nhất ở vận tốc 80km/h. Xét trung bình trên tồn bộ tay số thì E20 tăng 137,48% và E15 là 92,74% và E10 là 63,21%.

1.3.3.3. Nghiên cứu thử nghiệm hao mòn động cơ chạy xăng E5 của Trường Đại học

Bách khoa Đà Nẵng [12].

Sau khi chạy thử nghiệm hao mòn động cơ chạy xăng pha cồn E5 và xăng thị trường A92 với chu trình 455 giờ ta rút ra một số kết luận sau:

- Với động cơ mới, dù chạy xăng pha cồn E5 hay xăng thị trường A92 đều có sự tăng nhẹ cơng suất động cơ do cụm xéc măng xilanh cũng như các bộ đôi xu-pap đang được rà khít bởi các nhấp nhơ của bề mặt làm việc trong 100giờ chạy đầu tiên. Vì vậy trong thời kỳ đầu của xe mới, không nên mang tải quá nặng cũng như chạy tốc độ quá cao làm hại đến tuổi thọ động cơ trong thời kỳ chạy rà nóng cần thiết phải có.

- Khơng có sự khác biệt đáng kể nào về lượng mòn xilanh (0,018%-0,064%) cũng như về tính kinh tế kỹ thuật của động cơ (0,35%-0,43%) sau khi chạy thử nghiệm hao mòn động cơ trên băng thử 455giờ. Chỉ có những dấu hiệu biến đổi khác biệt khơng có lợi về chất lượng dầu nhờn và độ kín khít buồng cháy động cơ sau thời gian thử nghiệm từ 370giờ đến 400 giờ xẫy ra đối với động cơ SUZUKI chạy nhiên liệu xăng pha cồn E5 với chế độ tải nặng; còn trước 370 giờ khơng có dấu hiệu khác biệt giữa hai động cơ chạy xăng pha cồn E5 và xăng thị trường A92. Chênh lệch hạt mòn kim loại giữa hai động cơ chạy xăng pha cồn và xăng thị trường sau 455 giờ là không đáng kể (với 0,006[ppm] đối với Cr và 0,05[ppm] đối với Fe).

- Để bảo đảm tuổi thọ động cơ khi chạy xăng pha cồn E5 tương đương động cơ sử dụng xăng thị trường, cần thiết có giải pháp tăng cường sấy nóng hỗn hợp xăng pha cồn để cho cồn được bay hơi hoàn toàn; đồng thời nên có chu kỳ thay dầu sớm hơn so với chu kỳ thay dầu của xăng thị trường A92.

1.4. Kết luận chương 1

Xăng sinh học hiện nay đã được nhiều nước sử dụng trên các phương tiện giao thông vận tải và các thiết bị năng lượng để thay thế nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Nhiều nghiên cứu cho thấy xăng sinh học giúp cải thiện tính năng kinh tế, kỹ thuật và phát thải của động cơ xăng. Ở Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển NLSH nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp vốn là thế mạnh của Việt Nam cũng như tạo việc làm cho người dân. Để thực hiện đề án này, cùng với công tác tuyên truyền và đưa nhiên liệu E5 lưu thông trên thị trường, phải tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng xăng sinh học có tỷ lệ ethanol cao hơn như E10, E15 cho các phương tiện giao thông đang lưu hành. Cụ thể là các yếu tố tác động của xăng sinh học với tỷ lệ ethanol lớn đến tính năng kinh tế, kỹ thuật, phát thải và tuổi thọ của động cơ. Qua đó giúp cho các nhà sản xuất và người sử dụng biết được những tác động có thể xảy ra và những điều chỉnh cần thiết đối với phương tiện khi sử dụng xăng sinh học có tỷ lệ ethanol lớn.

Chương 2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIÊN

LIỆU XĂNG E10 TỚI ĐỘ BỀN ĐỘNG CƠ Ô TÔ XĂNG ĐANG LƯU HÀNH.

2.1. Trang thiết bị thử nghiệm

2.1.1. Thiết bị thử nghiệm đo công suất

Băng thử động lực cao động cơ (High Dynamic Engine Testbed) (Hình 2.1) được trang bị nhiều thiết bị hiện đại và đồng bộ để thực hiện các thử nghiệm và phát triển động cơ như:

- Phanh điện APA 100.

- Thiết bị làm mát dầu bôi trơn AVL 554. - Thiết bị làm mát nước làm mát AVL 553. - Thiết bị đo tiêu hao nhiên liệu AVL 733S. - Bộ điều khiển tay ga THA 100.

- Bộ ổn định nhiệt độ nhiên liệu AVL 753

Các thiết bị phụ trợ khác như: DiGas 4000, DiSmoke 4000, Opacimeter 439, Smokemeter 415S dùng cho việc nghiên cứu độ phát thải của động cơ (thành phần khí thải, độ mờ khói, độ đen khí thải, mật độ thành phần dạng hạt).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu e10 tới độ bền động cơ ô tô (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)