Kết quả phân tích dầu bơi trơn trước và sau chạy bền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu e10 tới độ bền động cơ ô tô (Trang 76 - 80)

Kết quả độ nhớt động học tại nhiệt độ làm việc cho thấy độ nhớt của hai loại dầu sau chạy bền động cơ sử dụng nhiên liệu E10 và RON92 thay đổi khá thấp vào khoảng 10% đáp ứng được các yêu cầu làm việc của động cơ. Kết quả này cho thấy sử dụng nhiên liệu E10 không làm ảnh hưởng đến độ nhớt động học của dầu bôi trơn ở nhiệt độ làm việc.

Kết quả nhiệt độ chớp cháy cốc hở cho thấy giá trị nhiệt độ hầu như không thay đổi sau khi chạy 300h cho cả hai loại nhiên liệu. Kết quả này phù hợp với kết quả đo độ nhớt tại nhiệt độ làm việc. Như vậy, động cơ chạy nhiên liệu E10 không tạo ra các chất làm giảm độ nhớt hoặc lọt nhiên liệu xuống dầu bơi trơn cũng như với các chất có điểm chớp cháy thấp.

Kết quả của trị số kiềm tổng cho thấy tính kiềm của dầu bơi trơn của hai động cơ còn rất tốt và cũng rất phù hợp với quy luật vì sự tiêu hao trị số kiềm tổng chủ yếu do sản phẩm cháy (mang tính axit) lọt vào hệ thống bơi trơn trong q trình hoạt động.

sử dụng RON92, điều này chứng tỏ trong khí cháy lọt xuống các te của động cơ E10 có hàm lượng hơi axít nhiều hơn so với động cơ sử dụng RON92 làm giảm lượng kiềm trong dầu. Tuy nhiên, lượng kiềm trong dầu vẫn nằm trong phạm vi cho phép sau chu kỳ thay dầu.

Kết quả hàm lượng kim loại trong dầu bôi trơn cho thấy hàm lượng sắt tăng lên với động cơ sử dụng nhiên liệu E10, kết quả này phù hợp với lượng mòn của xilanh, trục khuỷu sau 300h chạy bền, tuy nhiên mức độ tăng của cả hai nhiên liệu vẫn nhỏ hơn giới hạn cho phép (200mg/kg). Hàm lượng đồng và chì trong dầu tăng chủ yếu do mịn của nhóm bạc trục khuỷu, kết quả cho thấy lượng đồng và chì trong dầu bơi trơn của động cơ sử dụng nhiên liệu E10 lớn hơn động cơ sử dụng nhiên liệu RON92, kết quả này có nguyên nhân là do động cơsử dụng nhiên liệu E10 có chất lượng q trình cháy tốt hơn nên lực khí thể tác dụng lêntrục khuỷu cao hơn dẫn tới lượng mòn của bạc tăng lên. Tuy nhiên, hàm lượng của đồng và chì của động cơ sử dụng nhiên liệu E10 vẫn nhỏ hơn rất nhiều giới hạn cho phép ([60 mg/kg] đồng; [40 mg/kg] chì).

Với các kết quả trên khi sử dụng xăng E10 trên động cơ thông thường cần phải rút ngắn thời gian thay dầu bôi trơn cho động cơ.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Kết luận

Luận văn đã thử nghiệm hai loại nhiên liệu xăng RON92, E10 trên hai động cơ TOYOTA 4A-F có hệ thống nhiên liệu chế hịa khí trong phịng thí nghiệm Động cơ đốt trong, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, qua đó đánh giá được độ bềnđặc tính kỹ thuậtcủađộng cơ này khi sử dụng xăng sinh học E10.

Về công suất, tiêu thụ nhiên liệu và áp suất nén động cơ từ thử nghiệm chạy ổn định 2 giờ và chạy bền 300 giờ trên băng thử sử dụng lần lượt hai loại nhiên liệu RON92 và E10. Kết quả cho thấy xu hướng thay đổi mô men, công suất và suất tiêu hao nhiên liệu của hai động cơ trước và sau chạy bền đều khá giống nhau.Tỷ lệ suy giảm mô men cực đại sau chạy bền của động cơ sử dụng nhiên liệu RON92 là 5,3% và của nhiên liệu E10 là 5,9%. Tính trên tồn dải tốc độ đo, thì tỷ lệ này là 6,05% với RON92 và 6,68% với E10. Tỷ lệ tăng suất tiêu hao nhiên liệu của RON92 là 7,5% và của E10 là 8,18%. Kết quả cho thấy sự suy giảm áp suất nén của động cơ sử dụng nhiên liệu E10 cao hơn so với động cơ sử dụng nhiên liệu xăng với tỷ lệ giảm trung bình của RON92 là 2,65% trong khi của E10 là 3,34%.

