Bộ luật hình sự Vương Quốc Thụy Điển

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam (Trang 33 - 36)

Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển gồm ba phần:

phạt. Tội vu khống được quy định tại Điều 1, Điều 2 chương 5-Các tội xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.

Điều 1 quy định:

Người nào tố cáo người khác phạm tội hoặc đáng chê trách do lối sống của mình hoặc bằng các hình thức khác loan truyền thông tin nhằm làm mất danh dự của người đó thì bị phạt tiền về tội nói xấu người khác.

Người có hành vi nói trên khơng phải chịu hình phạt nếu: - Việc tố cáo và loan tin là trách nhiệm của mình;

- Căn cứ và các tình tiết, việc đưa tin là có thể biện hộ được; - Người đó chứng minh được rằng thông tin là sự thật hoặc rằng minh có lý do hợp lý để thơng tin [43].

Điều 2 quy định:

Phạm tội nói tại Điều 1 trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tiền hoặc phạt tù 2 năm.

Để xác định tính chất nghiêm trọng của tội phạm, phải đặc biệt chú ý liệu thông tin mà nội dung và phạm vi phổ biến của nó, có gây thiệt hại nghiêm trọng cho danh dự, danh phẩm của người khác không [43].

Ngồi ra, Điều 5 của Bộ luật cịn quy định:

Các tội nói từ Điều 1 đến Điều 3 có thể khơng bị truy tố trừ trường hợp có đơn yêu cầu của người bị hại. Tuy nhiên, nếu người bị hại khơng có đơn u cầu truy tố nhưng vì lợi ích cơng cộng thì cơng tố viên có thể truy tố các tội:

1. Vu khống và vu khống người khác trong trường hợp nghiêm trọng;

2. Làm nhục nhà chức trách hoặc lăng mạ nhà chức trách khi thi hành cơng vụ;

3. Làm nhục người khác vì lý do sắc tộc, màu da, nguồn gốc dân tộc hoặc tơn giáo của người đó;

4. Làm nhục người khác vì lý do bệnh đồng tình luyến ái của người đó.

Hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm người đã chết có thể bị truy tố theo yêu cầu của người vợ hoặc chồng còn sống, những người thừa kế trực tiếp, cha, mẹ hoặc anh chị em ruột của người chết. Công tố viên phải truy tố hành vi nói trên; việc truy tố là vì lợi ích cơng cộng do nhũng lý do đặc biệt.

Hành vi xúc phạm nguyên thủ quốc gia của một nước ngoài hiện đang ở Thụy Điển hoặc đại diện của một nước ngồi tại Thụy Điển có thể bị truy tố theo các Điều 1 – 3 nói trên [43].

Như vậy, về cơ bản tội vu khống trong pháp luật hình sự Vương quốc Thụy Điển giống với tội vu khống trong pháp luật hình sự Việt Nam, như là: đều quy định người phạm tội phải có hành vi bịa đặt, loan truyền điều biết rõ là bịa đặt hoặc tố cáo người khác phạm tội nhằm làm mất danh dự của họ; đều quy định hai khung hình phạt: khung cơ bản và khung tăng nặng. Tuy nhiên vẫn có những điểm khác nhau như sau:

Thứ nhất: hình phạt ở khung cơ bản của tội vu khống trong Bộ luật

hình sự Vương quốc Thụy Điển chỉ là hình phạt tiền cịn ở khung cơ bản của tội vu khống trong Bộ luật hình sự Việt Nam là hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù.

Mức hình phạt tù cao nhất ở khung tăng nặng đối với tội vu khống trong Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển là hai năm tù nhẹ hơn so với mức hình phạt cao nhất ở khung tặng nặng của tội vu khống trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

phạm danh dự và nhân phẩm người đã chết. Điểm này khác với pháp luật hình sự Việt Nam nhưng giống với pháp luật hình sự Nhật Bản.

Thứ ba: Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển cịn quy định trường

hợp vì lợi ích cơng cộng, cơng tố viên phải truy tố về tội vu khống và vu khống người khác trong trường hợp nghiêm trọng, trường hợp này không được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)