III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VÀ NÂNG CAO
2. Giải pháp nâng cao hiệuquả sử dụng vốn ODA tại Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó nguồn vốn ODA có vai trị rất quan trọng đ ối với sự phát triển kinh tế xã hội của đấ t nước. Đây sẽ là nguồn tài nguyên chủ yếu để Chính phủ đầu tư tái thiết cơ sở hạ tầng đang trên đà xuống cấp, lạc hậu nghiêm trọng và cần được khẩn trương nâng cấp, đổi mới để đáp ứng yêu cầu ph át triển kinh tế xã hội nói ch ung và mở rộng th u h út vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi nói riêng. ODA cũng là nguồn tài trợ cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tiềm năng của các nguồn tài nguyên, thực trạng kinh tế xã hội, tình hình của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, những thông tin thu thập,được sẽ là căn cứ xác đáng cho quản lý vĩ mô. Nhận thức được vai trị của nguồn vốn ODA đối với cơng cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chúng ta đã có một số thành cơng lớn trong cơng tác vận động đầu tư và là dấu hiệu chứng tỏ sự ủng hộ của quốc tế đối với công cuộc cải cách kinh tế xã hội đang được thực hiện có kết quả tại Việt Nam. Tuy nhiên có được nguồn vốn mới chỉ là tiền đề, điều quan trọng hơn hết là làm thế nào để hấp thụ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nói trên. Để
góp phần xử lí vấn đề này cần phải thực hiện cho được những biện pháp sau:
Thứ nhất, cần th ay đổi nh ận thức về vai trò và b ản chấ t của viện trợ nước ngồi. Tính chất ưu đãi của nguồn vốn ODA (thời gian, lãi suất) thường làm cho các cơ quan trong nước (quản lí tiếp nhận) có quan niệm hết sức dễ dãi và chủ quan về sự phân phối và sử dụng nguồn vốn này. Họ không chú ý đến yêu cầu hiệu quả, bỏ qua yếu tố chi phí thời cơ trong thẩm định, đánh giá dự án, chưa quan tâm đầy đủ đến việc xác định các ưu tiên đầu tư, vẫn còn dựa dẫm chủ yếu vào nguồn vốn nước ngoài và xem nhẹ sự đối ứng của nguồn vốn trong nước, triển khai dự án chậm có khi cịn lãng phí. Những quan niệm sai lầm trên cần sớm được chấn chỉnh, luôn luôn lưu ýrằng đây là nguồn vốn phải hồn trả vốn gốc và lãi vì vậy nếu sử dụng kém hiệu quả vẫn có thể rơi vào khủng hoảng nợ nần như đã xảy ra ở nhiều nước.
Thứ hai, thiết lập các định hướng ưu tiên đầu tư và tiến hành
nghiên cứu khảthi từng dự án chặt chẽ. Cần tránh xu hướng dàn trải viện trợ nước ngoài trên một diện rộng bao quá nhiều lĩnh vực, ngành hay địa phương. Trong điều kiện nguồn vốn hạn chế, để nguồnvốn phát huy hiệu quả nhanh và rộng, nên tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực, vùng lãnh thổ có lợi thế tương đối và có khả năng gây tác động phát triển lớn.
Thứ ba, tăng cường nguồn lực đối ứng trong nước. Khả năng hấp thụ
viện trợ tuỳ thuộc vào mức độ đáp ứng của nguồn lực trong nước. Nếu các nguồn lực trong nước quá yếu kém (đ ược th ể hiện qua nguồn vốn trong nước nhỏ bé, năng lực cán bộ hạn chế, các yếu tố đầu vào thiếu thốn, hệ thống pháp lý không rõ ràng, chặt chẽ...) thì sẽ phát sinh hiện tượng viện trợ nước ngồi q tải và không được sử dụng một cách có hiệu quả. Để hấp thụ hồn tồn và có hiệuquả nguồn ODA mà cộng đồng
quốc tế đã cam kết cần sớm khắc phục và cải thiện những vấn đề còn tồn tại nêu trên.
Thứ tư, cải tiến cơ chế quản lý và điều phối viện trợ.Viện trợ nước ngồi
có liên quan đến nhiều cơ quan chức năng ở trong nước kể từ lúc vận động kinh tài trợ cho đến khi hoàn tất cam kết hoàn trả cho nên thiết lập một cơ chế nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, thông suốt của cả một hệ thống tổ chức có liên quan đến việc trợ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Ngồi ra cịn phải xác định khả năng trả nợ cả gốc và lãi trong tương lai để xây dựng kế hoạch trả nợ, cập nhật các thơng tin trong và ngồi nước về sự biến động của các nhân tố có khả năng tác động đến nguồn vốn vay để xử lý kịp thời và có nhữngquyết định đúng đắn tránh tình trạng lỗ do những tác động của những nhân tố khách quan khi dự án đã đi vào hoạt động.
