Bộ luật hình sự Liên Bang Nga năm 1996 được sửa đổi bổ sung năm 2003, 2009, 2010 và tội vu khống được quy định tại Điều 129, chương 17- các tội xâm phạm quyền tự do, danh dự và nhân phẩm cá nhân. Điều 129 quy định như sau:
1. Vu khống tức là lan truyền những thông tin mà hiển nhiên là giả dối nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm hoặc làm tổn hại thanh danh của người khác thì bị phạt tiền đến tám mươi nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến sáu tháng, hoặc phạt lao động bắt buộc từ một trăm hai mươi giờ đến một trăm tám mươi giờ, hoặc lao động cải tạo đến một năm, hoặc phạt hạn chế tự do cũng đến một năm.
2. Vu khống thể hiện trong các phát biểu công khai, được công bố công khai trên các ấn phẩm hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng thì bị phạt đến một trăm hai mươi nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến một năm, hoặc phạt lao động bắt buộc từ một trăm tám mươi giờ đến hai trăm bốn mươi giờ, hoặc lao động cải tạo từ một đến hai năm, hoặc phạt hạn chế tự do đến hai năm, hoặc phạt giam từ ba đến sáu tháng.
3. Vu khống gắn với cáo buộc một người phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ một trăm nghìn rúp đến ba trăm nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án từ một đến hai năm, hoặc phạt hạn chế tự do đến ba năm, hoặc phạt giam từ bốn tháng đến sáu tháng, hoặc phạt tù đến ba năm [42].
Như vậy, theo quy định tại Điều 129 cho thấy tội vu khống được quy định trong Bộ luật hình sự Liên Bang Nga giống như tội vu khống được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, đều là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều khơng có thực nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Tuy vậy nó vẫn có những điểm khác như sau:
Thứ nhất, theo như Bộ luật hình sự Việt Nam thì các tội xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của con người được quy định cùng một chương và tội vu khống được quy định trong chương này. Còn Bộ luật hình sự Liên Bang Nga thì được tách ra làm hai chương riêng: chương 16 quy định về các tội xâm phạm tính mạnh và sức khoẻ; chương 17 quy định về các tội xâm phạm tự do, danh dự và nhân phẩm cá nhân; tội vu khống được quy định trong chương 17 về các tội xâm phạm tự do, danh dự và nhân phẩm cá nhân.
Thứ hai: mỗi hành vi có một hình phạt tương ứng, điều này trong Bộ
luật hình sự Việt Nam khơng quy định:
+) Lan truyền những điều khơng có thực thì bị phạt tiền đến tám mươi nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến sáu tháng, hoặc phạt lao động bắt buộc từ một trăm hai mươi giờ đến một trăm tám mươi giờ, hoặc lao động cải tạo đến một năm, hoặc phạt hạn chế tự do cũng đến một năm.
+) Nếu hành vi bịa đặt đó được thể hiện trong các phát biểu công khai, được công bố công khai trên các ấn phẩm hoặc trên các phương tiện thơng tin
đại chúng thì bị phạt đến một trăm hai mươi nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án đến một năm, hoặc phạt lao động bắt buộc từ một trăm tám mươi giờ đến hai trăm bốn mươi giờ, hoặc lao động cải tạo từ một đến hai năm, hoặc phạt hạn chế tự do đến hai năm, hoặc phạt giam từ ba đến sáu tháng.
+) Nếu cáo buộc một người phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ một trăm nghìn rúp đến ba trăm nghìn rúp hoặc bằng lương hay bằng thu nhập khác của người bị kết án từ một đến hai năm, hoặc phạt hạn chế tự do đến ba năm, hoặc phạt giam từ bốn tháng đến sáu tháng, hoặc phạt tù đến ba năm
Qua việc nghiên cứu trên đã cho thấy việc quy định tội vu khống trong Bộ luật hình sự các nước: Nhật Bản, Vương Quốc Thụy Điển, Trung Quốc, Liên Bang Nga… rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của từng nước.
Chương 2
TỘI VU KHỐNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