Về độ bền của các chi tiết trong đông cơ khi sử dụng nhiên liệu E10 cho động cơ đốt trong, việc kiểm nghiệm ảnh hưởng của nhiên liệu tới các chi tiết của động cơ là thực sự cần thiết, đặc biệt là các chi tiết tiếp xúc trực tiếp với nhiên liệu và khí cháy và các chi tiết chịu tải trọng động lớn nhằm đảm bảo động cơ hoạt động ổn định và độ bền được đảm bảo như khi sử dụng nhiên liệu xăng RON92.

Kết quả độ nhớt động học tại nhiệt độ làm việc cho thấy độ nhớt của hai loại dầu sau chạy bền động cơ sử dụng nhiên liệu E10 và RON92 thay đổi khá thấp vào khoảng 10% đáp ứng được các yêu cầu làm việc của động cơ. Kết quả này cho thấy sử dụng nhiên liệu E10 không làm ảnh hưởng đến độ nhớt động học của dầu bôi trơn ở nhiệt độ làm việc. Với các kết quả trên khi sử dụng xăng E10 trên động cơ thơng thường cần

Tóm lại, khi sử dụng nhiên liệu E10 cho động cơ xe ô tô đang lưu hành công suất động cơ không bị ảnh hưởng.

Hướng phát triển

Trong thời gian tới, đề tài nghiên cứu này cần được tiếp tục mở rộng với các nội dung liên quan như sau:

- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của xăng sinh học E10 tới động cơ sử dụng phun xăng điện tử.

- Tương thích vật liệu của động cơ với xăng sinh học có tỷ lệ ethanol E100 lớn hơn 10%.

- Nghiên cứu tiến hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống đánh lửa và hỗ trợ khởi động lạnh đối với động cơ sử dụng xăng E10 và xăng sinh học có tỷ lệ ethanol E100 lớn hơn 10%.

- Nghiên cứu phát triển hệ thống nhiên liệu linh hoạt nhằm đáp ứng sựđa dạng hóa về nhiên liệu và sử dụng xăng sinh học ở bất kỳ tỷ lệ ethanol nào.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Bài giảng “Nhiên liệu thay thế dùng cho động cơ đốt

trong”, Trường Đại học Bách khoa Hà nội.

[2] PGS.TS. Lê Anh Tuấn, “Thử nghiệm nhiên liệu gasohol E5 và E10 trên ôtô và xe

máy”, Báo cáo kết quả hợp đồng số: 05-07/HĐ/ĐHBK-PTN ĐCĐT

[3] PGS.TS. Phạm Minh Tuấn, Khí thải động cơ và ơ nhiễm môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2008.

[4] QCVN 1: 2009/BKHCN, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và NLSH”.

[5] TCVN 7716 “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và NLSH”.

[6] Thủ Tướng Chính Phủ, 2007, Quyết định 177/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề

án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”.

[7] A Testing Based Assessment to Determine Impacts of a 20% Ethanol Gasoline Fuel Blend on the Australian Passenger Vehicle Fleet. Report to Environment

Australia

[8] Frank Rosillo – Calle, et al; Aglobal overview of vegetable oils, with reference to

biodiesel; A Report the IEA Bioenergy Task 40, 2009

[9] OECD/FAO; Chapter 3-Biofuels, OECD – FAO Agricultural Outlook 2011 – 2020; 2011.

[10] Richard L. Bechtold; Alternative Fuels Guidebook – Properties, Storage,

Dispensing, and Vehicle Facility Modifications; SAE International, 1997.

[11] Website http://hepa.gov.vn

[12].Website http:// www.methanol.org/ [13] Website http:// www.khoahoc.com.vn

[14] Website http:// www.petrotimes.vn/thuong-truong/2011/03/taxi-dau-khi- khong- bi-anh-huong-boi-gia-xang-dau

[15] Website http:// www.tcvn.info.org.vn [16] Website http:// www.vr.org.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nhiên liệu e10 tới độ bền động cơ ô tô (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)