KẾT LUẬN
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được xem là đối tác quan trọng của Nhật Bản và mối quan hệ đó được xem là mối quan hệ đối tác chiến lược. Cả Việt Nam và Nhật Bản đã tìm thấy ở nhau những điều kiện thuận lợi cũng như lợi ích kinh tế của bản thân mỗi nước khi xây dựng, phát triển và củng cố mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước. Quan hệ kinh tế Nhật Bản – Việt Nam đã thực sự đi vào thế ổn định, phát triển từ năm 1992 và có nhiều triển vọng tốt đẹp, bao gồm cả thương mại đầu tư và viện trợ với những chuyển biến không những về mặt kinh tế mà cịn về ngoại giao và chính trị của hai nước.
Xu thế hòa nhập, hợp tác của khu vực và thế giới là điều kiện hết sức quan trọng để thúc đẩy quan hệ Việt - Nhật. Nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam khơng nằm ngồi xu thế này. Chính phủ Việt Nam đã và đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Từ khi nối lại viện trợ đến nay, rất nhiều cơng trình hạ tầng về giao thơng, điện lực, môi trường, phát triển nông thơn đã hồn thành và đạt mức nhiều hơn mong đợi. Song song với việc cung cấp nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, phía Nhật Bản cịn thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật để đào tạo con người, giúp cải thiện cơ chế chính sách. Thực hiện đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn thế giới, khắc phục những yếu kém về môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý… tạo điều kiện cho dịng vốn quốc tế nói chung, của Nhật Bản nói riêng chảy vào thị trường Việt Nam.
Bài viết đã nêu rõ vai trò và hiệu quả sử dụng vốn ODA từ Nhật Bản trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, đồng thời qua đó nêu lên những thành tựu cũng như chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong việc tiếp
nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Trên cơ sở đó, Nhà nước ta phải có những biện pháp nhằm thu hút vốn ODA nói chung và nguồn vốn viện trợ của Nhật Bản nói riêng hơn nữa trong tương lai.
Trong giới hạn của một đề tài tiểu luận, chúng em không thể đề cập được hết tất cả các vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam.Với kiến thức còn hạn chế, chúng em chưa thể đưa ra được hết các biện pháp nhằm tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; trong q trình nghiên cứu khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong được sự góp ý chân thành của cơ giáo và các bạn để có điều kiện hồn thiện, bổ sung trong những lần nghiên cứu sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế phát triển , tác giả Thạc sĩ Phạm Ngọc Linh, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân , ( tr216-tr 219 )
2. Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam , tạp chí khoa học cơng nghệ Đại Học Đà Nẵng - SỐ 2(31).2009
3. Định hướng sử dụng ODA, tác giả Lê Quốc Hội , Giảng viên Đại học Kinh tế quốc dân (NEU), Nghiên cứu viên Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF),Thông tấn xã VN 4. Các trang web: - http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=12129 - http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/090408.html - http://www.gso.gov.vn/default.aspx? tabid=387&idmid=3&ItemID=12834 - http://www.gso.gov.vn/default.aspx? tabid=387&idmid=3&ItemID=12857 - http://ven.vn/tabid/77/newsid/14757/seo/toc-do-giai-ngan-oda-tai-viet- nam-duoc-danh-gia-cao/language/vi-VN/Default.aspx - http://vccinews.vn/?page=detail&folder=121&Id=4732 - http://egov.laocai.gov.vn/sites/ttxuctien/dautu/LaoCaicohoiDTKD/Tran g/634051418895860000.aspx - http://www.binhthuan.gov.vn/wps/portal/! ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3hnd0cPE3MfAwP_A HMLA09nd1-nEEM3d38_Q_2CbEdFABrUVC0!/? WCM_PORTLET=PC_7_CGAH47L0008170ICGDCHRL08E1_WC
M&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/bt_vi/bt_noi_dung/tin_tuc/tin_ktx h/tin_ktxh_ke_hoach_dinh_huong/272f97004142bac38c65dd0731553 5f8 - http://cafef.vn/20110628081654131CA33/tphcm-von-oda-cho-ha-tang- ngay-cang-lon.chn - http://skhdt.baclieu.gov.vn/oda/Lists/Posts/Post.aspx?List=3132fc56- af7d-4701-863a-db401271a6c9&ID=6 - http://doanhnghiephaiphong.vn/news/Van-hoa/Cang-bien-Hai-Phong- sau-cu-huych-tu-dong-von-ODA-Nhat-Ban-3007.htm -