Các biện pháp quản lý giá

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 56 - 58)

CHƢƠNG 4 CÁC HÀNG RÀO THƢƠNG MẠI PHI THUẾ QUAN

4.2. Các hàng rào phi thuế quan không định lượng

4.2.2. Các biện pháp quản lý giá

Các biện pháp quản lý giá nhập khẩu hay giá bán trong nước có thể có tác

57

Phương thức định giá hi quan: Phương thức định giá hải quan là hàng rào phi thuế quan kỹ thuật dễ nhận thấy nhất. Nếu thực hiện tính thuế theo giá trị hàng hóa, bằng cách định giá hàng nhập khẩu ở mức giá cao hơn, nhân viên hải quan đã

tăng tiền thuế phải trả. Sử dụng phương thức định giá hải quan như là một hàng rào

thương mại chỉ làm tăng chi phí nhập khẩu tương tự như thuếquan nhưng không làm tăng thu nhập cho chính phủ của nước nhập khẩu. Nhiều khi nó mang tính chất chuyển đổi thuế hải quan. Biện pháp này được xóa bỏ đối với các quốc gia là thành

viên WTO sau vòng đàm phán Tokyo.

Quy định giá bán tối đa trong nước: Để cản trở một số loại hàng hóa nhập khẩu, cơng cụ quy định giá bán tối đa trong nước có thể được sử dụng. Bằng cách

quy định giá bán tối đa cao, người tiêu dùng phải chịu chi phí bổ sung so với mức giá cân bằng sẽ cắt giảm tiêu dùng và ngược lại, qui định giá bán tối đa trong nước thấp,

người nhập khẩu sẽ không đạt được lợi nhuận mong muốn nên cũng cắt giảm sản lượng nhập khẩu. Biện pháp này thường áp dụng cho các hàng hóa tiêu dùng hoặc

đầu vào thay thế nhập khẩu. Các cửa hàng đồ uống địa phương ở Canada với độc quyền bán rượu đã quy định giá cao hơn đối với rượu nhập khẩu nhằm khuyến khích tiêu thụrượu nội địa, mặc cho đó là những sản phẩm khác biệt.

Ph thu và phí: Khi tham gia các liên kết thương mại quốc tế hoặc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương hoặc song phương, các hàng rào định lượng

không được sử dụng, thuế quan phải cắt giảm thì phụ thu và các loại phí được sử

dụng. Phụ thu là một khoản thu (theo tỷ lệ % so với giá trị hàng hoá hay một số tiền tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá) áp đặt lên hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu. Tác động kinh tế của phụ thu cũng tương đương thuế quan. Chẳng hạn, phơi thép nhập khẩu có thuế quan 5% và phụ thu 4%, như vậy nhà nhập khẩu phải nộp tổng số 9%. Phụ thu làm cho giá cả nội địa của hàng hoá nhập khẩu tăng lên, làm tăng chi phí của

người tiêu dùng, nhu cầu giảm, sản lượng nhập khẩu giảm và người sản xuất trong

nước tăng sản lượng và bán với giá cao hơn. Danh mục các mặt hàng và loại dịch vụ

nhập khẩu tính phụ thu khơng cố định nên có thể áp đặt bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết và các nước xuất khẩu rất khó đối phó. Khác với phụ thu, phí là khoản thu để thực hiện các dịch vụ trong thương mại quốc tế. Phí qui định rất khác nhau với các hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu khác nhau. Nhìn chung phí khơng phân biệt giữa các loại công việc thực hiện nên để cản trở thương mại quốc tế, có thể qui định mức phí

cao hơn và khác nhau cho các hàng hố theo thị trường. Hiện nay, Hoa Kỳ là quốc gia sử dụng rộng rãi các loại phí như hàng rào thương mại, bao gồm phí hải quan, phí cảng biển, phí xây dựng, v.v.

58

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)