II. HIỆUQUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM
2. Xét trên phương diện xã hội
2.3 Lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa
Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, nguồn vốn ODA Nhật Bản cũng được ưu tiên sử dụng cho lĩnh vực văn hóa, giáo dục, sức khỏe và dịch vụ y tế. Cùng với đó, một số lượng lớn chun gia và người tình nguyện Nhật Bản hiện đang hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực phát triển xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo.
Về lĩnh vực văn hóa truyền thơng, nguồn vốn ODA của Nhật Bản tập trung đẩy mạnh cơng tác phát triển tồn diện con người đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa. Trên cơ sở đó, nguồn vốn được sử dụng chủ yếu cho các dự án xây dựng mạng lưới phủ sóng truyền hình khắp mọi miền đất nước của Đài Truyền Hình Việt Nam, lắp đặt đường dây liên lạc của các nhà cung cấp mạng điện thoại cố định, Internet. Nhờ vậy mà các hoạt động văn hóa thơng tin, thể dục thể thao được triển khai rộng khắp cả nước, đời sống tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
Về giáo dục, nguồn vốn này tập trung chủ yếu vào việc xây dựng, sửa chữa trường lớp, trang bị đồ dùng học tập cho trường học nhất là các trường ở vùng núi cao, hải đảo, giáo dục tiểu học cho các trẻ em có hồn cảnh khó
khăn, nâng cao trình độ dân trí và mở rộng quy mơ đào tào nghề cho người lao động. Điều này đã góp một phần khơng nhỏ trong việc duy trì và củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đạt được từ năm 2000, và tiến tới mục tiêu hoàn thành phổ cập bậc trung học cơ sở, và nâng tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đạt mức 94% năm 2009, tăng 4% so với năm 1999 (theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê). Bên cạnh đó, thơng qua nguồn vốn ODA, Nhật Bản cũng cung cấp một số lượng đáng để học bổng để đào tạo đại học và sau đại học cho các sinh viên và cán bộ khoa học – kĩ thuật của Việt Nam. Đồng thời, để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp, Nhật Bản đã xây dựng “Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC” và có nhiều chương trình hợp tác, đào tạo với một số trường đại học của Hà Nội.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế cũng đạt được những bước tiến triển mới nhờ nguồn vốn ODA. Nhật Bản hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ y tế của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Phụ sản góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Ngoài ra, Nhật Bản cũng giúp Viện vệ sinh dịch tễ trung ương (NHIE) xây dựng phịng xét nghiệm an tồn sinh học cấp độ 3 cũng như liên kết với các cơ quan nghiên cứu của Nhật Bản tiến hành hợp tác về kỹ thuật và học thuật. Ở các tỉnh thành khác trên cả nước, nguồn vốn này được sử dụng để hỗ trợ trang thiết bị, hạ tầng cơ sở phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, tăng cường năng lực và chất lượng y tế đồng bộ. Đặc biệt có thể kể đến là dự án cung cấp thiết bị cho Bệnh viện Đa khoa Cà Mau với tổng nguồn vốn là 3 triệu USD năm 2010. Việc tăng cường và nâng cao chất lượng cơng tác y tế đã góp phần giảm thiểu đáng kể tình trạng mắc và lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 33,1% năm 2000 xuống 18,9% năm 2009. Mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế tăng rõ rệt,
số lượt khám bệnh bình quân một người dân tăng từ 1,87 lượt năm 2001 lên 2,4 lượt năm 2008 (theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê).