Môi trường và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam (Trang 25 - 28)

II. HIỆUQUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM

2. Xét trên phương diện xã hội

2.2. Môi trường và phát triển bền vững

a. Môi trường

Dường như ODA của Nhật Bản quan tâm nhiều tới khía cạnh nhân văn hơn là khía cạnh kinh tế. Các khía cạnh chính trị khơng bộc lộ rõ trong hiến chương của ODA như thời kỳ trước những năm 90 mà nó ẩn chứa một nội dung kinh tế một cách khéo léo hơn. Tuy vậy, trong bối cảnh quốc tế mới, ODA của Nhật Bản sẽ phải tiếp cận tới vấn đề kinh tế tồn cầu, dẫn đến lợi ích của Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Chúng ta phải thừa nhận rằng, vấn đề môi trường và dân số là những vấn đề quan trọng mang tính tồn cầu đối với tất cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Do vậy, tất cả các nước phải phối hợp với nhau để giải quyết nó như các vấn đề mang tính chung của nhân loại trong thế kỷ tới. Điều đó có nghĩa là ODA của Nhật Bản sẽ chủ trương ủng hộ mọi nỗ lực mà các nước đang phát triển đang thực hiện để vượt qua những vấn đề trên.

Tại Cần Thơ và Đà Nẵng, các thiết bị đo mực nước, các bộ cảm biến và các camera được lắp đặt để kiểm tra và giám sát các mực nước tại các sông và bãi biển. Trong khi đó, tại Hà Nội, các thiết bị cảm biến và các camera được lắp đặt tại tịa nhà của Khách sạn Melia và Cơng ty Panasonic. Những thiết bị này thu thập thông tin hàng giờ và chuyển các thông tin đó về trung tâm dữ liệu nằm tại sở thơng tin và truyền thông các tỉnh trên, qua hệ thống Internet không dây. Chuyên gia tại Trung tâm sẽ xử lý các thơng tin này bằng các phần mềm, sau đó đưa ra kết quả và xây dựng kho dữ liệu. Các dữ liệu này sẽ được báo cáo lại cho các cơ quan quản lý địa phương, Trung ương và có thể được gửi đến các doanh nghiệp.

Theo đại diện của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, tổng vốn cho Dự án này chưa được tiết lộ, nhưng Chính phủ Nhật Bản tài trợ 50% và phần còn lại được tài trợ bởi các tập đoàn, tổ chức lớn của Nhật Bản như Viện Nghiên cứu Mitsubishi (MRI), NTTData, Sumitomo Corp, Toshiba, NEC, Fujitsu, Hitachi và Panasonic. Các tập đoàn này sẽ cung cấp nhiều gói cơng nghệ và kỹ thuật khác nhau cho dự án.

Hai bên thực hiện khảo sát, nghiên cứu hiện trạng và xây dựng hệ thống mạng giám sát môi trường, cảnh báo và giảm nhẹ thiên tai, tiết kiệm năng lượng, dựa trên Các công nghệ mới nhất, như truyền dẫn không dây mắt lưới, năng lượng mặt trời, tích hợp cảm biến, camera giám sát, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu đám mây, ứng dụng công nghệ thông tin xanh tại trung tâm dữ liệu… Các công nghệ liên quan tới dữ liệu điện tốn đám mây như tích hợp, lưu trữ, xử lý, trao đổi do phía Việt Nam cung cấp và được tích hợp với các thiết bị của Nhật Bản.

Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, kết quả của dự án thí điểm là cơ sở quan trọng để hai chính phủ tiếp tục xem xét và cấp nguồn vốn vay ưu đãi mở rộng hệ thống mạng giám sát môi trường và cảnh báo thiên tai cho các địa phương tại Việt Nam cũng như nhân rộng mơ hình cho các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á như Philippines, Indonesia và Thái Lan.

b. Phát triển bền vững

Bộ trưởng Gemba Koichiro khẳng định, Nhật Bản tiếp tục coi Việt Nam là một đối tác hàng đầu về ODA và Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì ODA ở mức cao cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như hỗ trợ tăng trưởng và tăng cường năng lực cạnh tranh, phịng chống thiên tai, ứng phó thảm họa, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường…Thêm vào đó, Nhật Bản

cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam hoàn thành mục tiêu cơ bản trở thành nước cơng nghiệp hóa vào năm 2020.

Bên cạnh đó, hai bên cũng đã nhất trí tăng cường hợp tác quốc phịng và an ninh trên biển, trao đổi và đạt nhất trí về một loạt các biện pháp để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược, cụ thể là duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước, khơng ngừng hồn thiện và phát huy vai trò của các cơ chế đối thoại hiện có; tiếp tục hợp tác triển khai hiệu quả các thỏa thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước, đặc biệt là các dự án phát triển hạ tầng cơ sở lớn như đường bộ cao tốc Bắc-Nam, cảng Lạch Huyện, sân bay Long Thành, các dự án hợp tác kinh tế trọng điểm như xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, khai thác và chế biến đất hiếm …

Hai bên cũng đã nhất trí hồn thiện hơn nữa mơi trường đầu tư tại Việt Nam nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có đầu tư từ Nhật Bản. Từ đầu năm đến nay, Nhật Bản là nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam với 126 dự án cấp mới và 38 dự án tăng vốn, đưa tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm lên tới 4,16 tỷ USD.

Về thương mại, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam cùng với Trung Quốc và Mỹ, với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 2011 đạt trên 21 tỷ USD và vốn đầu tư cam kết của Nhật Bản lên đến 26 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản ước tăng 41,6% so với cùng kỳ năm ngoái, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam với tỷ trọng chiếm 12,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này.

Các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất sang Nhật Bản là dầu thô, cà phê, chè, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ và đồ gỗ gia dụng,....Trong đó, chỉ riêng 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là dầu thơ, hải sản và dệt may đã chiếm tới 70% - 91% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng cũng mới chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ của thị trường Nhật Bản đối với các mặt hàng này.

Về hợp tác công nghiệp, Nhật Bản hiện cũng là đối tác hàng đầu của Việt Nam với những tiềm năng của một nước có cơng nghệ nguồn, đặc biệt là công nghiệp chế tạo.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w