CHƢƠNG 2 : LÝ THUYẾT VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
3.1. Những vấn đề chung về thuế quan
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuế quan. Theo từ điển chính sách thương mại quốc tế: “thuế quan là nghĩa vụ nộp hoặc thuế đánh vào hàng hóa tại biên giới khi hàng hóa đi từ một lãnh thổ hải quan (thông thường là một nước) sang lãnh thổ
hải quan khác”. Hoặc theo Dominick Salvatore: “Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hóa khi nó được vận chuyển xuyên qua biên giới quốc gia”.
Thuế quan là biện pháp, công cụ quan trọng nhất và mang tính cổđiển nhất để
thực hiện chính sách thương mại và bảo hộ thịtrường nội địa.
3.1.2. Phân loại
Thuế quan có thểđược phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Theo mục đích đánh thuế, thuế quan được chia thành thuế quan tài chính và thuế quan bảo hộ. Trong đó, thuế quan tài chính là thơng qua việc đánh thuế
nhằm đem lại nguồn thu cho ngân sách, còn thuế quan bảo hộ là thông qua việc đánh thuế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
Theo đối tượng đánh thuế, thuếquan được chia thành ba loại: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế quá cảnh. Thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng hóa
hoặc nguyên vật liệu ở thời điểm chúng rời lãnh thổ hải quan quốc gia. Thuế
nhập khẩu là thuếđánh vào sản phẩm nhập khẩu tại biên giới. Thuế quá cảnh là thuếđánh vào hàng hóa khi đi qua lãnh thổ của một nước trung gian.
Theo phương pháp tính thuế, thuế quan được chia thành ba loại: thuế quan tính theo số lượng (thuế đặc định), thuế quan tính theo giá trị và thuế quan hỗn hợp. Đại đa số các quốc gia sử dụng phương pháp thuế quan tính theo giá trị. Do nhiều nước ít đánh thuế vào hàng hóa xuất khẩu, hoặc nếu đánh thuế thì
cũng đánh rất ít vào các sản phẩm xuất khẩu nên khi nói đến thuế quan là
đồng nghĩa với thuế nhập khẩu.
3.2. Thuế nhập khẩu 3.2.1. Thuếđặc định